(VTC News)- Trong các lần giao lưu với sinh viên, GS Ngô Bảo Châu luôn nhận được một câu hỏi nhưng ông thường khiêm tốn khi nói không nhiều về điều "bí mật" nhất của mình.
Trong ngày 13/3, khi trò chuyện với sinh viên tại ĐH Bách Khoa Hà Nội, GS Ngô Bảo Châu đã nhận được khá nhiều câu hỏi hóc búa về bí quyết trong nghiên cứu khoa học và về chính gia đình của mình.
Một sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội đã khiến cả hội trường rộn ràng hơn khi đặt câu hỏi khá bất ngờ: 'Em biết giáo sư đã lập gia đình từ rất sớm. Vậy xin hỏi việc này có ảnh hưởng gì đến công tác nghiên cứu khoa học của giáo sư hay không?"
Trong ngày 13/3, khi trò chuyện với sinh viên tại ĐH Bách Khoa Hà Nội, GS Ngô Bảo Châu đã nhận được khá nhiều câu hỏi hóc búa về bí quyết trong nghiên cứu khoa học và về chính gia đình của mình.
GS Ngô Bảo Châu và gia đình |
Một sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội đã khiến cả hội trường rộn ràng hơn khi đặt câu hỏi khá bất ngờ: 'Em biết giáo sư đã lập gia đình từ rất sớm. Vậy xin hỏi việc này có ảnh hưởng gì đến công tác nghiên cứu khoa học của giáo sư hay không?"
Cũng như những lần trả lời khác, GS Ngô Bảo Châu thường phải đánh giá rất cao vai trò của vợ ông trong sự nghiệp nghiên cứu của mình song không đề cập quá nhiều đến gia đình. Cũng như mọi lần, những câu chuyện về gia đình được GS Ngô Bảo Châu khéo léo giữ kín cho riêng mình.
GS Ngô Bảo Châu tâm sự: 'Tôi để ý là hầu hết các buổi giao lưu nói chuyện, tôi đều được hỏi câu hỏi như thế này. Tôi nghĩ việc lập gia đình sớm có ảnh hưởng tốt đến công việc của tôi. Có lẽ việc ảnh hưởng đến tôi mà ảnh hưởng đến phu nhân của tôi nhiều hơn. Cuộc sống gia đình ấm áp là nơi con người ta có thể bình tâm tập trung vào việc nghiên cứu khoa học".
GS Ngô Bảo Châu đã nhận được rất nhiều câu hỏi thú vị khi giao lưu với sinh viên (Ảnh: Phạm Thịnh) |
|
Chàng sinh viên này đặt ra câu hỏi câu hỏi: “Giáo sư có thể chia sẻ những thuận lợi khi... kết hôn sớm. Giáo sư có khuyến khích giới trẻ kết hôn sớm để thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu khoa học hay không?”.
Trước câu hỏi bất ngờ, GS Ngô Bảo Châu nhẹ nhàng trả lời: “Không có lý do gì để người khác khuyến khích mình kết hôn sớm hay không, đó là chuyện tình cảm cá nhân. Không ai kết hôn sớm để... học giỏi cả".
Câu trả lời của GS Ngô Bảo Châu rõ ràng vẫn chưa thể đáp ứng được trí tò mò của những sinh viên muốn tìm hiểu về sự ảnh hưởng của gia đình trong cuộc đời nghiên cứu khoa học của ông.
Một ngày bình thường
Bên cạnh những câu hỏi về phương pháp học tập và nghiên cứu, có nhiều bạn sinh viên lại có những câu hỏi rất thú vị như: "Môt ngày bình thường của giáo sư như thế nào?".
Giáo sư Ngô Bảo Châu và con gái anh bên những kỷ vật của Bác Hồ. |
GS Ngô Bảo Châu chia sẻ: "Nếu một ngày làm việc tại Viện nghiên cứu cao cấp về toán thì ngày bình thường là họp từ sáng đến tối. Còn khi tôi về bên ĐH Chicago thì cũng theo nhịp sống đơn giản. Ngoài công việc gia đình, tôi đến cơ quan đúng giờ mặc dù không ai kiểm soát tôi việc tôi đi làm hay về đúng giờ".
Thậm chí, GS Ngô Bảo Châu còn chia sẻ: "Những người làm việc với tôi dù có ý tưởng mới hay không nhưng cũng cứ đúng ngày giờ quy định là đến gặp tôi. Sự tôn trọng kỷ luật nhiều khi cũng rất khó chịu. Nhiều khi không có gì để nói, nhưng cũng chính sự khó chịu đó giúp người ta phấn đấu, tuần sau cố phải tìm ra cái gì để nói cho khỏi ngượng".
|
"Buổi tối ở nhà, sau bữa ăn gia đình tôi hay ngồi tâm sự với cô gái bé nhất, sau khi bạn ấy đi ngủ thì tôi đọc sách rồi đi ngủ". GS Ngô Bảo Châu chia sẻ thêm.
Nói đến việc dạy con trong nhà, GS Châu giải thích, trường học phải dạy cho trẻ thế nào là thế giới, học làm người tức học để biết thế nào là thế giới, để cá nhân nhận thức được mình ở trong đó mà hoàn thiện thế giới xung quanh ta được an toàn hơn, thân thiện hơn.
Vị giáo sư đã từng giành giải Fields tâm sự: "Vợ chồng tôi ít xem vô tuyến, có lẽ các con cũng không thích xem mặc dù bố mẹ không có cấm đoán hay hạn chế gì, nhưng có thời gian cả nhà thích đọc sách hơn".
GS Châu cũng dạy dỗ các con của mình theo những phương pháp hết sức khoa học. Ông cho rằng cha mẹ chính là tấm gương để các con soi vào và hình thành nên nhân cách.
"Nhiều khi tôi cũng muốn xem phim cùng con cho con đỡ mặc cảm. Ví dụ này để nhắc nhở người lớn dù muốn hay không muốn chúng ta luôn là tấm gương cho trẻ soi vào, ngoài trách nhiệm cho trẻ đủ ăn, đủ mặc, người làm cha làm mẹ hôm nay phải nghĩ xem mình đã cư xử như thế nào thì ngày mai đứa trẻ sẽ cư xử như thế". GS Ngô Bảo Châu nhấn mạnh
Ông cũng cho rằng, nếu người lớn cư xử đúng mực thì trẻ con có lẽ không cần đi học lớp kĩ năng sống. Người có trách nhiệm chính trong giáo dục hành vi cho trẻ chính là cha mẹ và gia đình chứ không phải nhà trường.
"Những bài lên lớp của các thầy cô giáo không tác dụng nhiều tới hành vi của đứa trẻ, dù rằng tôi không phủ nhận tầm quan trọng của thầy cô giáo trong việc giáo dục các con". GS Ngô Bảo Châu bộc bạch.
Phạm Thịnh
Bình luận