Việc khai thác thuỷ sản không có giấy phép cũng có thể khiến người vi phạm bị tước quyền sử dụng chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá.
Ngoài ra, Nghị định số 38/2024/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Không mang giấy phép khai thác thủy sản (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) khi tàu cá hoạt động khai thác thủy sản; sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 12m để khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong giấy phép khai thác thủy sản (GPKTTS); sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 12m khai thác thủy sản trong nội địa mà không có GPKTTS hoặc giấy phép đã hết hạn.
Mức phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng được áp dụng đối với một trong các hành vi: Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 12m khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam mà không có GPKTTS hoặc giấy phép đã hết hạn; sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong GPKTTS; sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên khai thác thủy sản trong nội địa mà không có GPKTTS hoặc giấy phép đã hết hạn.
Các vi phạm sau sẽ bị phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng: Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m khai thác thủy sản trong nội địa và trong vùng biển Việt Nam mà không có GPKTTS hoặc giấy phép đã hết hạn; sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong GPKTTS.
Mức phạt sẽ là 60 - 100 triệu đồng nếu tái phạm các hành vi này hoặc vi phạm hành chính nhiều lần.
Tùy theo mức vi phạm, chủ tàu còn có thể bị tịch thu thủy sản khai thác, tịch thu ngư cụ hoặc tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá...
Các mức phạt tiền nêu trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền cao gấp đôi.
Bình luận