Ngày 26/3, Đài Loan đã công bố kế hoạch tổ chức cuộc diễn tập thực binh hỏa lực có quy mô lớn nhất kể từ năm 2008, nhằm đánh giá lại khả năng phòng thủ của hòn đảo này.
“Mục đích chính của cuộc diễn tập là để đánh giá khả năng phòng thủ của quân đội đang đồn trú tại quần đảo Bành Hồ”, Thiếu tướng Tseng Fu-hsing, trợ lý Phó Tổng tham mưu trưởng phụ trách tác chiến và kế hoạch, cho biết.
Chính quyền thân Trung Quốc của nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) đã không tổ chức bất kỳ cuộc diễn tập thực binh hỏa lực lớn nào kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2008 mà tập trung vào tăng cường giao lưu thương mại và du lịch nhằm giảm bớt căng thăng giữa hai bên.
Thiếu tướng Tseng Fu-hsing cho biết thêm, cuộc diễn tập “Hán Quang 29” đã được quyết định tổ chức, nhằm trấn an sự lo sợ của công chúng về một cuộc tấn công có thể xảy ra.
Tuyên bố này của Đài Loan diễn ra chỉ một ngày sau khi các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin “vịt” là Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 24 chiếc máy bay chiến đấu Su-35 và 4 tàu ngầm lớp Lada của Nga.
Đáp lại thông tin này, người phát ngôn lực lượng Quốc phòng Đài Loan David Lo cho biết, Đài Bắc sẽ không tiến hành một cuộc chạy đua vũ trang chống lại Đại Lục.
Tuy nhiên, ông cam kết quân đội sẽ làm tất cả có thể để “ngăn chặn kẻ thù có thể dễ dàng sử dụng vũ lực” đối với hòn đảo tự do, bao gồm cả việc tăng cường huấn luyện và tinh thần quyết chiến cho nhân dân và binh lính.
Theo Thiếu tướng Tseng Fu-hsing, trong cuộc diễn tập, mang tên “Hán Quang 29” (Han Kuang 29), lực lượng vũ trang Đài Loan sẽ phóng thử hệ thống tên lửa đa nòng Lôi Đình 2000 (Ting Ray-2000 hay còn gọi là Thunder 2000).
Lôi Đình 2000 được Viện khoa học Trung Sơn bắt tay vào nghiên cứu chế tạo từ năm 1997. Vào tháng 9 năm ngoái Bộ chỉ huy pháo binh số 21 thuộc trung đoàn lục quân số 6 - lục quân Đài Loan đã tiếp nhận 50 hệ thống phóng rocket nhiều nòng trên xe cơ động có tổng giá trị 483 triệu USD.
Hệ thống rocket nhiều nòng “Lôi Đình-2000” sẽ dùng để thay thế cho hệ thống pháo rocket 117mm kiểu “Công Phong-6” cũng do viện khoa học Trung Sơn chế tạo, đã phục vụ trong lực lượng lục quân Đài Loan được hơn 30 năm, nó được chế tạo với mục đích là thực hiện đòn tiến công phủ đầu, tiêu diệt lực lượng tác chiến đổ bộ lưỡng thê của địch.
Hệ thống có khả năng tác chiến cực nhanh, từ khi triển khai hệ thống trang bị đến khi phóng xong rocket chỉ mất có 8 phút, khả năng cơ động đến vị trí tác chiến mới cực nhanh, hiệu quả tác chiến rất cao.
Hệ thống này trong 1 phút có thể phóng 40 quả rocket vào trận địa địch, phạm vi tác chiến khoảng 28 dặm (tương đương 45km), xác suất trượt mục tiêu chỉ khoảng 1%.
Xe chở phóng của hệ thống này sử dụng xe tải chiến thuật cơ động nhanh hạng nặng 8X8 kiểu M977 (HEMIT) của công ty Oshkosh.
Dạng khung gầm xe này có thể lắp đặt 3 hệ thống ống phóng với số lượng ống và kích cỡ đạn khác nhau. Bao gồm: đạn rocket 117mm loại 60 nòng (MK-15), đạn rocket 182mm loại 27 nòng (MK-30), đạn rocket 227mm loại 12 nòng (MK-45).
Đây là lần đầu tiên Lôi Đình 2000 được sử dụng trong các cuộc diễn tập quân sự. trong cuộc diễn tập này, 81 quả tên lửa sẽ được phóng thử vào ngày 17/4.
Với khả năng cơ động và triển khai nhanh, tầm bắn xa, phạm vi bao trùm và độ chính xác hỏa lực cao với đa chủng loại đạn rocket, loại pháo hỏa tiễn này thực sự là “hung thần” của các lực lượng tác chiến đổ bộ đánh chiếm đảo của đối phương.
