• Zalo

Hơn 20 năm công nghiệp ô tô vẫn dang dở và cú vươn mình của VinFast

Kinh tếThứ Hai, 01/10/2018 07:08:00 +07:00Google News

Sau 20 năm phát triển, ngành ô tô Việt Nam gần như đứng im tại chỗ, tuy nhiên mọi chuyện sắp thay đổi khi người Việt đã có một thương hiệu ô tô riêng của mình - VinFast.

Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam tới năm 2010, tầm nhìn năm 2020.

Mục tiêu của Quyết định này là phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, làm tăng tỷ lệ nội địa hóa, thậm chí là hướng tới xuất khẩu ô tô ra thị trường thế giới.

Không thể thiếu công nghiệp ô tô

Tuy nhiên, sau hơn 20 năm ký Quyết định, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam gần như dậm chân tại chỗ.

Trong một buổi hội thảo diễn ra vào tháng 11 năm ngoái, TS Trần Hữu Nhân, Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật ô tô - Máy động lực, Đại học Bách khoa TP.HCM cho rằng, sau 20 năm bảo hộ, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn cứ loay hoay ở mức độ lắp ráp và tăng tỷ lệ nội địa hóa. 

vin

VinFast đang trở thành niềm tin của người Việt.

Trong khi đó, chính Bộ Công thương cũng thẳng thắn thừa nhận mục tiêu đạt tỉ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi 60% vào năm 2010 đã hoàn toàn thất bại. Đến nay, tỷ lệ này mới đạt bình quân khoảng 18%.

Mặc dù Việt Nam có một số doanh nghiệp tạm gọi là ô tô “nội” như Vinaxuki, Thaco hay Thành Công nhưng chỉ dừng lại ở mức gia công, lắp ráp cho các thương hiệu nước ngoài. Chưa có một doanh nghiệp nào cho ra một dòng xe thương mại đúng nghĩa là “ô tô Việt Nam”.

Tuy nhiên, chỉ gia công, lắp ráp giản đơn thì không thể có ngành công nghiệp ô tô và không thể mang lại giá trị cao cho đất nước. Như chúng ta đã biết, cho đến tận bây giờ, Việt Nam luôn đau đầu với câu chuyện “Chỉ biết gia công”. Ngay cả những ngành thế mạnh, mang về giá trị xuất khẩu lên đến tỷ đô như dệt may và giầy da vẫn chỉ dừng ở mức gia công.

Mà gia công lại là khâu mang lại giá trị thấp nhất trong chuỗi giá trị. Nhiều chuyên đã “ước gì” chúng ta làm được nhiều khâu hơn trong chuỗi giá trị dệt may, giầy da thì lợi ích chúng ta mang lại từ những ngành này sẽ cao gấp bội.

Với ngành ô tô, thoát khỏi gia công, lợi ích đất nước nhận được sẽ càng to lớn hơn. Lợi ích đầu tiên phải kể đến chính là nguồn thu ngoại tệ và lợi nhuận sẽ tăng vọt. Thứ hai, và quan trọng hơn chính là chúng ta đã tạo nên một ngành công nghiệp ô tô vững chắc.

va

 Chỉ gia công, lắp ráp giản đơn thì không thể có ngành công nghiệp ô tô 

Ngành công nghiệp ô tô không chỉ dừng lại ở công đoạn lắp ráp như Vinaxuki, Thaco hay Thành Công vẫn đang làm. Nó phải bao gồm từ sản xuất từng linh kiện, phụ tùng, công cụ, dụng cụ nhỏ nhất như ốc vít, gương, bọ dán cánh cửa xe,… đến những bộ phận phức tạp hơn như động cơ, nội thất,…

Các doanh nghiệp hoạt động trong nước phải cung cấp đủ tất cả các linh kiện, phụ tùng để sản xuất  một chiếc xe thì nền công nghiệp ô tô mới hình thành. Có nền công nghiệp ô tô, doanh nghiệp, khách hàng và cả nền kinh tế sẽ được hưởng vô vàn lợi ích.

Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm phụ trợ có đầu ra để tự tin đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp ô tô không phải nhập khẩu linh kiện khiến chi phí đầu vào giảm, giúp giá thành và giá bán giảm. Từ đó, khách hàng là người được hưởng lợi. Khách hàng và doanh nghiệp được hưởng lợi tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Kết quả là cả nền kinh tế được hưởng rất nhiều lợi ích.

ĐỌC THÊM THÔNG TIN VỀ XE VINFAST TẠI ĐÂY:

Như vậy, có thể khẳng định, sự phát triển công nghiệp ô tô là VÔ CÙNG cần thiết cho nền kinh tế.

Trông chờ VinFast

Năm 2015, Campuchia chính thức giới thiệu mẫu xe điện đầu tiên tại quốc gia này đã khiến người Việt “tổn thương” hơn bao giờ hết. Với niềm tự hào dân tộc, rất nhiều người Việt mong muốn các doanh nghiệp nội bứt phá để cho ra những sản phẩm “thuần Việt”, thương hiệu Việt và do Việt Nam sản xuất.

Tại thời điểm 2010 - 2012, Việt Nam “suýt” chút nữa đã có một dòng xe thương mại cho riêng mình là Vinaxuki. Bản thân ông Bùi Văn Huyên, Chủ tịch HĐQT của Vinaxuki có thừa tham vọng để biến giấc mơ ô tô Việt Nam trở thành hiện thực. Tuy nhiên, giấc mơ đó vẫn còn dang dở.

Tháng 9/2017, Tập đoàn Vingroup quyết định dấn thân vào mảng ô tô – xe máy, xe điện và đặt tên cho dòng sản phẩm của mình là “VinFast”. Theo kế hoạch của doanh nghiệp này, sau 1 năm phát triển sẽ cho ra mẫu ô tô đầu tiên mang thương hiệu Việt.

Lãnh đạo của VinFast tuyên bố, hãng sẽ bắt đầu tiếp nhận các đơn hàng từ đầu năm 2019, tiến tới xuất khẩu xe ra nước ngoài.

DJI_0032_2

VinFast như một “tay mơ” trong ngành sản xuất ô tô, song thực tế đã cho thấy, lãnh đạo của Vingroup không chỉ biết sử dụng “võ mồm”.

Tại thời điểm đó, rất nhiều ý kiến hoài nghi về tham vọng của ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup) khi đưa ra một quyết định khá táo bạo và có phần vội vã.

Tức là, chỉ trong vòng 1 năm, Vinfast sẽ phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhà máy, công xưởng, rồi tuyển nhân công, người lao động, kỹ sư,… đó là chưa kể đến dàn lãnh đạo cùng các hạ tầng đi kèm của VinFast.

Sự hoài nghi này không phải là không có căn cứ. Bởi lẽ, bản thân Tập đoàn Vingroup “nổi tiếng” nhờ việc kinh doanh bất động sản, khu nghỉ dưỡng, giáo dục, bệnh viện,… không phải là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng cơ khí, ngành công nghiệp nặng.

Chính vì vậy, VinFast như một “tay mơ” trong ngành sản xuất ô tô, song thực tế đã cho thấy, lãnh đạo của Vingroup không chỉ biết sử dụng “võ mồm”.

VinFast1_ZITK

VinFast chuẩn bị công bố thông tin chính thức về 2 mẫu SUV và Sedan.

Bằng các việc làm cụ thể, VinFast đã có dàn lãnh đạo “như mơ” với những gương mặt tên tuổi của ngành sản xuất ô tô thế giới, như ông Võ Quang Huệ (cựu CEO Bosh Việt Nam, một chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm cho BMW – Đức), hay ông James B..

Tiếp đến, VinFast “đi tắt, đón đầu” khi hợp tác với nhiều hãng xe danh tiếng như BMW, GM Việt Nam và một số đơn vị cung cấp linh kiện như LG Chem (pin xe điện) hoàn thiện chuỗi cung ứng linh kiện cho các sản phẩm của VinFast.

Để chạm được ước mơ về một chiếc ô tô Việt Nam, lãnh đạo của Tập đoàn Vingroup nói chung và VinFast nói riêng phải có đủ “tầm” mới có thể cho ra một sản phẩm ô tô hoàn thiện trong vòng chưa đầy 1 năm.

Ngoài vấn đề tiền bạc thì danh tiếng của tập đoàn Vingroup tại thị trường Việt Nam cũng là một đối trọng trong quá trình hợp tác với các đối tác, nếu không thì chưa chắc đã dễ dàng có những thỏa thuận nhanh chóng và thuận lợi đến như vậy.

Có thể nói, những bước đi của VinFast rất nhanh nhưng chắn chắn. Ban đầu, dư luận còn khá hoài nghi về kế hoạch “viễn tưởng” này của VinFast. Thế nhưng, sau khi chứng kiến ở bất cứ lĩnh vực nào từ bất động sản, giáo dục đến y tế, Vingroup đều phát triển thần tốc với những thành công rực rỡ, những nghi ngại của dư luận bắt đầu “lung lay”.

Đặc biệt, khi VinFast công bố dàn lãnh đạo, kế hoạch và thiết kế xe, dư luận thực sự đã bị chinh phục. Hơn nữa, cho đến khi, VinFast liên tục được báo ngoại ca ngợi, khách hàng không còn quan tâm đến điều gì nữa. Việc của họ là theo dõi ngày VinFast mở bán… để mua.

Video: Bên trong nhà máy VinFast có gì?

Việt Vũ
Chuyên đề: Xe Vinfast
Bình luận
vtcnews.vn