"Có lẽ chúng ta và cả ông Tập Cận Bình cũng nên đọc một số lời các em đã viết, để biết thế hệ tương lai của Việt Nam nghĩ gì về đất nước mình và nước láng giềng Trung Quốc".
- Dư luận đang rất quan tâm đến những bài văn “lạ” là “thư gửi ông Tập Cận Bình” của một số học sinh lớp 4 do cô dạy. Vì sao cô lại chọn đề bài này cho các em?
Cô Đặng Nguyệt Anh: Có thể mọi người thấy lạ, chứ thật ra từ năm trước, trong nhiều giờ học, tôi đã dạy các em về chủ quyền biển đảo. Gần đây, các báo lại đưa tin rất nhiều về chuyện tàu cá Việt Nam bị bắn cháy ca-bin, tôi nghĩ tại sao không đưa sự kiện này vào bài thi, bài kiểm tra cho các em học sinh để giáo dục lòng yêu nước?
Những câu chuyện này vừa có sự phẫn nộ, vừa rất xúc động, các em sẽ có dịp tốt để thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình đối với quê hương đất nước, sau những gì các em đã được học.
Ban đầu, tôi cũng chỉ định ra đề để các em nhập vai là con ngư dân và viết thư cho một bạn người Trung Quốc, giống như mô-típ viết thư cho bạn bè quốc tế trong cuộc thi viết thư UPU. Nhưng nghĩ thêm thì như thế chưa có gì mới lạ, tại sao không nghĩ đến một giả thiết đặc biệt hơn, đó là gửi đến ông Tập Cận Bình?
Viết thư cho bạn cùng lứa thì các em làm nhiều rồi, nhưng viết thư cho một người lớn tuổi, lại là một lãnh đạo cao nhất của nước Trung Quốc, thì điều đó sẽ rất mới mẻ, sẽ kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của các em.
- Ra đề như thế có quá “già” và khó không so với tuổi các em? Vả lại, đọc một số bài làm khác, khó ai có thể nghĩ các em lại biết về “16 chữ vàng và 4 tốt” trong mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, ngay cả ông Tập Cận Bình là ai, nhiều người lớn cũng chưa chắc biết.
Đúng là có một số thông tin các em viết trong bài không hề được dạy từ trước. Trước khi phát đề bài, tôi kể cho các em nghe về việc tàu cá nước mình bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca-bin mà báo chí đã đưa tin.
Sau đó, tôi giới thiệu cho các em biết ông Tập Cận Bình là ai và quan hệ hai nước Việt Nam – Trung Quốc lâu nay thế nào, gần đây vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam ra sao.
Khi tôi kể chuyện, một số em tham gia khá sôi nổi vì các em đã được nghe trên các chương trình thời sự hoặc nghe bố mẹ nói chuyện. Sau nữa, tôi đọc cho các em nghe bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến. Tôi thấy các em lớp bốn còn nhỏ mà đã biết chăm chú lắng nghe trong niềm xúc động khiến tôi càng hào hứng hơn.
Phần thời gian còn lại của buổi sinh hoạt, tôi để các em được hoàn toàn tự nhiên viết bức thư gửi ông Tập Cận Bình theo suy nghĩ và trí tưởng tượng của các em.
Khi thu bài, đọc qua một lượt, tôi thấy một số bài viết hơi gượng, hơi già dặn so với lứa tuổi do các em phải cố gắng nhập vai để viết về một vấn đề chính trị không hề dễ viết; một vài bài khác lại rất hồn nhiên, có chỗ còn vụng về. Nhưng bài nào cũng có một vài ý khá thú vị có chỗ các em viết khiến những người lớn như chúng ta cũng phải giật mình…
Tôi nghĩ: có lẽ chúng ta và cả ông Tập Cận Bình cũng nên đọc một số lời các em đã viết, để biết thế hệ tương lai của Việt Nam nghĩ gì về đất nước mình và nước láng giềng Trung Quốc.
- Một số độc giả sau khi đọc thư của em Trương Ánh Dương đã phản hồi rằng giọng văn già quá, chắc đây là bài văn do người lớn làm rồi “đưa vào miệng” các em? Cô nói sao về điều này?
Đó hoàn toàn là bài do em Ánh Dương viết. Có thể một số người hoài nghi nhưng đó chính là những suy nghĩ của em khi nhận đề văn và những thông tin tôi gợi ý như trên.
