Chỉ với 2 trận thắng trước U23 Malaysia và U23 Macau mà đã đưa ông Miura “lên mây” có vẻ rất kiêng cưỡng.
Thành tích tốt phải được khen ngợi
Những gì tuyển U23 VN làm được ở vòng loại U23 châu Á rất đáng khen ngợi vì đó là thành tích được cụ thể bằng chiếc vé tham dự VCK U23 châu Á. Trong số các đội bóng Đông Nam Á tham dự vòng loại chỉ có U23 Việt Nam và U23 Thái Lan là giành được vé đi tiếp trong khi U23 Indonesia, Myanmar, Singapore, Malaysia, Lào đều đã dừng bước. Đó là điều vinh dự cho bóng đá Việt Nam khi được góp mặt ở đấu trường châu lục.
Tuy nhiên khen ngợi và ghi nhận thành quả khác hoàn toàn với việc tâng bốc, vì tâng bốc là nói quá lên những gì không đúng thực tế. Xu hướng sau khi tuyển U23 VN giành vé đi VCK U23 châu Á khá đông CĐV không nhìn vào thực tế diễn ra mà chỉ nhìn kết quả để rồi tâng bốc HLV Miura “tài giỏi mọi nhẽ”.
Thắng một đội bóng quá yếu như U23 Macau 7-0 nói lên được sự tài giỏi của U23 VN hay đơn thuần chỉ là việc chúng ta đã thắng một đội bóng mà trình độ có lẽ chỉ ngang đội bóng Sinh viên trường đại học ở Việt Nam?
Với lối đá như vậy, phong cách chơi bóng đó thì năm 2016 khi tham dự VCK U23 châu Á tại Qatar, tuyển U23 VN có đủ sức để tạo nên bất ngờ hay cao hơn là cạnh tranh thành tích?
Những câu hỏi như vậy cần được nhận định một cách trung thực để bóng đá VN xác định được thực lực của mình và những tồn tại của tuyển U23 VN của HLV Miura đang nằm ở đâu.
Những bài học quá khứ với các HLV ngoại
Căn cứ vào thành tích đạt được trước mắt, theo chu trình ngắn hạn năm 2007 tuyển Olympic Việt Nam từng thành công vang dội với việc lọt vào vòng loại cuối cùng Olympic Bắc Kinh dưới thời HLV Alfred Riedl. Sau đó cũng với ông Riedl, tuyển Việt Nam là đội bóng duy nhất vùng ĐNÁ lọt vào Tứ kết giải Asia Cup 2007. Nhưng rồi thành tích đó, vinh dự đó có đưa bóng đá Việt Nam tiến xa được hơn không hay sau đó lại đi thụt lùi?
Bản chất của những HLV chuyên nghiệp quốc tế như HLV Riedl, Calisto, Falko Goetz, Miura là họ làm việc theo hợp đồng với những người thuê họ là VFF. Để đảm bảo cho những bản hợp đồng đó được trọn vẹn, không bị ngắt quãng giữa chừng yêu cầu tối quan trọng mà các HLV đó phải làm là chiến thắng và thành tích. Để có chiến thắng, thành tích thì mỗi HLV đều phải “mưu” nhằm đạt được mục đích.
Ví dụ: năm 2007, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của dư luận, báo chí HLV Riedl vẫn bảo thủ khi sử dụng thành phần lực lượng với bộ khung cứng “3 trong 1” để thi đấu tại vòng loại Olympic Bắc Kinh, Asian Cup và SEA Games 24. Thành tích của 2 giải đầu rất ấn tượng và dĩ nhiên tên tuổi của HLV Reidl chói sáng nhưng đến giải đấu quyết định là SEA Games 24 thì tuyển U.23 VN đã kiệt quệ về thể lực dẫn đến thất bại nặng nề.
Năm 2009, HLV Calisto sau thành tích vô địch AFF Cup 2008 đã đồng loạt sử dụng các cầu thủ ngoại nhập tịch là Huỳnh Kesley, Đinh Hoàng Max, Phan Văn Santos thi đấu cho ĐTVN hòng cạnh tranh thành tích cao. Tuy nhiên, việc sử dụng ngoại binh nhập tịch này đã bị dừng lại sau đó.
Những HLV chuyên nghiệp sẽ làm mọi cách để đạt thành tích nhưng chính VFF mới là bộ não có viễn kiến khi hoạch định tương lai cho BĐVN với các cấp ĐTQG.
Sau những bài học trong quá khứ, thứ mà BĐVN đang cần hiện tại là một định hướng đúng về lối đá, phong cách chơi bóng phù hợp với người Việt Nam. Nếu làm theo kiểu cũ, ngắn hạn thời vụ thì BĐVN cũng sẽ đi lòng vòng rồi về lại chỗ cũ.
Chính vì vậy, sau vòng loại U.23 châu Á cần phải thẳng thắn nhìn nhận với nhau rằng những gì HLV Miura đang làm có phù hợp chưa, có đúng định hướng với những gì mà BĐVN mong muốn không hay đơn thuần chỉ là nhiệm vụ ngắn hạn của bản hợp đồng 2 năm?
Đây mới là điều quan trọng nhất để thay đổi, cải thiện trình độ bóng đá VN chứ không phải sau chiếc vé dự VCK U.23 châu Á rồi tất cả tâng bốc, tự sướng với nhau trong khi bản chất “cái ruột” của BĐVN vẫn y như cũ.
