• Zalo

Giải pháp nào cho Tuấn Anh, Xuân Trường thời Miura?

Thể thaoThứ Hai, 06/04/2015 10:00:00 +07:00Google News

(VTC News) - Với triết lý 'thủ chắc, tấn nhanh' của HLV Miura, cặp đôi Tuấn Anh - Xuân Trường nếu không có thêm hướng phát triển sẽ khó có thể đá cặp cùng nhau,

(VTC News) - Với triết lý 'thủ chắc, tấn nhanh' của HLV Miura, cặp đôi Tuấn Anh - Xuân Trường nếu không có thêm hướng phát triển sẽ khó có thể đá cặp cùng nhau, trong màu áo các cấp độ đội tuyển do ông Miura đảm nhiệm. 

Dư luận hiện tại vẫn đang mổ xẻ khá nhiều về việc, tại sao Tuấn Anh - một trong những tài năng trẻ sáng giá nhất của bóng đá Việt Nam hiện tại, lại không thể phát huy hết khả năng khi thi đấu dưới trướng HLV Miura, trong màu áo U23 Việt Nam dự vòng loại U23 châu Á. 

Đa phần đều tán đồng lí do, Tuấn Anh chưa đủ nhanh lẫn mạnh tranh chấp để thích nghi với với lối chơi cày ải liên tục, chiến thuật phòng thủ chắc chắn - tấn công chớp nhoáng của HLV Miura. Trích thêm ý kiến của BLV Quang Huy: "Tôi nghĩ Tuấn Anh phải cải thiện lối chơi. Tức là đã lên đến mức đội tuyển thì cái vị trí đó không chỉ có vẽ vời, không thể chỉ có kỹ thuật và đầu óc được. Tuấn Anh cần phải cải thiện thể lực và khả năng tranh chấp".
Tuấn Anh - một trong những tiền vệ trung tâm sáng giá nhất của bóng đá Việt Nam hiện tại
Tuấn Anh-tiền vệ trung tâm sáng giá nhất bóng đá Việt Nam hiện tại 
Ở một luồng ý kiến khác cho rằng, Tuấn Anh mờ nhạt vì không được đá cặp với đồng đội thân thiết - Xuân Trường. Tuy nhiên, với phong cách chơi bóng thiên về tư duy khá giống nhau, Xuân Trường nhiều khả năng cũng đi vào vết xe đổ của người đồng đội. Và cả hai sẽ ít có cơ hội được đá cặp cùng nhau khi thi đấu dưới trướng HLV Miura. 

Thời điểm hiện tại, Tuấn Anh, Xuân Trường gần như không đảm bảo được yêu cầu mà HLV Miura luôn đặt ra dành cho các tiền vệ trung tâm - ưu tiên phòng thủ, giữ chắc trung tuyến và đủ tốc độ, khả năng tranh chấp để đập tan ý đồ tấn công của đối phương. Đây cũng chính là điểm yếu cố hữu của cặp đôi này lúc còn khoác áo U19 Việt Nam, khi gặp những đối thủ chơi toan tính, chủ động nhường quyền kiểm soát bóng - như ở Giải giao hữu quốc tế, tháng 1/2014 hay vòng chung kết U19 châu Á, tháng 10/2014. 

Như BLV Quang Huy mới đây đã chia sẻ rằng: "Các em vẫn là học trò đá bóng. Ngày xưa mình cứ coi Hồng Sơn hay Minh Hiếu là mẫu nhạc trưởng kỹ thuật. Thực ra những cầu thủ này rất tinh quái, họ rất khôn bóng, có độ lì. Tóm lại, để một cậu học trò đá bóng chưa có sự tinh quái, độ lì ở vị trí giữa sân thì rất là mong manh". 
Xuân Trường có phong cách thi đấu khá giống Tuấn Anh, vì thế anh cũng cần phải cải thiện rất nhiều để phù hợp với HLV Miura (ảnh: Quang Minh)
 Xuân Trường cần phải cải thiện để phù hợp với HLV Miura (Ảnh: Quang Minh)
Cần phải nói thêm rằng, triết lý vào sân với tâm thế "cửa dưới" của HLV Miura hiện tại rất phù hợp với thực lực cũng như tình cảnh đang cố gắng vực dậy sau những bê bối của bóng đá Việt Nam.