Tất cả thời gian chia sẻ thông tin, đọc - nghe thơ và làm bài chỉ trong 90 phút. Sau khi thu bài, tôi chỉ sửa vài chỗ trên bài của các em (bài đã được chụp ảnh đấy thôi).
Chưa em học sinh nào trong câu lạc bộ được góp ý, làm lại bài vì đến cuối tuần tôi mới gặp và trả bài cho các em. Đề bài tập này dành cho các học sinh giỏi văn, đang tham gia câu lạc bộ bồi dưỡng năng khiếu văn khối 4 Trí Đức nên tôi yêu cầu khó hơn cả đề kiểm tra dành cho khối 5 đại trà.
- Sau trường hợp của những bài văn “lạ” như “Nghĩ về đồng tiền” của em Nguyễn Trung Hiếu, “Ba ngày làm chuột” của em Ngô Thùy Dương… nay lại đến “thư gửi ông Tập Cận Bình”, vì sao cô lại chọn những cách ra đề như thế này?
Thật sự là tôi rất ghét lối dạy học theo văn mẫu, nó làm thui chột cả tâm hồn lẫn khả năng tư duy vốn hồn nhiên, trong sáng và sáng tạo của các em.
Thế nên tôi rất tránh học sinh của mình phải học văn theo kiểu sao chép. Trong những bài thi học sinh giỏi, hoặc trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ năng khiếu văn, tôi cố gắng ra những đề văn mà các em không thể dùng một cuốn sách hướng dẫn, một bài văn mẫu nào, các em phải hoàn toàn dựa vào kiến thức, tư duy và năng khiếu của chính mình.
Khi làm bài theo cách như vậy, mặc dù có thể xuất hiện những câu văn rất ngô nghê, hồn nhiên, nhưng đó lại là những điều chân thực nhất để bố mẹ hiểu con cái, cô giáo hiểu học trò. Vả lại, những điều xuất phát từ chính tâm hồn, tư duy của các em sẽ có sự tác động lớn đến các bạn khác trong việc các em học hỏi lẫn nhau để cùng tiến bộ.
- Ngoài các đề văn độc đáo cho học sinh lớp Trí Đức, cô có thường xuyên ra những đề tương tự trong các bài kiểm tra ở trường Hà Nội - Amsterdam?
Không! Ở mỗi lớp, mỗi học kỳ hoặc mỗi năm học, tôi chỉ ra một “đề lạ” thôi. Cốt là để nắm bắt khả năng của học sinh chính xác hơn và hiểu tâm tư của các em hơn.
Có khi chấm tập bài làm theo đề ấy đến mấy ngày rồi lại không lấy điểm, chỉ để làm kỷ niệm. Bình thường thì tôi phải ra đề sao cho học sinh có thể đạt điểm tốt trong các kỳ thi của trường, của Sở Giáo dục và của Quốc gia chứ!
- Ở trên cô có nói, từ lâu đã dạy các em về chủ quyền biển đảo, vậy cô dạy bằng cách nào để các em thấy gần gũi và dễ nhớ, dễ hiểu?
Về chủ đề biển đảo Việt Nam, tôi từng có dịp gặp gỡ, giao lưu với anh Vũ Trọng Lâm, PGĐ Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
Biết anh đã ra Trường Sa, có nhiều tư liệu, hình ảnh, tôi đã đến cơ quan anh để hỏi chuyện, xin ảnh và video clip. Về nhà, tôi làm các slide bài giảng, chọn các hình ảnh đẹp, có ý nghĩa để mang tới cho học sinh những buổi học thú vị và xúc động.
Rồi qua anh Lâm, tôi được quen biết, trò chuyện với một số cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa. Sau đó cô trò chúng tôi cùng viết thư gửi ra đảo.
Có những buổi trên lớp, tôi trực tiếp liên lac với anh Dũng, bạn Hiếu hay em Tùng ở đảo Trường Sa Lớn và đảo Sinh Tồn. Qua điện thoại, tôi để các em trò chuyện với các bác, các anh bộ đội, cả hát cho nhau nghe nữa. Hơi tốn tiền điện thoại nhưng tác dụng của những buổi sinh hoạt như vậy theo tôi là rất tuyệt.
Có những kỷ niệm với chiến sĩ Tùng ở Trường Sa mà tôi nhớ mãi: tôi và Tùng đã từng trò chuyện và hát song ca qua hai đầu điện thoại - một bài hát về biển đảo Việt Nam: “Nơi anh tới là biển xa, nơi anh tới, ngoài đảo xa…”.
