(VTC News) – Theo kế hoạch, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đường dẫn vào Depot (bến đỗ tàu, khu bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, trung tâm điều hành, trung tâm đào tạo...) phải hoàn thành trong tháng 6/2012, nhưng đang bị chậm tiến độ.
Tại hội nghị giao ban báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều nay (17/7), ông Trần Văn Lục - Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt (RPMU) thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết: “Theo kế hoạch, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đường dẫn vào Depot phải hoàn thành trong tháng 6/2012, nhưng hiện đang bị chậm tiến độ”.
Do vậy, ông Lục đề nghị UBND quận Hà Đông hoàn thành xong việc GPMB này trong tháng 8/2012. Riêng việc di dời nghĩa trang thôn Vân Nội cần hoàn thành trong tháng 11/2012 để dự án triển khai đúng tiến độ.
Bên cạnh đó, Cục đường sắt Việt Nam còn đề nghị UBND các quận Đống Đa và Thanh Xuân quan tâm, chuẩn bị đủ quỹ nhà tái định cư để sau khi dự án có ranh giới chiếm dụng đất được phê duyệt thì công tác GPMB được tiến hành thuận lợi, kịp tiến độ yêu cầu.
Ngoài ra, đại diện BQL Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến Cát Linh-Hà Đông) cũng đề nghị UBND Thành phố Hà Nội cho phép và quận Hà Đông thực hiện việc GPMB mở rộng QL 6 đồng thời với việc GPMB cho dự án trên trên đoạn Ba La – Văn Khê để tránh phải GPMB 2 lần trên tuyến này. Đồng thời cũng để có mặt bằng thi công các trụ cầu đường sắt trên cao từ quý IV năm nay.
Công tác thi công xây lắp cho dự án tính đến nay đã hoàn thành 42 trụ cầu, đang tiếp tục thi công 31 trụ khác trên các đoạn tuyến: Hào Nam - Hoàng Cầu, La Khê - Ba La và khu vực nút giao Vành đai III, bắt đầu triển khai thi công cầu Sông Nhuệ và 29 trụ cầu đoạn Cầu Mới - Vành đai III; hoàn thành san lấp mặt bằng bước 1 và chuẩn bị thi công xử lý nền đất yếu trong khu vực Depot.
Về Công tác giải ngân, tổng số tiền đã giải ngân đạt 1248 tỷ đồng, bằng 15% giá trị dự án. Uớc tính giá trị khối lượng thực hiện đạt 682 tỷ đồng, bằng 8% giá trị dự án, trong đó: Giải phóng mặt bằng (266 tỷ đồng), khảo sát thiết kế (216 tỷ đồng), xây lắp (200 tỷ đồng).
Theo kế hoạch, đến hết năm 2012, chủ đầu tư dự án sẽ cơ bản hoàn thành công tác di dời các công trình hạ tầng kĩ thuật. Ngoài ra, họ sẽ hoàn thành GPMB đường dẫn vào Depot và 30% công tác GPMB qua các khu dân cư, hoàn thành 150 trụ cầu trên tuyến, hoàn thành xử lý nền đất yếu khu vực Depot.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến Cát Linh-Hà Đông) có độ dài 13,05 km đường sắt trên cao với 12 nhà ga, từ Cát Linh đến Bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông); đường sắt đôi, khổ 1435mm; tốc độ chạy tàu tối đa 80km/h; thời gian tàu chạy từ Cát Linh đến Hà Đông (hoặc ngược lại) là 23,63 phút; lưu lượng vận chuyển tối đa 57.000 người/h, tương đương với 1.020.000 người/ngày.
Dự án được chính thức khởi công ngày 10/10/2011, dự kiến sẽ chạy thử toàn tuyến vào đầu năm 2015 và đưa dự án vào khai thác, sử dụng trong quý II năm 2015.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến Cát Linh-Hà Đông) đang có nguy cơ trễ hẹn do chủ đầu tư đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc ở công tác GPMB.
Tại hội nghị giao ban báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều nay (17/7), ông Trần Văn Lục - Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt (RPMU) thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết: “Theo kế hoạch, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đường dẫn vào Depot phải hoàn thành trong tháng 6/2012, nhưng hiện đang bị chậm tiến độ”.
Do vậy, ông Lục đề nghị UBND quận Hà Đông hoàn thành xong việc GPMB này trong tháng 8/2012. Riêng việc di dời nghĩa trang thôn Vân Nội cần hoàn thành trong tháng 11/2012 để dự án triển khai đúng tiến độ.
Bên cạnh đó, Cục đường sắt Việt Nam còn đề nghị UBND các quận Đống Đa và Thanh Xuân quan tâm, chuẩn bị đủ quỹ nhà tái định cư để sau khi dự án có ranh giới chiếm dụng đất được phê duyệt thì công tác GPMB được tiến hành thuận lợi, kịp tiến độ yêu cầu.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến Cát Linh-Hà Đông) có độ dài 13,05 km đường sắt trên cao với 12 nhà ga, từ Cát Linh đến Bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông) (Ảnh: Internet) |
Ngoài ra, đại diện BQL Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến Cát Linh-Hà Đông) cũng đề nghị UBND Thành phố Hà Nội cho phép và quận Hà Đông thực hiện việc GPMB mở rộng QL 6 đồng thời với việc GPMB cho dự án trên trên đoạn Ba La – Văn Khê để tránh phải GPMB 2 lần trên tuyến này. Đồng thời cũng để có mặt bằng thi công các trụ cầu đường sắt trên cao từ quý IV năm nay.
Công tác thi công xây lắp cho dự án tính đến nay đã hoàn thành 42 trụ cầu, đang tiếp tục thi công 31 trụ khác trên các đoạn tuyến: Hào Nam - Hoàng Cầu, La Khê - Ba La và khu vực nút giao Vành đai III, bắt đầu triển khai thi công cầu Sông Nhuệ và 29 trụ cầu đoạn Cầu Mới - Vành đai III; hoàn thành san lấp mặt bằng bước 1 và chuẩn bị thi công xử lý nền đất yếu trong khu vực Depot.
Về Công tác giải ngân, tổng số tiền đã giải ngân đạt 1248 tỷ đồng, bằng 15% giá trị dự án. Uớc tính giá trị khối lượng thực hiện đạt 682 tỷ đồng, bằng 8% giá trị dự án, trong đó: Giải phóng mặt bằng (266 tỷ đồng), khảo sát thiết kế (216 tỷ đồng), xây lắp (200 tỷ đồng).
Theo kế hoạch, đến hết năm 2012, chủ đầu tư dự án sẽ cơ bản hoàn thành công tác di dời các công trình hạ tầng kĩ thuật. Ngoài ra, họ sẽ hoàn thành GPMB đường dẫn vào Depot và 30% công tác GPMB qua các khu dân cư, hoàn thành 150 trụ cầu trên tuyến, hoàn thành xử lý nền đất yếu khu vực Depot.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến Cát Linh-Hà Đông) có độ dài 13,05 km đường sắt trên cao với 12 nhà ga, từ Cát Linh đến Bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông); đường sắt đôi, khổ 1435mm; tốc độ chạy tàu tối đa 80km/h; thời gian tàu chạy từ Cát Linh đến Hà Đông (hoặc ngược lại) là 23,63 phút; lưu lượng vận chuyển tối đa 57.000 người/h, tương đương với 1.020.000 người/ngày.
Dự án được chính thức khởi công ngày 10/10/2011, dự kiến sẽ chạy thử toàn tuyến vào đầu năm 2015 và đưa dự án vào khai thác, sử dụng trong quý II năm 2015.
Minh Quân
Bình luận