(VTC News) - Vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước,đồng bào dân tộc Mông ở Mộc Châu đã hình thành nên một cái tết mới - đó là Tết Độc lập mừng Quốc khánh 2/9.
Cách đây ít năm, sau mấy ngày của Lễ Hội Văn hóa các dân tộc Mộc Châu do tỉnh Sơn La tổ chức rất quy mô vào cuối tháng Tám dương lịch, sau khi khách mời và các nhà báo trung ương & địa phương đã trở về hết, tôi rủ vài anh bạn nhà báo trẻ cùng ở lại Mộc Châu qua ngày 2/9 để đón cái Tết Độc Lập độc đáo của đồng bào dân tộc mà chỉ vùng cửa ngõ Tây Bắc này mới có.
Đêm 1/9, người dân từ khắp các làng bản xa đã đổ về trung tâm huyện lỵ. Trên đường phố chính, dòng người kéo dài hàng cây số. Dường như cả đêm hôm đó không ai ngủ, mọi người đi dọc các con phố sáng trưng đèn, qua các cửa hàng mở thâu đêm, ăn phở, chụp ảnh, hoặc ngồi quây quần uống rượu, hát hò, thăm hỏi...
Thiếu nữ Mông thì diện những chiếc váy xòe mà có khi họ thêu thùa cả năm mới xong, như thể chỉ dành riêng cho ngày đặc biệt này. Con trai Mông cũng áo quần bảnh bao, mũ nồi ngất ngư, khăn vuông vắt vẻo, vác khèn điệu nghệ và bên mình đeo chiếc cát-xét nhỏ phát những ca khúc tình tứ tiếng Mông. Trai gái tụ tập thành từng nhóm, trêu đùa, hát giao duyên cho đến sáng.
Mọi người kể: từ đêm 31/8, nhiều nẻo đường từ các huyện Mai Châu, Bắc Yên, Phù Yên, Yên Châu, người Mông đã xúng xính trong những bộ quần áo đẹp nhất, mới nhất để về Mộc Châu- nghĩa là không ít người hoặc cả gia đình đã vượt qua quãng đường núi tới hơn 100 km, bằng các phương tiện: ô tô, xe máy, cưỡi ngựa, đi bộ !…
Trong dịp này, nhiều du khách trong và ngoài nước cũng nô nức kéo về Mộc Châu để cùng đồng bào Mông ( và các dân tộc khác ở Tây Bắc) chơi Tết Độc lập.
Kể từ ngày 28/8 cho đến ngày 2/9 liên tục diễn ra nhiều hoạt động: Hội chợ thương mại, biểu diễn văn nghệ, triển lãm tranh ảnh, thi đấu thể thao & các trò chơi dân gian: bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, tung còn, tó má lẹ, đánh tu lu, ném pa pao, giã bánh dày, trò chơi rồng ấp trứng,...
Theo phong tục của tổ tiên mình, đồng bào Mông chỉ ăn Tết một lần vào dịp cuối năm dương lịch. Nhưng lâu nay, theo một số người già đất Mường Sang cũ, vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, đồng bào dân tộc Mông ở Mộc Châu đã hình thành nên một cái tết mới - đó là Tết Độc lập mừng Quốc khánh 2/9.
Ngày hội này, lúc đầu chỉ là một “Đêm hội người Mông”, nghĩa là chỉ của riêng người Mông, nhưng dần dà sau thời gian đã thu hút được đông đảo bà con các dân tộc khác như: Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú, Sinh Mun... ở các địa phương trong tỉnh, ngoài tỉnh và cả ở nước bạn Lào.
Thị trấn nhỏ trên cao nguyên Mộc Châu trở thành điểm đến của Hội ngộ, là dịp đồng bào Mông trao đổi tình cảm, gắn kết cộng đồng, nơi trai gái tìm nhau rồi nên nghĩa trăm năm.