Lúc ấy vợ chồng tôi và gia đình anh Lâm đang ở đảo Hòn Mê. Cả tôi, Tùng, và những người đứng xung quanh tôi lúc ấy đều nghẹn ngào xúc động.
Sau đó vài tháng, trong một lần trở về đất liền, Tùng đã kỳ công mang một cây bàng vuông về doanh trại rồi tiếp tục mang ra Hà Nội. Tùng nhờ anh Vũ Trọng Lâm mang cây bàng ấy đến trường Hà Nội - Amsterdam tặng thầy trò trường tôi.
(Trước đó, anh Phạm Văn Đại - Phó giám đốc Sở giáo dục và đào tạo Hà Nôi, hiệu trưởng trường chúng tôi và một số thầy cô cùng học sinh yêu mến chiến sĩ Trường Sa đã viết thư và gửi quà ra đảo). Tiếc là cây không hợp thổ nhưỡng nên không lên xanh được…
Tùng còn gửi một đoàn Hà Nội ra thăm đảo về cho tôi và chị Doãn Vân Anh mấy hòn đá rất đẹp. Trên đó, em đã nắn nót viết chữ “Tâm” và tên cô giáo Đặng Nguyệt Anh. Đến bây giờ, chúng tôi và Trường Sa vẫn thỉnh thoảng liên lạc với nhau qua điện thoại. Tôi đã từng được đến đảo Hòn Mê. Ước gì có một ngày cả gia đình tôi được đến với Trường Sa.
- Vấn đề biển Đông và chủ quyền biển đảo đang rất được nhân dân cả nước quan tâm, sau đề bài “Viết thư cho ông Tập Cận Bình”, cô có dự định nghĩ thêm những đề văn mới liên quan tới chủ đề này?
Thực tế thì đợt vừa rồi, ngoài đề văn lớp 4 mà mọi người đã biết, tôi cũng ra hai đề văn cho lớp 5 Trí Đức về chủ đề biển đảo, trong đó có một đề gợi ý các em nhập vai con một ngư dân Việt Nam viết thư cho một bạn ở Trung Quốc.
Ngoài ra, ở đề Tiếng Việt lớp 3, tôi yêu cầu các em đặt câu có những từ ngữ “Hoàng Sa”, “Trường Sa”, “bảo vệ biển đảo” và có hình ảnh nhân hóa về những con tàu hải quân trên biển…
Sắp tới, có thể tôi sẽ tiếp tục mang câu chuyện tàu cá bị bắn cháy ca-bin cho các em học sinh lớp lớn làm văn nghị luận xã hội. Hy vọng sẽ tìm được nhiều bài văn hay, ý tưởng mới lạ và hoàn toàn xuất phát từ chính tâm hồn, tình cảm, tư duy của các em.
- Trân trọng cám ơn cô!
- Dư luận đang rất quan tâm đến những bài văn “lạ” là “thư gửi ông Tập Cận Bình” của một số học sinh lớp 4 do cô dạy. Vì sao cô lại chọn đề bài này cho các em?
Cô Đặng Nguyệt Anh: Có thể mọi người thấy lạ, chứ thật ra từ năm trước, trong nhiều giờ học, tôi đã dạy các em về chủ quyền biển đảo. Gần đây, các báo lại đưa tin rất nhiều về chuyện tàu cá Việt Nam bị bắn cháy ca-bin, tôi nghĩ tại sao không đưa sự kiện này vào bài thi, bài kiểm tra cho các em học sinh để giáo dục lòng yêu nước?
Những câu chuyện này vừa có sự phẫn nộ, vừa rất xúc động, các em sẽ có dịp tốt để thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình đối với quê hương đất nước, sau những gì các em đã được học.
Cô giáo Đặng Nguyệt Anh, cô giáo của những đề văn "lạ" |
Viết thư cho bạn cùng lứa thì các em làm nhiều rồi, nhưng viết thư cho một người lớn tuổi, lại là một lãnh đạo cao nhất của nước Trung Quốc, thì điều đó sẽ rất mới mẻ, sẽ kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của các em.
- Ra đề như thế có quá “già” và khó không so với tuổi các em? Vả lại, đọc một số bài làm khác, khó ai có thể nghĩ các em lại biết về “16 chữ vàng và 4 tốt” trong mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, ngay cả ông Tập Cận Bình là ai, nhiều người lớn cũng chưa chắc biết.
