• Zalo

Giá tiêu hôm nay 20/9: Đi ngang, cao nhất ở mức 67.500 đồng/kg

Thị trườngThứ Hai, 19/09/2022 20:03:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Giá tiêu hôm nay ổn định so với 1 ngày trước đó, dao động ở mức 64.500 - 67.500 đồng/kg.

Cập nhật diễn biến giá tiêu hôm nay

+ Giá tiêu trong nước

Giá tiêu trong nước hôm nay đi ngang so với 2 phiên giao dịch liền trước, dao động trong mức 64.500 - 67.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 20/9: Đi ngang, cao nhất ở mức 67.500 đồng/kg - 1

Giá tiêu hôm nay đi ngang, cao nhất ở mức 67.500 đồng/kg.

Cụ thể, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ghi nhận ở mức 67.500 đồng/kg, là địa phương có giá tiêu cao nhất cả nước.

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay giao dịch ở mức 66.000 đồng/kg, không thay đổi so với hôm qua.

Tại Bình Phước, giá tiêu được thu mua với mức 67.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai ở mức 66.000 đồng/kg.

Mức giá tiêu thấp nhất cả nước được ghi nhận tại tỉnh Gia Lai là 64.500 đồng/kg.

Địa phươngGiá (đồng)Thay đổi so với 1 ngày trước (đồng)
Bà Rịa - Vũng Tàu67.500-
Bình Phước67.000-
Đắk Lắk66.000-
Đắk Nông66.000-
Đồng Nai66.000-
Gia Lai64.500-

+ Dự báo giá tiêu

Tổng kết tuần trước, giá tiêu trong nước của Việt Nam giảm 500 đồng/kg tại Đồng Nai, Bình Phước; giảm 1.000 đồng/kg ở Đắk Lắk, Đắk Nông. Có mức giảm mạnh nhất 1.500 đồng/kg là các tỉnh Gia Lai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nguyên nhân của tình trạng giảm hơn 1 tháng qua, theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, là do tác động từ mối lo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay tiếp tục nâng lãi suất tại phiên họp điều hành vào ngày 20 - 21/9 sắp tới.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu, việc đồng loạt nâng lãi suất tiền tệ cơ bản trên thế giới có thể sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu.

Đầu năm nay, các chuyên gia, doanh nghiệp hồ tiêu đều tỏ ra lạc quan với mức tăng, có thể lên đến 100.000 đồng/kg vào cuối năm nay. Tuy nhiên, chỉ còn hơn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2022, thị trường cứ liên tục giảm, trong khi đà tăng mờ mịt do USD tăng cao. Trong bối cảnh hiện nay, bức tranh của ngành hồ tiêu không thể tươi sáng như dự tính.

Cập nhật tình hình về giá hồ tiêu thế giới

Theo Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế, thị trường tuần qua có phản ứng trái chiều khi chỉ có giá tiêu trắng địa phương của Malaysia tăng. Còn Ấn Độ có giá tiêu tiếp tục đi ngang. Giá tiêu Indonesia giữ nguyên, lượng xuất khẩu ít hơn do lượng hàng dự trữ ít. Hiện tại, nhu cầu tiêu thụ yếu vẫn là yếu tố khiến giá hồ tiêu khó phục hồi những tháng tiếp theo. Đặc biệt là ở 2 thị trường châu Âu và Mỹ.

Mới đây, Nedspice đã chốt sản lượng hồ tiêu toàn cầu ở mức 509.000 tấn vào năm 2022. Sản lượng tiêu của Việt Nam được ước tính sẽ còn 188.000 tấn, giảm hơn 6%. Tình trạng mất mùa ở Việt Nam do thời tiết không thuận lợi được đánh giá sẽ cân bằng với vụ mùa ở các nước sản xuất tiêu khác.

Tuần này Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có phiên họp điều hành vào ngày 20 - 21/9 tính chuyện tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Những thống kê gần đây cho thấy tình hình kinh tế tại Mỹ và châu Âu tiếp tục xấu đi. Điều này khiến các thị trường hàng hóa, trong đó có hồ tiêu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tính chung 8 tháng đầu năm, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam với 37.560 tấn, giảm 13,8% so với cùng kỳ. Xuất khẩu sang châu Âu giảm 11,9% và giảm hầu hết ở các thị trường lớn Đức, Hà Lan, Anh, Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ.

Tại khu vực châu Á, xuất khẩu tăng ở một số thị trường quan trọng như UAE, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, Philippine, Nhật Bản tuy nhiên lại giảm mạnh ở Trung Quốc (giảm 72,6% còn 9.695 tấn so với lượng nhập khẩu 35.444 tấn cùng kỳ) nên kéo theo cả khu vực giảm 23,2%.

Ai Cập vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam ở Châu Phi đạt 2.110 tấn, tuy nhiên so cùng kỳ, nhập khẩu của Ai Cập giảm 51,4%. Các thị trường nhập khẩu tiêu trắng chủ yếu: Mỹ: 3.664 tấn, Đức: 3.188 tấn, Hà Lan: 2.263 tấn, Thái Lan: 1.541 tấn, Trung Quốc: 1.393 tấn.

Về việc xuất khẩu sang Ai Cập giảm mạnh, theo các chuyên gia do USD tăng cao, dẫn đến nhiều quốc gia bị thiếu USD và buộc phải hạn chế ngoại tệ đối với nhập khẩu hàng hóa không thiết yếu, trong đó có hồ tiêu. Như vậy, ngoài nhu cầu giảm do lạm phát, việc USD cao cũng khiến xuất khẩu trở nên khó khăn hơn.

Thành Lâm
Bình luận
vtcnews.vn