Ngoài ra, triết lý của ông Miura cũng phù hợp với xu thế bóng đá chung hiện tại, đặt nặng toan tính chiến thuật, hệ thống vận hành toàn đội. Và đội nào có nhiều cầu thủ khỏe, sức bền hơn sẽ có nhiều cơ hội thắng nhiều hơn.

Chỉ tính riêng  "vùng trũng" Đông Nam Á, ở cấp độ Đội tuyển Quốc gia, theo thống kê thành tích đối đầu, số bàn thắng - bàn thua, Việt Nam chỉ có thể "thắng như chẻ tre" trước Campuchia, Lào hay Myanamar. Còn khi đụng độ với những Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Singapore, Việt Nam dường như luôn phải dè chừng để không nhận phải những thất bại muối mặt. 
Thành tích đối đầu của ĐTVN với các đội bóng Đông Nam Á, theo thống kê tính đến 11/12/2014 của FIFA
 Thành tích đối đầu của ĐTVN với các đội bóng Đông Nam Á, theo thống kê tính đến 11/12/2014 của FIFA
Vậy, giải pháp nào có thể giúp Tuấn Anh, Xuân Trường tỏa sáng khi làm học trò của ông Miura?

Với bản thân Tuấn Anh và Xuân Trường, hai tài năng trẻ này vẫn còn rất nhiều thời gian để trui rèn tốc độ, khả năng tranh chấp. Trong tương lai, nếu cả hai có ít cơ hội được đá cặp cùng nhau khi thi đấu ở các cấp độ đội tuyển thì đó không phải là vấn đề quá lớn, cần mổ xẻ, kêu gọi HLV Miura thay đổi,... Vì bất cứ cầu thủ nào trên thế giới khi lên tuyển đều có thể trải qua điều này, và phải cố gắng thích nghi để phục vụ mục tiêu chung toàn đội. 

Ở góc độ khách quan, Tuấn Anh, Xuân Trường đang cần được thi đấu với các hệ thống chiến thuật đa dạng hơn. Chứ không chỉ mãi "một kiểu" giành quyền kiểm soát bóng, phối hợp, đan bóng cự li ngắn trong suốt thời gian dài đã qua, từ khi "ra lò" cho đến khoác áo đội một HAGL. 
Nhật Bản dù có không ít những cầu thủ kĩ thuật nhưng nền tảng của họ vẫn là thể lực và khả năng tranh chấp
 Nhật Bản dù có không ít những cầu thủ kĩ thuật nhưng nền tảng của họ vẫn là thể lực và khả năng tranh chấp
Ví dụ gần nhất cho lợi ích của việc được thi đấu đa dạng các chiến thuật là Duy Mạnh ở Hà Nội T&T và Tuấn Tài ở SLNA. Hai cầu thủ trẻ này đã, đang có những bước phát triển rất tốt khi thi đấu V-League, bởi hai đội bóng mà họ đầu quân luôn có nhiều phương án khác nhau - chơi bóng cự ly ngắn hoặc dài, khi đụng độ với đối thủ khác nhau. 

Mong rằng, với tố chất kĩ thuật, tư duy sẵn có, khi đã được bổ sung thêm "chất thép, quái", Tuấn Anh và Xuân Trường sẽ có cùng nhau thích nghi được với triết lý của HLV Miura, làm bàn đạp vươn đến tầm cao mới. 
Clip trận thua đậm nhất của lứa cầu thủ Tuấn Anh, Xuân Trường
thethao/2014/12/25/U19-Vit-Nam-0-7-U19-Nht-Bn-1419493926.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">

Hoàng Tùng
Bình luận
vtcnews.vn