Cập nhật diễn biến giá tiêu hôm nay:
+ Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay dao động trong khoảng 65.000 - 68.000 đồng/kg. Tại 3 tỉnh Tây Nguyên, giá tiêu đều giảm 500 đồng/kg và giữ nguyên tại các tỉnh khác so với thời điểm 1 ngày trước đó.
Cụ thể, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ghi nhận ở mức 68.000 đồng/kg, cao nhất cả nước.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay giao dịch ở mức 66.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg so với hôm qua.
Tại Bình Phước, giá tiêu được thu mua với mức 67.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai ở mức 66.000 đồng/kg, cũng giảm 500 đồng/kg.
Mức giá tiêu thấp nhất cả nước được ghi nhận tại tỉnh Gia Lai là 65.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Thay đổi so với 1 ngày trước (đồng) |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 68.000 | - |
Bình Phước | 67.000 | - |
Đắk Lắk | 66.000 | - 500 |
Đắk Nông | 66.000 | - 500 |
Đồng Nai | 66.000 | - |
Gia Lai | 65.000 | - 500 |
+ Dự báo giá tiêu
Trong 10 ngày cuối tháng 7, giá tiêu trong nước đã tăng mạnh, sau khi một số đại lý tăng cường thu mua trở lại với kỳ vọng việc xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tốt dần lên trong những tháng cuối năm.
Tuy nhiên, tình hình mua bán trên thị trường không quá sôi động. Đồng thời, giá cũng lên xuống không đồng nhất bởi có khu vực đại lý thu mua nhiều nhưng nơi khác thì khá trầm lắng. Do đó, vào giữa tháng 8, giá tiêu đen trong nước đã giảm trở lại.
Theo các chuyên gia kinh tế hàng đầu, việc đồng loạt nâng lãi suất tiền tệ cơ bản của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ càng khiến tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu nghiêm trọng hơn.
Mới đây, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đã niêm yết giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam giảm đến 400 USD/tấn so với thời điểm 15/8, hiện chỉ còn 3.350 USD/tấn với tiêu đen 500; tiêu trắng giảm 300 USD/tấn, còn 5.300 USD/tấn.
Nhu cầu thấp được nhận định vẫn là nguyên nhân kìm hãm khả năng phục hồi của giá hồ tiêu trong những tháng tiếp theo, đặc biệt là tại châu Âu và Mỹ - hai thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam.
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát khiến USD chảy ngược vào Mỹ. Điều này dẫn đến nhiều quốc gia bị thiếu USD và buộc phải hạn chế ngoại tệ đối với nhập khẩu hàng hóa không thiết yếu, trong đó có hồ tiêu. Điển hình một số nước vốn là thị trường xuất khẩu tiêu lớn của Việt Nam trong những năm gần đây như Pakistan và Ai Cập cũng đang đối mặt với tình trạng này.
Ở trong nước, ngành hồ tiêu Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn như giá bán thấp, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Cập nhật tình hình về giá hồ tiêu thế giới
Theo dự báo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong thời gian tới giá hồ tiêu trên thế giới có thể không đổi hoặc giảm nhẹ do vụ mùa của Brazil được kỳ vọng đạt sản lượng tốt, trong khi nhu cầu vẫn yếu trong giai đoạn nửa cuối năm theo chu kỳ. Thêm vào đó, căng thẳng tại Đông Âu kéo theo giá năng lượng và tình trạng lạm phát ở mức cao, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu, nhu cầu không nhiều gây áp lực không nhỏ lên giá càng gia tăng.
Còn tại Sri Lanka, dù nước này đang bị vỡ nợ, thiếu nguyên vật liệu trong sản xuất nhưng những ngành xuất khẩu sẽ được ưu tiên để mang về ngoại tệ cho đất nước. Vì thế hồ tiêu Sri Lanka, kể cả lượng hàng tồn có thể được đẩy mạnh xuất khẩu và giá thành sẽ cạnh tranh hơn các nước khác.
Đặc biệt, việc Trung Quốc vẫn kiên trì với chính sách Zero COVID sẽ khiến cho nhu cầu nhập khẩu của nước này chưa đạt mức như kỳ vọng. Mặc dù nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 6 đã tăng trở lại, tuy nhiên đó có thể không phải hàng mới mà là lượng hàng có sẵn ở cửa khẩu. Giá khó có thể tăng nếu sức mua của Trung Quốc vẫn thấp.
Sự trì hoãn các lịch trình vận tải do tắc nghẽn cảng ở châu Âu cũng là một thách thức lớn. Tình trạng thiếu chỗ và thiếu container vẫn còn căng thẳng, đặc biệt là đối với các nước xuất khẩu của Đông Nam Á. Để tránh giao hàng chậm trễ, các chủ hàng có xu hướng đặt chỗ các tuyến trực tiếp.
Bình luận