Từ thông tin người dân tỉnh Vĩnh Phúc đổ xô đi bắt đỉa bán với giá gần 1 triệu đồng/kg, chúng tôi đã tìm đến thôn Giáp Giang và Đông Hội, xã Đại Đình (Tam Đảo, Vĩnh Phúc).
Trong vai thương lái muốn về mua đỉa, chúng tôi được anh Bình (một người dân địa phương) nhiệt tình giới thiệu: Việc buôn bán đỉa của người dân diễn ra cách đây khoảng 2 - 3 năm, nhưng rộ lên nhất là một tháng trở lại đây do có một số thương lái trực tiếp về đặt hàng mua đỉa với giá 600 – 700.000 đồng/kg.
Một số hộ ở đây sẵn sàng bỏ vốn ra làm đầu mối thu mua. Sau khi nhập đủ hàng, họ sẽ mang xuống ngã tư Nội Bài (Hà Nội) gửi xe lên cửa khẩu Lạng Sơn để bán sang Trung Quốc.
Nhà nào nhiều cũng bắt được 1 kg/ngày, nhà ít cũng được 5 – 7 lạng/ngày. Các anh, chị muốn biết cảnh mua bán thế nào thì cứ ra quán nước phía giữa thôn, chiều nào họ đi bắt đỉa về cũng bán ở đấy", anh Bình nói thêm.
Chúng tôi quyết định bám theo một trong số những tay săn đỉa để tìm hiểu thông tin. Anh Hoàng Văn Ba (thôn Đông Hội, Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc), một người đi săn đỉa, cho biết, thời gian gần đây, có một số lái buôn từ nơi khác tới địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đặt thu mua đỉa với giá 600 – 700 đồng/kg.
Thấy lợi nhuận cao nên anh và một số người trong thôn nghỉ làm đi bắt đỉa bán. Ngày nào bắt nhiều cũng được khoảng 1 kg, ít thì cũng 7 – 8 lạng. Thu nhập lớn hơn nhiều so với lao động tự do. Địa điểm bắt đỉa thường là những cánh đồng hoang, quanh năm có nước ở các tỉnh: Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái...
"Có người đi xa, phải dậy từ 2 - 3 giờ sáng để bắt đỉa. Đi sớm như vậy mới kịp giờ để chiều về bán cho thương lái tại địa phương. Mặc dù phải đi xa, vất vả nhưng thu nhập cao và ổn định nên chúng tôi không ngại", anh Ba chia sẻ.
Theo chỉ dẫn của anh Ba, chúng tôi có mặt tại quán nước giữa thôn Đông Hội vào lúc 4h chiều. Từng nhóm 3 – 4 người đi xe máy, phía trước là những chiếc bao tải bên trong đựng đỉa. “Chị ơi, hôm nay trời mưa, em bắt được nhiều đỉa lắm”, một người trong nhóm nói với bà chủ quán nước.
Tuy nhiên, khi thấy chủ quán ra hiệu có sự xuất hiện của người lạ, mọi sự giao dịch được chuyển sang nói bằng tiếng dân tộc Sán Dìu (đa phần các hộ dân tại hai thôn Giáp Giang và Đông Hội đều là dân tộc Sán Dìu).
Địa điểm mua bán được di chuyển đến một ngọn đồi gần đó. Lúc này, người làm "giao liên" của việc mua bán là một cậu bé khoảng 14 tuổi. Thỉnh thoảng có vài tốp người đến bán đỉa nhưng được cậu bé này ra hiệu di chuyển lên đồi.
Trời càng về chiều, lượng người đổ về mua bán ngày một đông. Theo quan sát, trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, hàng chục xe máy của các tay săn đỉa tới trao đổi, mua bán. Trung bình mỗi ngày thương lái tại đây thu gom được từ 8 - 10 kg đỉa.
Khi chúng tôi thắc mắc, đỉa không phải hàng quốc cấm sao phải buôn bán lén lút như vậy, anh Ba cho biết: “Mấy ngày gần đây, báo chí đưa tin nhiều về việc dân đổ xô bắt đỉa gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng tới hệ cân bằng sinh thái nên chính quyền xã ở đây cấm buôn bán. Chịu khó lén lút một chút, chứ không cẩn thận bị bắt được thì mất trắng”.
Tiếp tục có mặt tại thôn Giáp Giang, chúng tôi thấy cảnh mua bán tấp nập trong một con ngõ nhỏ. Chị Thảo (thôn Giáp Giang, Đại Đình) cho biết: “Mấy ngày hôm nay mưa, công việc của tôi cũng không có nhiều, may quá được mấy người trong thôn rủ đi bắt đỉa về bán vừa nhàn lại sẵn tiền nên tôi cũng đi bắt. Tuy nhiên, mấy ngày đầu còn bắt được tầm 1 kg/ngày, nhưng giờ nhiều người đi bắt quá nên cũng chẳng được bao nhiêu”.
Chính quyền lúng túng
Khảo sát của PV cho thấy, hầu hết những người dân đi bắt đỉa đều cho rằng họ bắt đỉa bán cho Trung Quốc để làm thuốc, và bắt đỉa cũng là tốt cho mùa màng. Tuy nhiên, khi được hỏi về người thu mua đỉa, những người này đều trả lời chỉ nghe người này bảo người kia, thấy có cơ hội kiếm tiền mà không mất vốn nên ai cũng tranh thủ tận dụng cơ hội. Nhiều gia đình sẵn sàng huy động vốn liếng làm đầu mối gom hàng.
Ngày 27/7, tổ công tác chính quyền xã Cổ Nhuế đã mời 6 người có hộ khẩu tại tỉnh Vĩnh Phúc đang tham gia bắt đỉa tại khu vực thôn Viên về làm việc.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Cổ Nhuế cho biết: “Sau khi báo chí đưa tin tại địa bàn xã Cổ Nhuế có một số lao động tự do tham gia bắt đỉa gây xôn xao dư luận, chúng tôi đã thành lập một tổ công tác để nắm tình hình.
Ngay từ đầu, chúng tôi xác định số người này không hề vi phạm pháp luật vì đỉa không phải là hàng quốc cấm nên chỉ đưa về trụ sở ủy ban hỏi han và sẽ thả họ ra ngay sau khi tìm hiểu thông tin xong.
Đồng thời tuyên truyền không cho những người này tới địa bàn xã Cổ Nhuế để bắt đỉa nữa để tránh gây ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Bên cạnh đó cũng chưa có một chế tài nào xử lý việc người dân đi bắt hay buôn bán đỉa, do vậy công tác tuyên truyền trên địa bàn vẫn là chủ yếu”.
Nhà nhà rủ nhau đi bắt đỉa
Trong vai thương lái muốn về mua đỉa, chúng tôi được anh Bình (một người dân địa phương) nhiệt tình giới thiệu: Việc buôn bán đỉa của người dân diễn ra cách đây khoảng 2 - 3 năm, nhưng rộ lên nhất là một tháng trở lại đây do có một số thương lái trực tiếp về đặt hàng mua đỉa với giá 600 – 700.000 đồng/kg.
Một số hộ ở đây sẵn sàng bỏ vốn ra làm đầu mối thu mua. Sau khi nhập đủ hàng, họ sẽ mang xuống ngã tư Nội Bài (Hà Nội) gửi xe lên cửa khẩu Lạng Sơn để bán sang Trung Quốc.
Hơn một tuần nay, những người lao động tự do đổ về bắt đỉa tại địa bàn thôn Viên (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội). |
Nhà nào nhiều cũng bắt được 1 kg/ngày, nhà ít cũng được 5 – 7 lạng/ngày. Các anh, chị muốn biết cảnh mua bán thế nào thì cứ ra quán nước phía giữa thôn, chiều nào họ đi bắt đỉa về cũng bán ở đấy", anh Bình nói thêm.
Chúng tôi quyết định bám theo một trong số những tay săn đỉa để tìm hiểu thông tin. Anh Hoàng Văn Ba (thôn Đông Hội, Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc), một người đi săn đỉa, cho biết, thời gian gần đây, có một số lái buôn từ nơi khác tới địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đặt thu mua đỉa với giá 600 – 700 đồng/kg.
Đại diện chính quyền UBND xã Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội) đang làm việc với 6 người bắt đỉa trên địa bàn. |
Thấy lợi nhuận cao nên anh và một số người trong thôn nghỉ làm đi bắt đỉa bán. Ngày nào bắt nhiều cũng được khoảng 1 kg, ít thì cũng 7 – 8 lạng. Thu nhập lớn hơn nhiều so với lao động tự do. Địa điểm bắt đỉa thường là những cánh đồng hoang, quanh năm có nước ở các tỉnh: Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái...
"Có người đi xa, phải dậy từ 2 - 3 giờ sáng để bắt đỉa. Đi sớm như vậy mới kịp giờ để chiều về bán cho thương lái tại địa phương. Mặc dù phải đi xa, vất vả nhưng thu nhập cao và ổn định nên chúng tôi không ngại", anh Ba chia sẻ.