Như vậy là, nếu Tết truyền thống của người Mông chỉ gói gọn trong phạm vi của gia đình, họ hàng, cộng đồng bản hoặc giữa các bản với nhau thì Tết độc lập 2/9 là một “hiện tượng văn hóa” đặc sắc mang tính thời đại, đó cũng là sự liên kết giữa các cộng đồng người Mông của các vùng miền khác nhau.
Sau năm 1975 cho đến nay, sinh hoạt này đã trở thành một nhu cầu tinh thần không thể thiếu, và có khả năng sẽ lan tỏa tới nhiều vùng đồng bào Mông trong cả nước...
Mấy năm qua, đã có hàng chục bài báo viết, báo mạng nói về ngày Lễ đón Tết Độc Lập này một cách chi tiết, sinh động, (thậm chí trên công luận còn thông báo cụ thể về Tết Độc lập năm nay - 2014 ở Mộc Châu, nội dung có thêm nhiều cái mới thế nào, như sẽ có 3 khinh khí cầu bay tại khu vực đêm hội, v.v).
Vì vậy, tôi không làm mất thời gian của bạn đọc thêm nữa trong việc miêu tả, kể lể về nội dung, diễn biến Lễ Độc Lập đó.
Trở lại cái đêm ấy, các bạn trẻ của tôi ai cũng ngạc nhiên, say mê, trầm trồ, họ lần đầu tiên được sống trong một không gian văn hóa chưa từng thấy trên Đất nước ta. Còn tôi, vì đã vài ba lần được sống qua, sự ngạc nhiên háo hức không còn nữa, nhưng khung cảnh trên cũng cho tôi thêm một dịp để tiếp tục suy ngẫm về Văn hóa & Thân phận đồng bào Mông Tây Bắc- điều đã cuốn hút tâm trí tôi suốt nhiều năm ròng…
Đêm sâu, bên một vệ đường phố núi Mộc lỵ, khi tiếng kèn lá giao duyên của một cô gái Mông cất lên, tôi đã tâm sự với các nhà báo trẻ vài trải nghiệm của mình sau nhiều ngày lang thang trên các vùng người Mông khắp Sơn La trong đợt làm phim tài liệu “Trăn trở vùng cao”. Điều đó cũng giúp cho cả chính tôi chợt hiểu thêm nguyên do, cùng ý nghĩa sâu xa của những điều vừa được chứng kiến tại Châu Mộc đêm 1/9.
Đồng bào Mông là một cộng đồng người cứ chọn nơi nào cao nhất để định cư, bao đời nay tồn tại trên dốc cao chìm khuất giữa sương mù, và hiện đang đứng trước không ít thử thách nặng nề để sống cho ra sống… Họ rời khỏi nhà từ lúc nhọ mặt để trở về trong ánh đèn mỡ lợn hoặc ánh điện lom đom lấy lên từ suối cạn.
Các làng Mông (Jao) ở khắp vùng Tây Bắc vốn thừa đất thiếu nước, nhiều dốc hiếm bãi bằng, từng trải qua bao thời loạn rừng động núi, di cư liên miên, vốn là những vùng quê tự cung tự cấp chưa ổn định, sống bằng nương rẫy, trình độ dân trí còn thấp, các hủ tục và nạn mê tín còn nặng nề, và đồng bào thì mộc mạc, khảng khái nhưng cũng dễ bị kẻ xấu mua chuộc, lợi dụng… Đó là dân tộc của những "Tiếng hát làm dâu”, “Tiếng hát mồ côi" thống thiết. Câu dân ca Mông hát bên bếp lửa như vọng mãi lời ai oán của những kiếp người khổ sở:
Ta trót ăn lầm cơm ma
Trót uống lầm nước ma
Lạc chân trời đến quê ma
Ta đi được, trở về không được…
Tại một vùng cao hẻo lánh Sốp Cộp, tôi đã được nghe những lời hát cúng “Ma bò”: “Con bò sừng cao đến tận trời, đuôi quệt dưới trần gian, mang chín thang thuốc chữa cho gia đình sống cuộc đời thanh bạch, trong như nước, trắng như gạo, xanh như rừng…”. Trong những lời hát cúng tựa sử thi ấy, tôi chợt nhớ đến câu chuyện do nhà văn người Mông Hờ A Di kể: một ông bác, chỉ vì cần có một con bò cúng ma đã cam tâm đem cả cháu gái mình bán đi!