Nguồn: Một thế giới
Thành tích tốt phải được khen ngợi
Những gì tuyển U23 VN làm được ở vòng loại U23 châu Á rất đáng khen ngợi vì đó là thành tích được cụ thể bằng chiếc vé tham dự VCK U23 châu Á. Trong số các đội bóng Đông Nam Á tham dự vòng loại chỉ có U23 Việt Nam và U23 Thái Lan là giành được vé đi tiếp trong khi U23 Indonesia, Myanmar, Singapore, Malaysia, Lào đều đã dừng bước. Đó là điều vinh dự cho bóng đá Việt Nam khi được góp mặt ở đấu trường châu lục.
Chiến thắng đáng khen của U23 Việt Nam |
Thắng một đội bóng quá yếu như U23 Macau 7-0 nói lên được sự tài giỏi của U23 VN hay đơn thuần chỉ là việc chúng ta đã thắng một đội bóng mà trình độ có lẽ chỉ ngang đội bóng Sinh viên trường đại học ở Việt Nam?
Clip: HLV Miura nói về Công Phượng
thethao/2015/04/02/Miura-ni-v-Cng-Phng-1427989815.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Chiến thắng 7-0 đó và hai trận đấu trước của U23 VN trước U23 Malaysia (2-1) và U23 Nhật Bản (0-2) có cho thấy được sự tiến bộ về lối chơi, kỹ chiến thuật của đội bóng do ông Miura huấn luyện không?Với lối đá như vậy, phong cách chơi bóng đó thì năm 2016 khi tham dự VCK U23 châu Á tại Qatar, tuyển U23 VN có đủ sức để tạo nên bất ngờ hay cao hơn là cạnh tranh thành tích?
Những câu hỏi như vậy cần được nhận định một cách trung thực để bóng đá VN xác định được thực lực của mình và những tồn tại của tuyển U23 VN của HLV Miura đang nằm ở đâu.
Những bài học quá khứ với các HLV ngoại
Căn cứ vào thành tích đạt được trước mắt, theo chu trình ngắn hạn năm 2007 tuyển Olympic Việt Nam từng thành công vang dội với việc lọt vào vòng loại cuối cùng Olympic Bắc Kinh dưới thời HLV Alfred Riedl. Sau đó cũng với ông Riedl, tuyển Việt Nam là đội bóng duy nhất vùng ĐNÁ lọt vào Tứ kết giải Asia Cup 2007. Nhưng rồi thành tích đó, vinh dự đó có đưa bóng đá Việt Nam tiến xa được hơn không hay sau đó lại đi thụt lùi?
HLV Calisto không thật thành công với bóng đá Việt Nam |
Ví dụ: năm 2007, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của dư luận, báo chí HLV Riedl vẫn bảo thủ khi sử dụng thành phần lực lượng với bộ khung cứng “3 trong 1” để thi đấu tại vòng loại Olympic Bắc Kinh, Asian Cup và SEA Games 24. Thành tích của 2 giải đầu rất ấn tượng và dĩ nhiên tên tuổi của HLV Reidl chói sáng nhưng đến giải đấu quyết định là SEA Games 24 thì tuyển U.23 VN đã kiệt quệ về thể lực dẫn đến thất bại nặng nề.
Năm 2009, HLV Calisto sau thành tích vô địch AFF Cup 2008 đã đồng loạt sử dụng các cầu thủ ngoại nhập tịch là Huỳnh Kesley, Đinh Hoàng Max, Phan Văn Santos thi đấu cho ĐTVN hòng cạnh tranh thành tích cao. Tuy nhiên, việc sử dụng ngoại binh nhập tịch này đã bị dừng lại sau đó.
Clip: HLV Miura nói về bia Việt Nam và vợ
Lộ trình của HLV Miura là gì với bản hợp đồng 2 năm?Những HLV chuyên nghiệp sẽ làm mọi cách để đạt thành tích nhưng chính VFF mới là bộ não có viễn kiến khi hoạch định tương lai cho BĐVN với các cấp ĐTQG.
Sau những bài học trong quá khứ, thứ mà BĐVN đang cần hiện tại là một định hướng đúng về lối đá, phong cách chơi bóng phù hợp với người Việt Nam. Nếu làm theo kiểu cũ, ngắn hạn thời vụ thì BĐVN cũng sẽ đi lòng vòng rồi về lại chỗ cũ.
Clip: Công Phượng ghi bàn siêu kỹ thuật
Vì lẽ đó bầu Đức mới cho ra đời Học viện HAGL Arsenal JMG và VFF mới lên kế hoạch “Đông Du” để học người Nhật Bản hòng xây dựng nên bản sắc cho BĐVN giống như người Nhật từng thành công với trường phái Brazil.HLV Miura sẽ gắn bó lâu dài với bóng đá Việt Nam? |
Đây mới là điều quan trọng nhất để thay đổi, cải thiện trình độ bóng đá VN chứ không phải sau chiếc vé dự VCK U.23 châu Á rồi tất cả tâng bốc, tự sướng với nhau trong khi bản chất “cái ruột” của BĐVN vẫn y như cũ.
Nguồn: Một thế giới
Bình luận