• Zalo

Đứng trước lệnh cấm, tổng doanh số xe máy vẫn tăng mạnh

Kinh tếThứ Ba, 17/10/2017 14:40:00 +07:00Google News

Đứng trước lệnh cấm xe máy vào năm 2030, doanh số xe máy tại Việt Nam vẫn tăng đều đặt và đặt dấu hỏi liệu lệnh cấm có thành công?

Vào thời điểm cuối năm, thị trường mua sắm tại Việt Nam sẽ bùng nổ, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ như ô tô hay xe máy. Đón đầu quy luật thị trường, các hãng xe máy sẽ tung ra rất nhiều chương trình ưu đãi trong quý 4 năm nay.

Theo số liệu từ Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), doanh số bán hàng của 5 doanh nghiệp trong Hiệp hội, bao gồm: Honda, Yamaha, SYM, Piaggio và Suzuki, trong quý 3/2017 đạt 845.604 chiếc, tăng 14% so với quý 2.

honda-sh-2017-1-1109-1517

Theo số liệu từ Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), doanh số bán hàng của 5 doanh nghiệp trong Hiệp hội, bao gồm: Honda, Yamaha, SYM, Piaggio và Suzuki, trong quý 3/2017 đạt 845.604 chiếc, tăng 14% so với quý 2. 

Như vậy, tính đến hết tháng 9/2017, tổng lượng xe máy mà các thành viên VAMM bán ra đạt gần 2.372.900 chiếc, với mức tăng trưởng khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2016. Với mức tăng trưởng như hiện tại, các doanh nghiệp xe máy tại Việt Nam vẫn đang kỳ vọng vào thị trường Việt Nam trong thời gian tới.

Trong một cuộc họp của VAMM, đơn vị này cho biết, nhu cầu về xe máy của người dân Việt Nam vẫn tăng. Tuy nhiên, xu thế của các dòng xe đang dịch chuyển từ các loại xe số giá rẻ sang các dòng xe tay ga cao cấp hoặc các dòng xe phân phối lớn. Đây là nguyên nhân đóng góp cho mức tăng trưởng khá ổn định của thị trường xe máy Việt Nam trong năm 2017 cũng như thời gian tới.

Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua, các hãng xe lớn như Honda, Yamaha và Suzuki đã cho ra đời rất nhiều dòng xe phân phối lớn, motor thể thao để tiếp cận thị trường. Chưa dừng lại tại đó, các hãng xe phân phối lớn như Brixton, Ducati..., cũng đang bắt đầu để ý tới thị trường Việt Nam.

Theo một nghiên cứu của Hiệp hội này, thực hiện năm 2016, xe máy vẫn là phương tiện chủ yếu và khó có thể thay thế, trong ít nhất 10 năm tới, vì tính kinh tế và sự tiện lợi của nó, nhất là tại các thành phố.

Tuy nhiên, các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đang có nhiều dự thảo cấm xe máy gây tranh cãi.

Cụ thể, trong cuộc họp Thành ủy Hà Nội vào đầu tháng 7 vừa qua, HĐND TP Hà Nội đã thông qua đề án về tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030; tỷ lệ đại biểu tán thành trên 91%.

Phó chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng, việc thông qua đề án “mang tính lịch sử, đột phá, vì sự phát triển của Thủ đô".

Theo nghị quyết, thành phố sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận nội thành vào năm 2030; tổ chức thống kê, phân loại theo khu vực (quận, huyện), niên hạn, chủng loại toàn bộ xe máy trên địa bàn thành phố; phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng.

Trong khi đó, một đô thị 9 triệu dân khác là TP.HCM cũng gây tranh cãi khi  Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Viện Chiến lược) hạn chế xe máy thay vì cấm như Hà Nội vào năm 2030.

gia-xe-honda

Theo một nghiên cứu của Hiệp hội này, thực hiện năm 2016, thì xe máy vẫn là phương tiện chủ yếu và khó có thể thay thế, trong ít nhất 10 năm tới, vì tính kinh tế và sự tiện lợi của nó, nhất là tại các thành phố. 

Một số quan điểm cấm xe máy tại các đô thị lớn cho rằng, xe máy là thủ phạm gây ra tai nạn giao thông và tắc đường, chưa kể còn đem lại sự nhếch nhác cho bộ mặt các đô thị.

Theo số liệu của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, tính đến đầu năm 2017, số xe máy đăng ký trên toàn quốc đạt 49 triệu chiếc; trong đó, TP.HCM với khoảng 8 triệu xe và Hà Nội gần 6 triệu xe.

Video: Hà Nội cấm xe máy vào năm 2030: Vì sao khó thực hiện?

Tuy nhiên, với mức tăng trưởng tới 7% như hiện tại thì rất khó cho lộ trình cấm xe máy vào năm 2030 của Hà Nội.

Ông Hisaji Kurado, Hiệp hội sản xuất xe máy Nhật Bản, cho rằng: Cơ sở hạ tầng của Hà Nội và các thành phố lớn ở Việt Nam cũng có những đặc điểm giống Nhật Bản ở giai đoạn thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ trước, đường phố nhỏ hẹp, khu dân cư sinh sống nhiều ngóc ngách, quỹ đất trong nội đô bị hạn chế. Đó là những lý do khiến xe máy trở thành phương tiện đi lại được người dân ưa chuộng.

Từ thời điểm hiện tại cho tới năm 2030 còn 12 năm nữa, giao thông tại Hà Nội và TP.HCM vẫn chưa được hoàn thiện. Các phương tiện vận tải công cộng, đường xá vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia ngành giao thông trong nước vẫn đang kỳ vọng vào việc cấm xe vào năm 2030.

Việt Vũ
Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn