Nhằm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, Luật Bảo vệ môi trường đã dành điều 73 quy định về chính sách.
Theo đó, Luật đã thể hiện trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương.
Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.
Các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần và sản phẩm thay thế bao bì nhựa khó phân hủy sinh học được chứng nhận thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Chất thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động kinh tế trên biển phải được thu gom để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý và không được xả thải xuống biển.
Nhà nước khuyến khích việc tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa, vật liệu xây dựng, công trình giao thông; khuyến khích nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương; có chính sách thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn; tuyên truyền, vận động việc hạn chế sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần; tuyên truyền về tác hại của việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển, rác thải nhựa đối với hệ sinh thái.
Sau năm 2030, không còn sản phẩm nhựa dùng một lần
Cụ thể hóa nội dung được Luật giao, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP cũng đã quy định lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa. Cụ thể hóa nội dung được Luật giao, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP cũng đã quy định lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.
Theo đó, từ ngày 1/1/2026, không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50 cm x 50 cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 μm, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu hoặc sản xuất, nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý theo quy định tại Nghị định này.
Để giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, các văn bản pháp luật quy định, sau ngày 31 tháng 12 năm 2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định và tổ chức triển khai hoạt động quản lý chất thải nhựa; bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học trên địa bàn."
Như vậy, theo quy định trên thì ly nhựa và sản phẩm nhựa sử dụng một lần sẽ không còn được sử dụng trên toàn cả nước sau năm 2030 (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam).
Dùng ống hút giấy thay ống hút nhựa
Ống hút giấy tuy kém tiện lợi hơn so với ống hút nhựa nhưng lại phân hủy nhanh trong môi trường, góp phần giảm gánh nặng rác thải nhựa.
Để hạn chế các vật dụng làm từ nhựa dùng một lần vốn đang gây nên những tác động nghiêm trọng về môi trường, nhiều giải pháp thay thế "xanh" đã ra đời. Với các doanh nghiệp, nhất là trong ngành hàng tiêu dùng nhanh và sữa, ống hút giấy là một lựa chọn tối ưu để thay thế ống hút nhựa nhờ tính chất phù hợp với việc đóng gói, vận chuyển và sản xuất số lượng lớn. Tại Việt Nam, thương hiệu Nestlé MILO đã tham gia cuộc chuyển đổi này.
Dù vậy, sự chuyển đổi này lại đặt doanh nghiệp trước nhiều thách thức khi chi phí sản xuất cao hơn, nguồn nguyên liệu đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và không gây hại cho môi trường lần nữa. Nhưng lớn hơn cả chính là thách thức đến từ sự đón nhận của người tiêu dùng. Bởi so với ống hút nhựa, ống hút giấy được cho là khó cắm vào hộp sữa hơn hoặc dễ mềm hơn khi tiếp xúc với sữa, khó mang đến trải nghiệm sản phẩm hài lòng.
Chị Anh Thư (một bà mẹ tại quận 4, TP HCM) khá bất ngờ và có chút e ngại khi biết thông tin Nestlé MILO bắt đầu sử dụng ống hút giấy thay cho ống hút nhựa thông thường. Chị sợ rằng ống hút giấy có thể ảnh hưởng đến việc thưởng thức sữa của bé Hoàng Ân con trai chị. Tuy nhiên, sau khi trải nghiệm thực tế, nỗi lo lắng của chị đã không còn.
"Ống hút giấy của MILO vẫn có thể gập lại như bình thường mà lại chắc chắn hơn mình tưởng tượng. Dù uống một thời gian, ống hút giấy mềm đi, nhưng đây là bản chất của sản phẩm thân thiện với môi trường, nên mình giải thích một chút cho con hiểu thì con vẫn vui vẻ uống", chị Thư chia sẻ.
Bình luận