Đúng là có một số thông tin các em viết trong bài không hề được dạy từ trước. Trước khi phát đề bài, tôi kể cho các em nghe về việc tàu cá nước mình bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca-bin mà báo chí đã đưa tin.
Sau đó, tôi giới thiệu cho các em biết ông Tập Cận Bình là ai và quan hệ hai nước Việt Nam – Trung Quốc lâu nay thế nào, gần đây vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam ra sao.
|
Phần thời gian còn lại của buổi sinh hoạt, tôi để các em được hoàn toàn tự nhiên viết bức thư gửi ông Tập Cận Bình theo suy nghĩ và trí tưởng tượng của các em.
Khi thu bài, đọc qua một lượt, tôi thấy một số bài viết hơi gượng, hơi già dặn so với lứa tuổi do các em phải cố gắng nhập vai để viết về một vấn đề chính trị không hề dễ viết; một vài bài khác lại rất hồn nhiên, có chỗ còn vụng về. Nhưng bài nào cũng có một vài ý khá thú vị có chỗ các em viết khiến những người lớn như chúng ta cũng phải giật mình…
Tôi nghĩ: có lẽ chúng ta và cả ông Tập Cận Bình cũng nên đọc một số lời các em đã viết, để biết thế hệ tương lai của Việt Nam nghĩ gì về đất nước mình và nước láng giềng Trung Quốc.
- Một số độc giả sau khi đọc thư của em Trương Ánh Dương đã phản hồi rằng giọng văn già quá, chắc đây là bài văn do người lớn làm rồi “đưa vào miệng” các em? Cô nói sao về điều này?
Đó hoàn toàn là bài do em Ánh Dương viết. Có thể một số người hoài nghi nhưng đó chính là những suy nghĩ của em khi nhận đề văn và những thông tin tôi gợi ý như trên.
Tất cả thời gian chia sẻ thông tin, đọc - nghe thơ và làm bài chỉ trong 90 phút. Sau khi thu bài, tôi chỉ sửa vài chỗ trên bài của các em (bài đã được chụp ảnh đấy thôi).
Chưa em học sinh nào trong câu lạc bộ được góp ý, làm lại bài vì đến cuối tuần tôi mới gặp và trả bài cho các em. Đề bài tập này dành cho các học sinh giỏi văn, đang tham gia câu lạc bộ bồi dưỡng năng khiếu văn khối 4 Trí Đức nên tôi yêu cầu khó hơn cả đề kiểm tra dành cho khối 5 đại trà.
- Sau trường hợp của những bài văn “lạ” như “Nghĩ về đồng tiền” của em Nguyễn Trung Hiếu, “Ba ngày làm chuột” của em Ngô Thùy Dương… nay lại đến “thư gửi ông Tập Cận Bình”, vì sao cô lại chọn những cách ra đề như thế này?
Thật sự là tôi rất ghét lối dạy học theo văn mẫu, nó làm thui chột cả tâm hồn lẫn khả năng tư duy vốn hồn nhiên, trong sáng và sáng tạo của các em.
Thế nên tôi rất tránh học sinh của mình phải học văn theo kiểu sao chép. Trong những bài thi học sinh giỏi, hoặc trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ năng khiếu văn, tôi cố gắng ra những đề văn mà các em không thể dùng một cuốn sách hướng dẫn, một bài văn mẫu nào, các em phải hoàn toàn dựa vào kiến thức, tư duy và năng khiếu của chính mình.
Khi làm bài theo cách như vậy, mặc dù có thể xuất hiện những câu văn rất ngô nghê, hồn nhiên, nhưng đó lại là những điều chân thực nhất để bố mẹ hiểu con cái, cô giáo hiểu học trò. Vả lại, những điều xuất phát từ chính tâm hồn, tư duy của các em sẽ có sự tác động lớn đến các bạn khác trong việc các em học hỏi lẫn nhau để cùng tiến bộ.
- Ngoài các đề văn độc đáo cho học sinh lớp Trí Đức, cô có thường xuyên ra những đề tương tự trong các bài kiểm tra ở trường Hà Nội - Amsterdam?
Không! Ở mỗi lớp, mỗi học kỳ hoặc mỗi năm học, tôi chỉ ra một “đề lạ” thôi. Cốt là để nắm bắt khả năng của học sinh chính xác hơn và hiểu tâm tư của các em hơn.