Vẻ đẹp tâm linh và sự lạc hậu, cái cao cả và sự tối tăm…tất cả đang kết thành búi trong tâm thức ngàn đời, đang cần được nhiều người có tâm có hiểu biết và những chính sách đúng đắn gỡ dần ra… Người Mông xưa thường buồn bã ví dân tộc mình như một cánh chim: “Người ta có ruộng, người ta ăn thóc mọc dưới đất... Người Mông ta không có ruộng, ta bay trên trời cao tìm quả ngọt trong rừng” (Dân ca Mông).
Nhưng đó cũng chính là loài chim Pocư Úacâu, còn gọi là chim Chèo bẻo, loài chim nhỏ nhắn có sức sống kiên cường, dũng cảm và mưu lược, chiến thắng được cả diều hâu hung dữ…Và đồng thời, người Mông còn là chủ nhân đáng tự hào của một bản sắc văn hoá vùng cao có một không hai! Những phục trang, những hoạ tiết thổ cẩm tinh xảo rực rỡ của người Mông, người Dao khiến bất kỳ ai khó tính nhất cũng phải khâm phục.
Nước thép rèn của những con dao Mông chất lượng không kém lưỡi dao Đa-mát Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng thế giới. Nòng súng kíp của người Mông được làm một cách kỳ công, chính xác - bằng sức nước ngày đêm khoan nòng thép! Những thửa ruộng bậc thang, những nương màu trên những sườn núi có độ dốc cao chứng tỏ kỹ thuật canh tác độc đáo và đức tính cần cù, nhẫn nại của người dân vùng cao…
Cuộc vận động phá bỏ cây thuốc phiện cách đây hơn hai thập kỷ đã làm rung chuyển tận gốc rễ một tập quán canh tác và sinh sống quan trọng của hàng chục vạn người Mông. Những người khổng lồ xưa trong truyền thuyết của người vùng cao chắc hẳn phải ngỡ ngàng bởi thế hệ cháu chắt của họ trong những năm cuối của thế kỷ 20 đã dám từ bỏ một tập quán vững chắc dường như có sự hỗ trợ của đấng thần linh: trồng và hút thuốc phiện!
Tuy thế, cuộc sống của đồng bào Mông Tây Bắc vẫn đang đứng trước bao thử thách lớn lao! Tôi từng được nghe ông Thào A Giàng- trưởng Ban Dân tộc của tỉnh Sơn La nói: “Đồng bào Mông giờ cuộc sống đã khá hơn xưa nhiều, nhưng còn gieo neo lắm; tỷ lệ nghèo so với các dân tộc khác vẫn trên 80%, cuộc xoá đói giảm nghèo còn kéo dài…Việc sắp xếp lại dân cư, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, việc nâng cao dân trí, việc xoá bỏ những điểm nóng ma tuý, và biết bao việc- cái gì cũng cần kíp cả trong thời “hậu cây thuốc phiện” vùng cao…”.
Rồi còn hàng loạt vấn đề sinh tử nữa: sự cần thiết phải phát triển nghề dệt lanh, nghề rèn truyền thống của người Mông thành hàng hoá. Bởi ngày hôm nay hiếm khi tìm thấy một khung cửi trong những ngôi nhà ám khói; những bếp lò rèn đã nguội tanh từ lâu.