Mỗi người có thể bắt từ 5 lạng - 1 kg đỉa/ngày. |
Theo chỉ dẫn của anh Ba, chúng tôi có mặt tại quán nước giữa thôn Đông Hội vào lúc 4h chiều. Từng nhóm 3 – 4 người đi xe máy, phía trước là những chiếc bao tải bên trong đựng đỉa. “Chị ơi, hôm nay trời mưa, em bắt được nhiều đỉa lắm”, một người trong nhóm nói với bà chủ quán nước.
Tuy nhiên, khi thấy chủ quán ra hiệu có sự xuất hiện của người lạ, mọi sự giao dịch được chuyển sang nói bằng tiếng dân tộc Sán Dìu (đa phần các hộ dân tại hai thôn Giáp Giang và Đông Hội đều là dân tộc Sán Dìu).
Địa điểm mua bán được di chuyển đến một ngọn đồi gần đó. Lúc này, người làm "giao liên" của việc mua bán là một cậu bé khoảng 14 tuổi. Thỉnh thoảng có vài tốp người đến bán đỉa nhưng được cậu bé này ra hiệu di chuyển lên đồi.
Trời càng về chiều, lượng người đổ về mua bán ngày một đông. Theo quan sát, trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, hàng chục xe máy của các tay săn đỉa tới trao đổi, mua bán. Trung bình mỗi ngày thương lái tại đây thu gom được từ 8 - 10 kg đỉa.
Địa điểm bắt đỉa thường là những cánh đồng bỏ hoang, quanh năm ngập nước. |
Số đỉa này sẽ được đem bán cho thương lái với giá 600 - 700 nghìn đồng/kg. |
Khi chúng tôi thắc mắc, đỉa không phải hàng quốc cấm sao phải buôn bán lén lút như vậy, anh Ba cho biết: “Mấy ngày gần đây, báo chí đưa tin nhiều về việc dân đổ xô bắt đỉa gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng tới hệ cân bằng sinh thái nên chính quyền xã ở đây cấm buôn bán. Chịu khó lén lút một chút, chứ không cẩn thận bị bắt được thì mất trắng”.
Sau khi làm việc xong tại xã, những người tham gia bắt đỉa chuẩn bị ra về. |
Tiếp tục có mặt tại thôn Giáp Giang, chúng tôi thấy cảnh mua bán tấp nập trong một con ngõ nhỏ. Chị Thảo (thôn Giáp Giang, Đại Đình) cho biết: “Mấy ngày hôm nay mưa, công việc của tôi cũng không có nhiều, may quá được mấy người trong thôn rủ đi bắt đỉa về bán vừa nhàn lại sẵn tiền nên tôi cũng đi bắt. Tuy nhiên, mấy ngày đầu còn bắt được tầm 1 kg/ngày, nhưng giờ nhiều người đi bắt quá nên cũng chẳng được bao nhiêu”.
Chính quyền lúng túng
Khảo sát của PV cho thấy, hầu hết những người dân đi bắt đỉa đều cho rằng họ bắt đỉa bán cho Trung Quốc để làm thuốc, và bắt đỉa cũng là tốt cho mùa màng. Tuy nhiên, khi được hỏi về người thu mua đỉa, những người này đều trả lời chỉ nghe người này bảo người kia, thấy có cơ hội kiếm tiền mà không mất vốn nên ai cũng tranh thủ tận dụng cơ hội. Nhiều gia đình sẵn sàng huy động vốn liếng làm đầu mối gom hàng.
Ngày 27/7, tổ công tác chính quyền xã Cổ Nhuế đã mời 6 người có hộ khẩu tại tỉnh Vĩnh Phúc đang tham gia bắt đỉa tại khu vực thôn Viên về làm việc.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Cổ Nhuế cho biết: “Sau khi báo chí đưa tin tại địa bàn xã Cổ Nhuế có một số lao động tự do tham gia bắt đỉa gây xôn xao dư luận, chúng tôi đã thành lập một tổ công tác để nắm tình hình.
Ngay từ đầu, chúng tôi xác định số người này không hề vi phạm pháp luật vì đỉa không phải là hàng quốc cấm nên chỉ đưa về trụ sở ủy ban hỏi han và sẽ thả họ ra ngay sau khi tìm hiểu thông tin xong.
Đồng thời tuyên truyền không cho những người này tới địa bàn xã Cổ Nhuế để bắt đỉa nữa để tránh gây ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Bên cạnh đó cũng chưa có một chế tài nào xử lý việc người dân đi bắt hay buôn bán đỉa, do vậy công tác tuyên truyền trên địa bàn vẫn là chủ yếu”.
Theo Khám phá
Bình luận