Có khi chấm tập bài làm theo đề ấy đến mấy ngày rồi lại không lấy điểm, chỉ để làm kỷ niệm. Bình thường thì tôi phải ra đề sao cho học sinh có thể đạt điểm tốt trong các kỳ thi của trường, của Sở Giáo dục và của Quốc gia chứ!
Cô Đặng Nguyệt Anh và em Nguyễn Trung Hiếu, tác giả bài văn "Nghĩ về đồng tiền" từng gây sự chú ý rất lớn trong dư luận. |
Về chủ đề biển đảo Việt Nam, tôi từng có dịp gặp gỡ, giao lưu với anh Vũ Trọng Lâm, PGĐ Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
|
Rồi qua anh Lâm, tôi được quen biết, trò chuyện với một số cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa. Sau đó cô trò chúng tôi cùng viết thư gửi ra đảo.
Có những buổi trên lớp, tôi trực tiếp liên lac với anh Dũng, bạn Hiếu hay em Tùng ở đảo Trường Sa Lớn và đảo Sinh Tồn. Qua điện thoại, tôi để các em trò chuyện với các bác, các anh bộ đội, cả hát cho nhau nghe nữa. Hơi tốn tiền điện thoại nhưng tác dụng của những buổi sinh hoạt như vậy theo tôi là rất tuyệt.
Có những kỷ niệm với chiến sĩ Tùng ở Trường Sa mà tôi nhớ mãi: tôi và Tùng đã từng trò chuyện và hát song ca qua hai đầu điện thoại - một bài hát về biển đảo Việt Nam: “Nơi anh tới là biển xa, nơi anh tới, ngoài đảo xa…”.
Lúc ấy vợ chồng tôi và gia đình anh Lâm đang ở đảo Hòn Mê. Cả tôi, Tùng, và những người đứng xung quanh tôi lúc ấy đều nghẹn ngào xúc động.
Sau đó vài tháng, trong một lần trở về đất liền, Tùng đã kỳ công mang một cây bàng vuông về doanh trại rồi tiếp tục mang ra Hà Nội. Tùng nhờ anh Vũ Trọng Lâm mang cây bàng ấy đến trường Hà Nội - Amsterdam tặng thầy trò trường tôi.
(Trước đó, anh Phạm Văn Đại - Phó giám đốc Sở giáo dục và đào tạo Hà Nôi, hiệu trưởng trường chúng tôi và một số thầy cô cùng học sinh yêu mến chiến sĩ Trường Sa đã viết thư và gửi quà ra đảo). Tiếc là cây không hợp thổ nhưỡng nên không lên xanh được…
Tùng còn gửi một đoàn Hà Nội ra thăm đảo về cho tôi và chị Doãn Vân Anh mấy hòn đá rất đẹp. Trên đó, em đã nắn nót viết chữ “Tâm” và tên cô giáo Đặng Nguyệt Anh. Đến bây giờ, chúng tôi và Trường Sa vẫn thỉnh thoảng liên lạc với nhau qua điện thoại. Tôi đã từng được đến đảo Hòn Mê. Ước gì có một ngày cả gia đình tôi được đến với Trường Sa.
- Vấn đề biển Đông và chủ quyền biển đảo đang rất được nhân dân cả nước quan tâm, sau đề bài “Viết thư cho ông Tập Cận Bình”, cô có dự định nghĩ thêm những đề văn mới liên quan tới chủ đề này?
Thực tế thì đợt vừa rồi, ngoài đề văn lớp 4 mà mọi người đã biết, tôi cũng ra hai đề văn cho lớp 5 Trí Đức về chủ đề biển đảo, trong đó có một đề gợi ý các em nhập vai con một ngư dân Việt Nam viết thư cho một bạn ở Trung Quốc.
Ngoài ra, ở đề Tiếng Việt lớp 3, tôi yêu cầu các em đặt câu có những từ ngữ “Hoàng Sa”, “Trường Sa”, “bảo vệ biển đảo” và có hình ảnh nhân hóa về những con tàu hải quân trên biển…
Sắp tới, có thể tôi sẽ tiếp tục mang câu chuyện tàu cá bị bắn cháy ca-bin cho các em học sinh lớp lớn làm văn nghị luận xã hội. Hy vọng sẽ tìm được nhiều bài văn hay, ý tưởng mới lạ và hoàn toàn xuất phát từ chính tâm hồn, tình cảm, tư duy của các em.
- Trân trọng cám ơn cô!
Theo Đức Giang/GDVN
Bình luận