(VTC News) - Từ năm 2012 đến nay, các công ty lớn ở Việt Nam đều vướng vào thông tin trong sữa có vật thể lạ, sữa bị đóng váng, dị vật giống con dấm… vậy đâu là nguyên nhân gây nên những thông tin “dị vật” có trong sữa?
Sự cố không mong muốn
Thông tin trong sữa có “dị vật giống con dấm”, sữa bị đóng váng, vật thể lạ có trong sữa… đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người tiêu dùng Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là các bà nội trợ có con nhỏ. “Dị vật” hay được nhắc đến trong các sự cố là nấm mốc hoặc đóng váng…Chẳng hạn sự kiện gần đây nhất trong tháng 5, có thông tin cho rằng thức uống dinh dưỡng vị chua Fristi - các bà mẹ thường hay gọi là sữa chua uống Fristi - bị đóng váng, chứa “dị vật” giống con dấm.
Trong các ngành liên quan đến thực phẩm, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất thực phẩm dinh dưỡng, tiêu chí quan trọng nhất vẫn là an toàn thực phẩm.
Ông Mark Boot, Tổng giám đốc Công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam từng chia sẻ với báo chí rằng, ngay từ khâu thu mua sữa tươi nguyên liệu, chỉ cần có một sai sót nhỏ dẫn đến không đạt tiêu chuẩn, công ty sẽ từ chối thu mua ngay lập tức.
Mặt khác, chất lượng sản phẩm của FrieslandCampina Việt Nam đều có quy chuẩn sản xuất đồng nhất trên toàn cầu. Ví dụ như trường hợp sữa chua uống Fristi, không chỉ sản xuất và đóng gói theo quy trình khép kín (từ nhà cung cấp nguyên liệu, nhà máy, nhà phân phối đến người tiêu dùng) mà tất cả các sản phẩm trước khi xuất xưởng đều phải trải qua quá trình kiểm định gắt gao, đạt các tiêu chuẩn QRMS, ISO, HACCP, FOQUS…
Ngoài ra, phía FrieslandCampina Việt Nam cũng cho biết, tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng của họ còn thông qua các chương trình khác như: chống nhiễm chéo bên ngoài nhà máy (phát sinh từ các chất, khí thải của các công trình xung quanh), chống nhiễm chéo trong khu vực sản xuất (kho nguyên liệu, chế biến, đóng gói và kho thành phẩm); đồng thời, những nhân viên của nhà máy cũng phải đảm bảo về vệ sinh cá nhân, cụ thể là được kiểm tra sức khỏe định kỳ, giám sát các biểu hiện nhiễm bệnh và giám sát việc thực hiện vệ sinh thường xuyên. Với những quy chuẩn nghiêm ngặt này, rất khó để xảy ra chuyện “dị vật” thâm nhập vào thành phẩm trong quá trình sản xuất. Vậy đâu là nguyên nhân để xuất hiện tình trạng nấm mốc hay đóng váng?
Truy tìm ra “thủ phạm”
Loại trừ trường hợp sản phẩm hết hạn sử dụng thì thời tiết, nhiệt độ, ánh nắng… là những yếu tố có tác động rất lớn đến việc bảo quản thực phẩm. Thông thường, nhiệt độ nóng, ẩm khiến thức ăn dễ bị ôi, thiu.
Riêng thực phẩm dạng nước như sữa thì dễ bị kết tủa, đóng váng. Do đó, nhiệt độ phòng và nơi bảo quản là yếu tố quan trọng để tránh “dị vật” hình thành trong sữa.
Nhìn lại những biểu hiện thời tiết từ đầu năm đến nay có thể thấy, nhiều tháng, nhiệt độ lên đến 39 - 400C, cao hơn nhiều so với nhiệt độ trung bình của mùa khô những năm trước đó, chỉ dao động từ 27 - 300C.
Khi vận chuyển có thể xảy ra va chạm, gây hư tổn nơi vỏ hộp dẫn đến việc vi khuẩn có hại xâm nhập
Ngoài ra, việc một vài sản phẩm bị lỗi trong quá trình vận chuyển, bảo quản của các đại lý, cửa hàng là điều khó tránh khỏi. Theo đó, khi vận chuyển có thể xảy ra những va chạm gây hư tổn nơi vỏ hộp dẫn đến vi khuẩn có hại xâm nhập và làm sữa bị mốc.
Về phía người tiêu dùng, trong những trường hợp phát hiện sữa có biểu hiện này cần liên hệ ngay vào đường dây nóng của công ty trước hết sẽ được đổi lại sản phẩm mới, sau đó là giúp các nhà sản xuất tìm ra “thủ phạm” gây hỏng sữa vì trước khi xuất xưởng, các mẫu kiểm tra đều được lưu giữ cho đến hết vòng đời sản phẩm.
Phương Dung
Bình luận