Tất cả đều có thể mua được ở chợ biên giới Chiềng Khương, chợ bên Lao Cai... Còn những chiếc váy Mông lộng lẫy, những tấm thổ cẩm tuyệt đẹp- sản phẩm của nghề dệt lanh độc đáo chỉ người Mông mới có và những con dao Mông nổi danh giờ có nguy cơ sẽ chỉ còn tìm thấy trong các bảo tàng dân tộc học!
Trong đêm 1/9 kỳ lạ ấy giữa phố huyện của cao nguyên Châu Mộc se lạnh, mấy nhà báo chúng tôi thuộc hai thế hệ đã ngộ ra được phần nào cái “lý” này (theo cái “lý” mà người Mông vẫn ưa thích): lễ hội đón Tết Độc Lập của đồng bào Mông Mộc Châu được hình thành và phát triển, xét cho cùng cũng là một trong những nỗ lực để góp phần xoá đi hết cái hình ảnh “trần gian trải vải đen” trong thơ ca đẫm lệ xưa, để mong gỡ dần cái tấm vải đen trùm kín mặt trong tiếng cúng ma rùng rợn còn tồn tại cho đến tận hôm nay ở nhiều làng Mông hẻo lánh khắp vùng Tây Bắc…
Cuối tháng 8/2014
Đạo diễn, nhà báo Mai An Nguyễn Anh Tuấn
Thanh niên người Mông ở Mộc Châu đi chơi Tết Độc Lập. (Ảnh minh họa) |
Thiếu nữ Mông thì diện những chiếc váy xòe mà có khi họ thêu thùa cả năm mới xong, như thể chỉ dành riêng cho ngày đặc biệt này. Con trai Mông cũng áo quần bảnh bao, mũ nồi ngất ngư, khăn vuông vắt vẻo, vác khèn điệu nghệ và bên mình đeo chiếc cát-xét nhỏ phát những ca khúc tình tứ tiếng Mông. Trai gái tụ tập thành từng nhóm, trêu đùa, hát giao duyên cho đến sáng.
Mọi người kể: từ đêm 31/8, nhiều nẻo đường từ các huyện Mai Châu, Bắc Yên, Phù Yên, Yên Châu, người Mông đã xúng xính trong những bộ quần áo đẹp nhất, mới nhất để về Mộc Châu- nghĩa là không ít người hoặc cả gia đình đã vượt qua quãng đường núi tới hơn 100 km, bằng các phương tiện: ô tô, xe máy, cưỡi ngựa, đi bộ !…
Trong dịp này, nhiều du khách trong và ngoài nước cũng nô nức kéo về Mộc Châu để cùng đồng bào Mông ( và các dân tộc khác ở Tây Bắc) chơi Tết Độc lập.
Kể từ ngày 28/8 cho đến ngày 2/9 liên tục diễn ra nhiều hoạt động: Hội chợ thương mại, biểu diễn văn nghệ, triển lãm tranh ảnh, thi đấu thể thao & các trò chơi dân gian: bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, tung còn, tó má lẹ, đánh tu lu, ném pa pao, giã bánh dày, trò chơi rồng ấp trứng,...
Thi làm bánh dày nhân Tết Độc Lập. (Ảnh minh họa) |
Ngày hội này, lúc đầu chỉ là một “Đêm hội người Mông”, nghĩa là chỉ của riêng người Mông, nhưng dần dà sau thời gian đã thu hút được đông đảo bà con các dân tộc khác như: Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú, Sinh Mun... ở các địa phương trong tỉnh, ngoài tỉnh và cả ở nước bạn Lào.
Thị trấn nhỏ trên cao nguyên Mộc Châu trở thành điểm đến của Hội ngộ, là dịp đồng bào Mông trao đổi tình cảm, gắn kết cộng đồng, nơi trai gái tìm nhau rồi nên nghĩa trăm năm.
