• Zalo

Dự án đường sắt đội vốn gần 200%: Bộ GTVT lên tiếng

Thời sựThứ Tư, 08/10/2014 12:05:00 +07:00Google News

(VTC News) - Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã lý giải nguyên nhân dự án đường sắt đội vốn trong cuộc họp báo Quý III của Bộ GTVT.

(VTC News) - Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã lý giải nguyên nhân dự án đường sắt đội vốn trong cuộc họp báo Quý III của Bộ GTVT.

Lý giải về tình trạng tất cả các dự án đường sắt đô thị đang triển khai đều tăng tổng mức đầu tư, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, việc tăng mức đầu tư có nguyên nhân do thay đổi tỷ giá. 

Theo Thứ trưởng Đông, khi dự án được phê duyệt, tổng mức đầu tư được tính theo tiền đồng Việt Nam, tuy nhiên, khi vay tiền làm dự án (thường là nguồn vốn ODA) lại được tính theo tỷ giá ngoại tệ, do vậy theo thời gian thực hiện dự án, tỷ giá ngoại tệ thay đổi sẽ kéo mức đầu tư tăng lên.

Trong quy định về quản lý đầu tưxây dựng cơ bản hiện nay vẫn có phần tính mức đầu tư thay đổi theo tỷ giá.

 Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang trong quá trình thi công (Ảnh: Minh Chiến)

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cũng đã có những lý giải về việc đội vốn.

"Các dự án đường sắt hiện nay đều sử dụng nguồn vốn ODA. Trong khi hầu hết các dự án đường sắt đều được phê duyệt cách đây từ 5 - 7 năm, thậm chí có dự án được phê duyệt cách đây đến 11 năm", Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường thông tin.

Thứ trưởng Trường dẫn chứng về một dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội được phê duyệt năm 2003 nhưng 11 năm sau mới bắt đầu triển khai thực hiện và tổng mức đầu tư đã tăng gấp đôi. 

“Dự án Cát Linh - Hà Đông phê duyệt từ năm 2005. Khi phê duyệt, đoàn tàu được sử dụng của Trung Quốc thuộc thế hệ thứ nhất nhưng bây giờ, khi sắp đưa vào khai thác thì đã là thế hệ thứ 5 rồi, thế hệ thứ nhất không còn nữa nên giá cả phải khác đi”, Thứ trưởng Trường lý giải.

Theo thứ trưởng, tăng tổng mức đầu tư hoàn toàn là do nhiều nguyên nhân, chứ không phải việc tăng do có sai phạm hay tăng do khâu tổ chức dự án không tốt.

Cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM với những giải trình về nguyên nhân gây chậm tiến độ và việc tất cả các dự án đều phải điều chỉnh tổng mức đầu tư với mức “đội” vốn cao nhất lên tới gần 200%.

Sáu dự án bao gồm dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn-ga Hà Nội; tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo; dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội-tuyến số 1 (giai đoạn 1); dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông; dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 Bến Thành-Suối Tiên (TP.HCM); dự án đường sắt đô thị tuyến số 2 đoạn Bến Thành-Tham Lương (TP.HCM).

Minh Chiến
Bình luận
vtcnews.vn