Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc ổn định
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay dao động trong khoảng 51.000 - 53.000 đồng/kg.
Theo đó, mức giá cao nhất khu vực 53.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên và Thái Bình.
Ở chiều ngược lại, mức giá heo hơi thấp nhất là 51.000 đồng/kg, được ghi nhận tại hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai.
Các tỉnh thành còn lại vẫn duy trì giao dịch ổn định ở mức 52.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Hà Nội | 52.000 | Không tăng, không giảm |
Hà Nam | 52.000 | - |
Thái Bình | 53.000 | - |
Thái Nguyên | 53.000 | - |
Tuyên Quang | 52.000 | - |
Phú Thọ | 52.000 | - |
Yên Bái | 51.000 | - |
Giá heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên biến động trái chiều
Sau nhiều ngày đi ngang, giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên tăng/giảm trái chiều trong phạm vi hẹp và dao động trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg.
Theo đó, sau khi tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua, giá heo hơi hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk đang được thương lái thu mua ở mức 52.000 đồng/kg.
Ở chiều ngược lại, sau khi điều chỉnh giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, giá heo hơi hôm nay tại Bình Thuận về mức 53.000 đồng/kg.
Các địa phương khác trong khu vực không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, thương lái tại tỉnh Lâm Đồng tiếp tục thu mua heo hơi với giá cao nhất khu vực là 54.000 đồng/kg. Các địa phương khác đang thu mua heo hơi với giá trong khoảng 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bình Thuận | 53.000 | Giảm 1.000 |
Đắk Lắk | 52.000 | Tăng 1.000 |
Khánh Hoà | 52.000 | Không tăng, không giảm |
Quảng Ngãi | 52.000 | - |
Quảng Nam | 53.000 | - |
Nghệ An | 53.000 | - |
Thanh Hoá | 52.000 | - |
Giá heo hơi tại miền Nam tăng nhẹ
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng nhẹ và dao động trong khoảng 51.000 - 54.000 đồng/kg.
Cụ thể, cùng tăng 1.000 đồng/kg, giá heo hơi tại hai tỉnh Hậu Giang và Bến Tre được thương lái thu mua ở mức 53.000 đồng/kg.
Còn tại Đồng Tháp, sau khi điều chỉnh lên 1.000 đồng/kg, giá heo hơi tại đây đạt 54.000 đồng/kg.
Đây cũng là mức giá được ghi nhận tại tỉnh Cà Mau và là mức giá cao nhất khu vực.
Các tỉnh, thành khác không ghi nhận sự biến động về giá và đang giao dịch trong khoảng 51.000 - 53.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Đồng Tháp | 54.000 | Tăng 1.000 |
Hậu Giang | 53.000 | Tăng 1.000 |
Bến Tre | 53.000 | Tăng 1.000 |
Cà Mau | 54.000 | Không tăng, không giảm |
TP Hồ Chí Minh | 53.000 | - |
Long An | 52.000 | - |
Sóc Trăng | 52.000 | - |
Làm gì để ngành chăn nuôi tăng 4,5 - 5%?
Trong khi giá heo hơi tại miền Bắc ổn định thì giá heo hơi tại miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam đã có sự biến động trái chiều và trên đà tăng nhẹ, giao dịch ở mức từ 51.000 - 54.000 đồng/kg. Riêng tại hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre trong 2 ngày 1-2/2 tăng liên tiếp và đang được giao dịch ở cùng mức 52.000 đồng/kg.
Một số chuyên gia cho rằng, giá heo hơi có thể sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong những ngày tới do thị trường đang ghi nhận một vài chuyển biến mới. Cụ thể, các bếp ăn tập thể, bếp ăn trường học bắt đầu hoạt động đã đẩy nhu cầu về thực phẩm tăng cao hơn so với thời điểm trong và sau Tết nguyên đán kéo theo giá thịt heo sẽ tăng theo.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc mở cửa khẩu thời gian qua giúp cho việc thông thương, buôn bán và tiêu thụ thịt heo của Việt Nam cũng thuận lợi hơn là những nguyên nhân kéo theo giá heo hơi, thị heo sẽ tăng trong những ngày tới.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi trong tình hình mới vẫn gặp khá nhiều khó khăn bởi dịch bệnh, xung đột giữa Nga và Ukraine khiến các chuỗi cung ứng vật tư đầu vào tăng cao là những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Tính đến nay, giá các loại thức ăn chăn nuôi đều tăng so với cùng kỳ năm 2021, từ 7 đến 27%. Tăng mạnh nhất là ngô hạt tăng hơn 8.800 đồng/kg, khô dầu đậu tương tăng 14.500 đồng/kg, methionine tăng 68.000 đồng/kg…Về giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng mạnh, như thức ăn hỗ hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt từ 60 đến xuất chuồng tăng khoảng 13.000 đồng/kg; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông mầu tăng 12.800 đồng/kg…
Cùng với đó, ngành chăn nuôi tiếp tục chịu sự ảnh hưởng của việc đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch COVID-19 và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, chi phí logistic tăng cao.
Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra các nhóm giải pháp để phát triển chăn nuôi trong tình hình mới như: chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi; sản xuất gắn với thị trường, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn thực phẩm; ứng dụng khoa học công nghệ; tăng cường chế biến, chế biến sâu gắn với xúc tiến thị trường thương mại; tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi theo chuỗi khéo kín, kinh tế tuần hoàn…để năm 2023 ngành chăn nuôi đạt mục tiêu đạt giá trị sản xuất tăng khoảng 4,5 đến 5% so năm 2022.
Bình luận