Giá cà phê hôm nay 1/9: Trong nước tiếp đà tăng, thế giới không biến động

Thị trườngChủ Nhật, 01/09/2024 07:45:00 +07:00
(VTC News) -

Giá cà phê hôm nay không ghi nhận sự biến động tại thị trường thế giới, trong khi đó, giá trong nước tiếp tục tăng, giao dịch cao nhất ở mức 121.000 đồng/kg.

Giá cà phê thế giới

Đầu giờ sáng 1/9 (giờ Việt Nam), trên sàn London, giá cà phê Robusta ở mức 5.348 USD/tấn, không ghi nhận sự thay đổi so với đầu giờ sáng qua. Với kỳ hạn giao tháng 11, giá cà phê Robusta giao dịch ở mức 4.948 USD/tấn, cũng không biến động.

Trong khi đó, giá cà phê Arabica trên sàn New York hôm nay là 269 cent/lb, giữ nguyên so với phiên giao dịch một ngày trước. Ở kỳ hạn giao hàng tháng 9, giá cà phê Arabica là 248 cent/lb, không ghi nhận sự biến động.

Giá cà phê hôm nay ở trong nước tiếp tục tăng. (Ảnh minh họa)

Giá cà phê hôm nay ở trong nước tiếp tục tăng. (Ảnh minh họa)

Giá cà phê trong nước

Giá cà phê ở trong nước hôm nay đồng loạt tăng, dao động ở mức 121.000 - 122.100 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk giao dịch ở mức 121.900 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg so với đầu giờ sáng qua.

Giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng ghi nhận ở mức 121.000 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai hôm nay ghi nhận giao dịch ở mức 121.900 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg so với phiên giao dịch trước.

Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông giao dịch ở mức 122.100 đồng/kg, tăng 700 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Các lô hàng cà phê đang nhanh chóng được vận chuyển đến châu Âu khi doanh nghiệp ở khu vực này đang tích cực mua tích trữ trước khi quy định chống phá phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) có hiệu lực cuối năm nay.

EUDR yêu cầu nhà nhập khẩu phải chứng minh những mặt hàng nông nghiệp chủ lực như cà phê, thịt bò, ca cao, gỗ…không được sản xuất từ đất rừng bị phá sau năm 2020.

Tuy nhiên, sự thiếu rõ ràng về các chi tiết của EUDR khiến nhiều doanh nghiệp bối rối và chưa sẵn sàng tuân thủ. Vì vậy, một khi EUDR được triển khai, tình trạng nguồn cung cà phê vào châu Âu bị gián đoạn là điều không thể tránh khỏi.

Nguồn cung cà phê cho châu Âu chủ yếu phụ thuộc vào hàng triệu nông dân canh tác nhỏ lẻ trên khắp thế giới. Điều đó đặt ra thách thức lớn trong việc đảm bảo mọi hạt cà phê đều tuân thủ EUDR. Vì vậy, các thương nhân đang chạy đua để nhập khẩu cà phê vào châu Âu với số lượng nhiều nhất thể trước khi EUDR có hiệu lực vào ngày 30-12-2024

Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê từ Brazil, nước sản xuất hàng đầu thế giới sang EU tăng khoảng 65% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, Uganda ngày càng trở thành nhà cung cấp cà phê Robusta quan trọng đối với châu Âu sau khi nguồn cung của Việt Nam, nước sản xuất Robusta lớn nhất thế giới, giảm mạnh do thời tiết khô hạn. Quốc gia Đông Phi này chứng kiến ​​xuất khẩu cà phê đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng trước, với phần lớn cà phê hướng tới châu Âu.

“Đây là vụ cà phê Robusta cuối cùng mà chúng tôi có thể xuất khẩu trước khi EUDR có hiệu lực”, Ted Marley, một nhà kinh doanh cà phê ở Uganda nói và cho biết, vụ thu hoạch cà phê Robusta tiếp theo diễn ra vào tháng 10.

Tuy nhiên, do thời gian vận chuyển đến châu Âu lên tới 70 ngày vì tàu phải vòng qua Nam Phi cũng như cần thêm thời gian để chế biến nên hầu hết cà phê Robusta trong vụ sắp tới sẽ phải tuân thủ EUDR.

Thành Lâm
Bình luận
vtcnews.vn