Theo kế hoạch, cuộc diễn tập này sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 19-4 tại quần đảo Bành Hồ nằm ở giữa eo biển rộng 180 km chia cách Đài Loan với Trung Quốc đại lục. Quần đảo này được sử dụng để kiểm soát các tuyến đường biển chính nối Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Hệ thống Lôi Đình - 2000 kiểu MK-45 (12 nòng) |
“Mục đích chính của cuộc diễn tập là để đánh giá khả năng phòng thủ của quân đội đang đồn trú tại quần đảo Bành Hồ”, Thiếu tướng Tseng Fu-hsing, trợ lý Phó Tổng tham mưu trưởng phụ trách tác chiến và kế hoạch, cho biết.
Chính quyền thân Trung Quốc của nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) đã không tổ chức bất kỳ cuộc diễn tập thực binh hỏa lực lớn nào kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2008 mà tập trung vào tăng cường giao lưu thương mại và du lịch nhằm giảm bớt căng thăng giữa hai bên.
Thiếu tướng Tseng Fu-hsing cho biết thêm, cuộc diễn tập “Hán Quang 29” đã được quyết định tổ chức, nhằm trấn an sự lo sợ của công chúng về một cuộc tấn công có thể xảy ra.
Tuyên bố này của Đài Loan diễn ra chỉ một ngày sau khi các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin “vịt” là Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 24 chiếc máy bay chiến đấu Su-35 và 4 tàu ngầm lớp Lada của Nga.
Đáp lại thông tin này, người phát ngôn lực lượng Quốc phòng Đài Loan David Lo cho biết, Đài Bắc sẽ không tiến hành một cuộc chạy đua vũ trang chống lại Đại Lục.
Tuy nhiên, ông cam kết quân đội sẽ làm tất cả có thể để “ngăn chặn kẻ thù có thể dễ dàng sử dụng vũ lực” đối với hòn đảo tự do, bao gồm cả việc tăng cường huấn luyện và tinh thần quyết chiến cho nhân dân và binh lính.
Theo Thiếu tướng Tseng Fu-hsing, trong cuộc diễn tập, mang tên “Hán Quang 29” (Han Kuang 29), lực lượng vũ trang Đài Loan sẽ phóng thử hệ thống tên lửa đa nòng Lôi Đình 2000 (Ting Ray-2000 hay còn gọi là Thunder 2000).
Lôi Đình 2000 được Viện khoa học Trung Sơn bắt tay vào nghiên cứu chế tạo từ năm 1997. Vào tháng 9 năm ngoái Bộ chỉ huy pháo binh số 21 thuộc trung đoàn lục quân số 6 - lục quân Đài Loan đã tiếp nhận 50 hệ thống phóng rocket nhiều nòng trên xe cơ động có tổng giá trị 483 triệu USD.
Hệ thống rocket nhiều nòng “Lôi Đình-2000” sẽ dùng để thay thế cho hệ thống pháo rocket 117mm kiểu “Công Phong-6” cũng do viện khoa học Trung Sơn chế tạo, đã phục vụ trong lực lượng lục quân Đài Loan được hơn 30 năm, nó được chế tạo với mục đích là thực hiện đòn tiến công phủ đầu, tiêu diệt lực lượng tác chiến đổ bộ lưỡng thê của địch.
Hệ thống Lôi Đình - 2000 kiểu MK-30 (27 nòng) |
Hệ thống có khả năng tác chiến cực nhanh, từ khi triển khai hệ thống trang bị đến khi phóng xong rocket chỉ mất có 8 phút, khả năng cơ động đến vị trí tác chiến mới cực nhanh, hiệu quả tác chiến rất cao.
Hệ thống này trong 1 phút có thể phóng 40 quả rocket vào trận địa địch, phạm vi tác chiến khoảng 28 dặm (tương đương 45km), xác suất trượt mục tiêu chỉ khoảng 1%.
Xe chở phóng của hệ thống này sử dụng xe tải chiến thuật cơ động nhanh hạng nặng 8X8 kiểu M977 (HEMIT) của công ty Oshkosh.
Dạng khung gầm xe này có thể lắp đặt 3 hệ thống ống phóng với số lượng ống và kích cỡ đạn khác nhau. Bao gồm: đạn rocket 117mm loại 60 nòng (MK-15), đạn rocket 182mm loại 27 nòng (MK-30), đạn rocket 227mm loại 12 nòng (MK-45).
Đây là lần đầu tiên Lôi Đình 2000 được sử dụng trong các cuộc diễn tập quân sự. trong cuộc diễn tập này, 81 quả tên lửa sẽ được phóng thử vào ngày 17/4.
Với khả năng cơ động và triển khai nhanh, tầm bắn xa, phạm vi bao trùm và độ chính xác hỏa lực cao với đa chủng loại đạn rocket, loại pháo hỏa tiễn này thực sự là “hung thần” của các lực lượng tác chiến đổ bộ đánh chiếm đảo của đối phương.
TheoĐức Hùng/ An ninh Thủ đô
Bình luận