• 14
  • Zalo

Hà Nội: Chỉ dưới 3% căn hộ có giá bán dưới 2 tỷ đồng trong quý IV/2023

Bất động sảnThứ Tư, 21/02/2024 10:38:07 +07:00Google News
(VTC News) -

Theo báo cáo của Savills, quý IV/2023 Hà Nội chỉ có 3% số căn hộ có giá bán dưới 2 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Savills, quý IV/2023 là thời điểm thị trường nhà ở tại Hà Nội ghi nhận số lượng nguồn cung mới thấp nhất trong 10 năm qua, trên cả phân khúc thấp tầng và căn hộ.

Đối với phân khúc căn hộ, trong quý IV/2023, nguồn cung tăng 52% theo quý nhưng giảm 1% theo năm với 2.876 căn. Nguồn cung sơ cấp đạt 11.911 căn, giảm 40% theo quý và 41% theo năm.

Mức giá nhà phổ biến của cả hai phân khúc vẫn neo ở mức cao. Trong đó, các căn hộ có giá từ 51 - 70 triệu đồng/m2, chiếm 63% nguồn cung mới, tăng 24% theo năm. 

Các căn hộ trong khoảng giá này chiếm 49% số lượng các căn bán được, tăng 21% theo năm. Các căn hộ có giá trên 4 tỷ đồng chiếm 42% số lượng căn bán được trong năm 2023 tăng từ mức 3% trong năm 2019.

Các căn hộ có giá từ 2 đến 4 tỷ đồng chiếm 55% thị phần. Chỉ 3% số căn hộ có giá bán dưới 2 tỷ đồng.

Để mua được nhà, cơ hội đối với người có nhu cầu mua ở thực có thể nằm ở thị trường thứ cấp. (Ảnh: Công Hiếu).

Để mua được nhà, cơ hội đối với người có nhu cầu mua ở thực có thể nằm ở thị trường thứ cấp. (Ảnh: Công Hiếu).

Đối với phân khúc thấp tầng, năm 2023, tổng nguồn cung mới đạt 272 căn, giảm 82% theo năm. Nguồn cung sơ cấp đạt 710 căn đến từ 16 dự án, giảm 2% theo quý và 23% theo năm. Nhà liền kề là sản phẩm chính với thị phần 44%.

Số lượng căn hộ bán được của căn hộ trong quý IV/2023 đạt 3.045 căn, tăng 45% theo quý và 5% theo năm. Nguồn cung mới có tỷ lệ hấp thụ 46%. 

Đối với phân khúc thấp tầng, mặc dù hầu hết các chủ đầu tư không thay đổi giá nhưng lượng hàng tồn kho thấp tầng giá cao khiến giá sơ cấp tăng. 

Đơn cử, giá biệt thự sơ cấp tăng 55% theo quý lên 160 triệu đồng/m2 đất chủ yếu do nguồn hàng giá thấp tại Mê Linh đã được bán trong quý 3/2023. Giá liền kề tăng 3% theo quý lên 194 triệu đồng/m2 đất. Giá shophouse cũng tăng 3% theo quý lên 328 triệu đồng/m2 đất. 

Theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội, phân khúc nhà ở vẫn tiếp tục đà tăng trưởng về giá là do chi phí đất và chi phí xây dựng tăng, cơ sở hạ tầng phát triển và chất lượng được cải thiện. 

Việc hạn chế về nguồn cung trên thị trường vẫn còn tiếp tục, dẫn đến giá bán sơ cấp trung bình toàn thị trường tiếp tục tăng cao”, bà Hằng nói.

Cũng theo bà Hằng, trong điều kiện hạn chế về nguồn cung và giá sơ cấp ở ngưỡng cao, cơ hội đối với người có nhu cầu mua ở thực có thể nằm ở thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp có ưu điểm về khả năng mua được với nhiều lựa chọn, phù hợp với khả năng chi trả và pháp lý đảm bảo hơn.

Đơn cử, giá biệt thự thứ cấp trên mỗi m2 đất thấp hơn giá sơ cấp trung bình 7%, liền kề thứ cấp có giá thấp hơn sản phẩm sơ cấp 24% và nhà phố thương mại thứ cấp có giá thấp hơn sơ cấp trên thị trường là 40%.

Đồng thời, người mua nhà có thể kỳ vọng vào nguồn cung mới đến từ cơ sở hạ tầng phát triển. Các dự án đầu tư hạ tầng như đường Vành đai 3,5 và 4 sẽ mở rộng thị trường nhà ở Hà Nội, hướng tới không tập trung nguồn cầu ở các khu vực nội thành, khu vực trung tâm.

Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà ở ra các tỉnh và khu vực lân cận với giá cả hợp lý và quỹ đất lớn hơn.

Báo cáo của Savills cũng cho rằng đây là điểm tích cực đối với nguồn cung, khi sản phẩm nhà ở tại các khu vực ngoài trung tâm và các tỉnh lân cận sẽ ngày càng giúp đáp ứng nhu cầu nhà ở của Hà Nội. 

Theo đó, trong năm 2024, thị trường sẽ đón nhận thêm 12.100 căn hộ mới, với 87% thị phần nằm tại các quận Hoàng Mai, Nam Từ Liêm và Hà Đông. Hưng Yên và Bắc Ninh sẽ cung cấp khoảng 203.000 căn hộ từ năm 2024 đến năm 2026. Đến năm 2026, phân khúc thấp tầng dự kiến sẽ có 14.000 căn mới từ 37 dự án. 

