(VTC News)- Hàng nghìn sinh viên ĐH Bách Khoa đã phải “tròn mắt” ngạc nhiên bởi những chia sẻ thú vị của những vị CEO nổi tiếng ngành công nghệ thông tin.
Sau khi chương trình “Chat với CEO” diễn ra thành công tại ĐH Kinh tế Quốc Dân Hà Nội, đến lượt các bạn sinh viên ĐH Bách Khoa được lắng nghe những chia sẻ rất thú vị của những vị CEO nổi tiếng trong ngành công nghệ thông tin.
Ba diễn giả nổi tiếng trong giới công nghệ như Tổng Giám đốc FPT Telecom Nguyễn Văn Khoa; Giám đốc Giải pháp và Công nghệ, Công ty Phần mềm FPT (FPT Software) Lê Hồng Việt và Giám đốc đơn vị phần mềm chiến lược số 1 Hoàng Việt Anh đã chia sẻ kinh nghiệm với hàng ngàn sinh viên Đại học Bách Khoa.
Ba diễn giả tham gia chương trình là những lãnh đạo trẻ, tài năng, giàu kinh nghiệm song cũng rất hài hước. Họ có những xuất phát điểm khác nhau nhưng có chung niềm đam mê công nghệ và khát khao vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
Nhà tuyển dụng cần gì?
Buổi nói chuyện càng thành công hơn khi có sự góp mặt của MC quen thuộc “GS Xoay” Đinh Tiến Dũng. Vẫn với lối dẫn dí dỏm, hài hước, “GS Xoay” đã khiến hội trường hàng nghìn sinh viên luôn sôi động và đầy tiếng cười.
Nhiều sinh viên ĐH Bách Khoa tỏ ra băn khoăn khi đặt ra câu hỏi: “Khi tuyển dụng hồ sơ xin việc chiếm bao nhiêu phần trăm cơ hội làm việc?”
Trước câu hỏi này, bản thân anh Hoàng Việt Anh cũng khẳng định: “Không hy vọng sinh viên mới ra trường có kinh nghiệm làm dự án. Bảng điểm quan trọng nhưng không phải là tất cả. Quan trọng là thái độ trong quá trình phỏng vấn, phải tự tin, cho thời gian sẽ làm được”.
Ngoài ra, anh Việt Anh cũng lưu ý các bạn sinh viên nên trau dồi cả hoạt động văn hóa tinh thần để cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Điều này chỉ đơn giản là việc bạn biết chơi một môn thể thao hay biết các tiết mục văn nghệ.
“Chuyên môn là quan trọng nhưng phải biết cân bằng cuộc sống”, anh Hoàng Việt Anh nhấn mạnh.
Thậm chí, nhiều sinh viên cũng đặt thẳng những câu hỏi về cơ hội nghề nghiệp bản thân quan tâm như: “FPT cần gì ở sinh viên bách khoa nhất? Bao nhiêu % sinh viên được tuyển trụ lại?”
Đối với anh Lê Hồng Việt, tiêu chí đầu tiên anh quan tâm đó chính là sự thật thà, trung thực trong công việc. Bên cạnh đó, đối với những sinh viên đã làm công nghệ thì yếu tố quan trọng đó chính là sự tò mò, ưa thích khám phá.
“Trong thế giới công nghệ nếu bị tụt hậu thì chẳng khác nào tự sát”, anh Việt nhận định.
Đó sẽ là những tiêu chí quan trọng để một sinh viên có thể thành công trên lĩnh vực công nghệ.
Trong khi đó, tiêu chí lựa chọn người của Nguyễn Văn Khoa có phần “dễ thở” hơn khi anh yêu cầu các bạn trẻ: “Cần thể hiện được tư duy suy nghĩ của mình, thể hiện sự yêu thích, sở thích của mình và nhiệt tình là đủ. Cái còn lại sẽ được đào tạo”.
Anh Khoa chia sẻ: “Đối với những sinh viên mới ra trường chưa nhiều kinh nghiệm, nhà tuyển dụng thường đánh giá cao ở khả năng học hỏi, niềm đam mê công việc ứng tuyển và nền tảng kỹ năng để đáp ứng tốt công việc trong tương lai. Các bạn không nên trả lời theo những khuôn mẫu có sẵn gây phản cảm cho nhà tuyển dụng”.