Bên cạnh đó, việc Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và gần đây nhất là Luật Đất đai được thông qua được kỳ vọng sẽ tác động tích cực tới thị trường.

Bà Hằng cho rằng, việc quy định chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước khi các sản phẩm hình thành trong tương lai là một trong những nội dung củng cố niềm tin cho người mua. 

Do vậy có thể tin rằng năm 2024 – 2025 và giai đoạn tiếp theo, niềm tin của thị trường sẽ được củng cố vững chắc hơn, các sản phẩm sẽ được cung cấp từ những chủ đầu tư uy tín và thực sự có năng lực tài chính, từ đó thị trường sẽ cân bằng và đa dạng hơn về sản phẩm”, bà Hằng cho biết.

Châu Anh

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo

Bổ ích

Phẫn nộ
Bình luận (14)
vtcnews.vn
vtcnews.vn

Ghét nhất mấy câu: "đề nghị CA vào cuộc điều tra", nghe nó thật sự "dân trí thấp" công an muốn điều tra thì phải có người đứng ra gửi đơn tố cáo, không phải cứ cãi nhau nháo nhào con cào cào lên là đòi công an vào cuộc.

4 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Không biết ai "dân trí thấp" nhỉ. CA thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì vào điều tra, đâu cần phải ai có đơn tố cáo. Nói như bạn thì khi có vụ chém giết người cũng chờ người gửi đơn tố cáo công an mới vào à.

4 năm trước Phản hồi
vtcnews.vn

Mấy ngày đầu nhiều người có thắc mắc rằng: sao Tiên ko nhờ MTTQ hay tổ chức giúp đỡ? Tiên bảo 1 mình làm để cho mọi thứ trôi chảy. coi như Tiên ko tin họ cũng đúng.
Xong mọi người lại góp ý: sao Tiên ko thống kê và lập dach sách chi tiền? Tiên bảo tình thế đang cấp bách, số người đang cần cứu trợ rất nhiều, đang đi vùng lũ, Tiên ko thể làm thế đươc, vậy là 2 câu trả lời rất hợp lý.
Nhưng theo tôi suy luận, có 1 mục đích khác rất hợp lý với Tiên, đó là, Khi không có tổ chức nào cùng tham gia, và không có danh sách thống kê cụ thể, thì số tiền đó được trao đi bao nhiêu? Trao như thế nào là một điều mà ko ai biết được, dù họ có muốn cũng ko thể làm gì được, và Chỉ có Tiên mới là người nắm được, còn về việc nhờ đến chính quyền xác nhận số tiền thì có, nhưng đó chỉ là 1 vài địa phương, mà ko phải toàn bộ chuyến đi, vậy là đủ để có màu sắc của sự xác minh rồi.
Ai có thể kiện họ khi không có bằng chứng cơ chứ? Nên tôi nhận định sự việc này vẫn sẽ chỉ kết thúc trong tranh cãi mà thôi.

4 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Số dư ngày 23/11/2020 là hơn 177 tỷ đồng. Từ ngày 13/10/2020 đến 23/11/2020 Thủy Tiên đã rút ra bao nhiêu tiền để đi cứu trợ không thấy nói. Giả sử Thủy Tiên đã rút ra 100 tỷ đi cứu trợ trước ngày 23/11/2020 thì mọi người cần hiểu số tiền quyên góp được đến ngày 23/11/2020 sẽ là hơn 277 tỷ đồng chứ không phải là 177 tỷ đồng.

4 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Thủy tiền và Công Vinh cho biết nhận tiền từ 23/10/2020 đến 23/11/2020. Số dư đầu kỳ (ngày 23/10) là 272 triệu đồng và số dư cuối kỳ (ngày 23/11) là hơn 177 tỷ đồng. Như vậy tiền riêng của họ có trước quyên góp là 272 triệu đồng. Qua các video Thủy Tiên đi cứu trợ trên mạng tôi xem được thì Thủy Tiên đã đi cứu trợ từ ngày 16/10. Số dư tài khoản (số có trừ đi số nợ) ngày 23/11 trong sao kê là số tiền đang còn trong tài khoản. Vậy tổng số nợ (số tiền đã rút ra) từ ngày 13/10 đến 23/11 là bao nhiêu không thấy nói. Giả sử số tiền Thủy Tiên đã rút đến ngày 23/11 là 100 tỷ thì số tiền quyên góp được đến ngày 23/11 sẽ là hơn 100 + 177 = 277 tỷ đồng. Xem ra định chơi trò đánh lận con đen.

4 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Đáng lẽ việc sao kê và giải trình minh bạch là đương nhiên phải làm sau mỗi đợt quyên góp, kêu gọi, không cần bất cứ ai phải "tố" mới làm, thiết nghĩ nếu tâm trong sáng thì không việc gì phải kiện ai, vì tòa án lớn nhất chính là công luận, là những người dân quyên góp và nhận quyên góp

4 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Đề nghị bộ công an vào cuộc điều tra

4 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Thiết nghĩ để bình đẳng nên kiểm toán cả quĩ ủng hộ do cá nhân quyên góp và các tổ chức nhà nước quyên góp.

4 năm trướcPhản hồi
Xem thêm bình luận
Cùng chuyên mục
Xem nhiều
Tin mới