Làm sao để giữ được người tài?
Trong buổi giao lưu, ngoài những câu hỏi về kinh nghiệm xin việc, nhiều bạn sinh viên còn tỏ ra rất bản lĩnh khi đặt ra các vấn đề “nóng” mà các lãnh đạo đang phải đối mặt như việc làm sao có thể giữ được người tài ở lại.
Đây là vấn đề được ba vị diễn giả đặc biệt thích thú và họ cũng thường xuyên phải đối mặt khi đang quản lý hàng nghìn nhân viên.
Chia sẻ với các bạn sinh viên, anh Nguyễn Văn Khoa thừa nhận: “ Hiện nay, không thể cạnh tranh bằng thu nhập. Trong những giai đoạn nhất định thì thu nhập bao nhiêu không phải là mấu chốt.
Nhà tuyển dụng giữ người bằng khả năng đào tạo và mở cơ hội thăng tiến, nhân viên được làm những gì họ thích”.
Trong khi đó, anh Hoàng Việt Anh lại bổ sung thêm một ý rất quan trọng đó là người lãnh đạo phải tạo ra một môi trường hỗ trợ lẫn nhau trong chính doanh nghiệp của mình để khuyến khích sự phát triển và giữ được những người tài năng.
Chia sẻ một cách dí dóm nhưng đầy chân thành, anh Lê Hồng Việt cũng nhấn mạnh thêm rằng những người tài giỏi luôn thích làm những công việc khó. Vì vậy, hãy tạo ra những việc khó để họ có thể làm việc và thể hiện tài năng của mình.
Tại buổi giao lưu, các lãnh đạo trẻ của FPT đã chia sẻ câu chuyện lập nghiệp, nỗ lực khẳng định bản thân, cách thức vượt qua thử thách để có được thành công hôm nay.
Bên cạnh đó, các anh đã trao đổi về xu hướng công nghệ toàn cầu và kinh nghiệm làm việc trực tiếp với những tập đoàn công nghệ đa quốc gia.
Sau khi chương trình “Chat với CEO” diễn ra thành công tại ĐH Kinh tế Quốc Dân Hà Nội, đến lượt các bạn sinh viên ĐH Bách Khoa được lắng nghe những chia sẻ rất thú vị của những vị CEO nổi tiếng trong ngành công nghệ thông tin.
Ba diễn giả nổi tiếng trong giới công nghệ như Tổng Giám đốc FPT Telecom Nguyễn Văn Khoa; Giám đốc Giải pháp và Công nghệ, Công ty Phần mềm FPT (FPT Software) Lê Hồng Việt và Giám đốc đơn vị phần mềm chiến lược số 1 Hoàng Việt Anh đã chia sẻ kinh nghiệm với hàng ngàn sinh viên Đại học Bách Khoa.
Ba CEO nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ thông tin |
Ba diễn giả tham gia chương trình là những lãnh đạo trẻ, tài năng, giàu kinh nghiệm song cũng rất hài hước. Họ có những xuất phát điểm khác nhau nhưng có chung niềm đam mê công nghệ và khát khao vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
Nhà tuyển dụng cần gì?
Buổi nói chuyện càng thành công hơn khi có sự góp mặt của MC quen thuộc “GS Xoay” Đinh Tiến Dũng. Vẫn với lối dẫn dí dỏm, hài hước, “GS Xoay” đã khiến hội trường hàng nghìn sinh viên luôn sôi động và đầy tiếng cười.
"GS Xoay" dí dỏm trong vai trò MC của chương trình |
"GS Xoay" Đinh Tiến Dũng kết nối các diễn giả với các bạn sinh viên |
Trước câu hỏi này, bản thân anh Hoàng Việt Anh cũng khẳng định: “Không hy vọng sinh viên mới ra trường có kinh nghiệm làm dự án. Bảng điểm quan trọng nhưng không phải là tất cả. Quan trọng là thái độ trong quá trình phỏng vấn, phải tự tin, cho thời gian sẽ làm được”.
Ngoài ra, anh Việt Anh cũng lưu ý các bạn sinh viên nên trau dồi cả hoạt động văn hóa tinh thần để cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Điều này chỉ đơn giản là việc bạn biết chơi một môn thể thao hay biết các tiết mục văn nghệ.
“Chuyên môn là quan trọng nhưng phải biết cân bằng cuộc sống”, anh Hoàng Việt Anh nhấn mạnh.
Sinh viên ĐH Bách Khoa hào hứng đặt câu hỏi cho các vị CEO tài năng |
Thậm chí, nhiều sinh viên cũng đặt thẳng những câu hỏi về cơ hội nghề nghiệp bản thân quan tâm như: “FPT cần gì ở sinh viên bách khoa nhất? Bao nhiêu % sinh viên được tuyển trụ lại?”
Đối với anh Lê Hồng Việt, tiêu chí đầu tiên anh quan tâm đó chính là sự thật thà, trung thực trong công việc. Bên cạnh đó, đối với những sinh viên đã làm công nghệ thì yếu tố quan trọng đó chính là sự tò mò, ưa thích khám phá.
“Trong thế giới công nghệ nếu bị tụt hậu thì chẳng khác nào tự sát”, anh Việt nhận định.
Đó sẽ là những tiêu chí quan trọng để một sinh viên có thể thành công trên lĩnh vực công nghệ.
|
Anh Khoa chia sẻ: “Đối với những sinh viên mới ra trường chưa nhiều kinh nghiệm, nhà tuyển dụng thường đánh giá cao ở khả năng học hỏi, niềm đam mê công việc ứng tuyển và nền tảng kỹ năng để đáp ứng tốt công việc trong tương lai. Các bạn không nên trả lời theo những khuôn mẫu có sẵn gây phản cảm cho nhà tuyển dụng”.
Làm sao để giữ được người tài?
Trong buổi giao lưu, ngoài những câu hỏi về kinh nghiệm xin việc, nhiều bạn sinh viên còn tỏ ra rất bản lĩnh khi đặt ra các vấn đề “nóng” mà các lãnh đạo đang phải đối mặt như việc làm sao có thể giữ được người tài ở lại.
Đây là vấn đề được ba vị diễn giả đặc biệt thích thú và họ cũng thường xuyên phải đối mặt khi đang quản lý hàng nghìn nhân viên.
Các diễn giả luôn nở nụ cười thân thiện với các bạn sinh viên |
Sinh viên Bách Khoa thi tài cùng các vị CEO |
Chia sẻ với các bạn sinh viên, anh Nguyễn Văn Khoa thừa nhận: “ Hiện nay, không thể cạnh tranh bằng thu nhập. Trong những giai đoạn nhất định thì thu nhập bao nhiêu không phải là mấu chốt.
Nhà tuyển dụng giữ người bằng khả năng đào tạo và mở cơ hội thăng tiến, nhân viên được làm những gì họ thích”.
Trong khi đó, anh Hoàng Việt Anh lại bổ sung thêm một ý rất quan trọng đó là người lãnh đạo phải tạo ra một môi trường hỗ trợ lẫn nhau trong chính doanh nghiệp của mình để khuyến khích sự phát triển và giữ được những người tài năng.
Chia sẻ một cách dí dóm nhưng đầy chân thành, anh Lê Hồng Việt cũng nhấn mạnh thêm rằng những người tài giỏi luôn thích làm những công việc khó. Vì vậy, hãy tạo ra những việc khó để họ có thể làm việc và thể hiện tài năng của mình.
Tại buổi giao lưu, các lãnh đạo trẻ của FPT đã chia sẻ câu chuyện lập nghiệp, nỗ lực khẳng định bản thân, cách thức vượt qua thử thách để có được thành công hôm nay.
Bên cạnh đó, các anh đã trao đổi về xu hướng công nghệ toàn cầu và kinh nghiệm làm việc trực tiếp với những tập đoàn công nghệ đa quốc gia.
Phạm Thịnh
Bình luận