Như vậy là, nếu Tết truyền thống của người Mông chỉ gói gọn trong phạm vi của gia đình, họ hàng, cộng đồng bản hoặc giữa các bản với nhau thì Tết độc lập 2/9 là một “hiện tượng văn hóa” đặc sắc mang tính thời đại, đó cũng là sự liên kết giữa các cộng đồng người Mông của các vùng miền khác nhau.
Sau năm 1975 cho đến nay, sinh hoạt này đã trở thành một nhu cầu tinh thần không thể thiếu, và có khả năng sẽ lan tỏa tới nhiều vùng đồng bào Mông trong cả nước...
Thổi khèn, nhảy múa trong ngày Tết Độc Lập. (Ảnh minh họa) |
Vì vậy, tôi không làm mất thời gian của bạn đọc thêm nữa trong việc miêu tả, kể lể về nội dung, diễn biến Lễ Độc Lập đó.
Trở lại cái đêm ấy, các bạn trẻ của tôi ai cũng ngạc nhiên, say mê, trầm trồ, họ lần đầu tiên được sống trong một không gian văn hóa chưa từng thấy trên Đất nước ta. Còn tôi, vì đã vài ba lần được sống qua, sự ngạc nhiên háo hức không còn nữa, nhưng khung cảnh trên cũng cho tôi thêm một dịp để tiếp tục suy ngẫm về Văn hóa & Thân phận đồng bào Mông Tây Bắc- điều đã cuốn hút tâm trí tôi suốt nhiều năm ròng…
Đêm sâu, bên một vệ đường phố núi Mộc lỵ, khi tiếng kèn lá giao duyên của một cô gái Mông cất lên, tôi đã tâm sự với các nhà báo trẻ vài trải nghiệm của mình sau nhiều ngày lang thang trên các vùng người Mông khắp Sơn La trong đợt làm phim tài liệu “Trăn trở vùng cao”. Điều đó cũng giúp cho cả chính tôi chợt hiểu thêm nguyên do, cùng ý nghĩa sâu xa của những điều vừa được chứng kiến tại Châu Mộc đêm 1/9.
Đồng bào Mông là một cộng đồng người cứ chọn nơi nào cao nhất để định cư, bao đời nay tồn tại trên dốc cao chìm khuất giữa sương mù, và hiện đang đứng trước không ít thử thách nặng nề để sống cho ra sống… Họ rời khỏi nhà từ lúc nhọ mặt để trở về trong ánh đèn mỡ lợn hoặc ánh điện lom đom lấy lên từ suối cạn.
Các làng Mông (Jao) ở khắp vùng Tây Bắc vốn thừa đất thiếu nước, nhiều dốc hiếm bãi bằng, từng trải qua bao thời loạn rừng động núi, di cư liên miên, vốn là những vùng quê tự cung tự cấp chưa ổn định, sống bằng nương rẫy, trình độ dân trí còn thấp, các hủ tục và nạn mê tín còn nặng nề, và đồng bào thì mộc mạc, khảng khái nhưng cũng dễ bị kẻ xấu mua chuộc, lợi dụng… Đó là dân tộc của những "Tiếng hát làm dâu”, “Tiếng hát mồ côi" thống thiết. Câu dân ca Mông hát bên bếp lửa như vọng mãi lời ai oán của những kiếp người khổ sở:
Ta trót ăn lầm cơm ma
Trót uống lầm nước ma
Lạc chân trời đến quê ma
Ta đi được, trở về không được…
Tại một vùng cao hẻo lánh Sốp Cộp, tôi đã được nghe những lời hát cúng “Ma bò”: “Con bò sừng cao đến tận trời, đuôi quệt dưới trần gian, mang chín thang thuốc chữa cho gia đình sống cuộc đời thanh bạch, trong như nước, trắng như gạo, xanh như rừng…”. Trong những lời hát cúng tựa sử thi ấy, tôi chợt nhớ đến câu chuyện do nhà văn người Mông Hờ A Di kể: một ông bác, chỉ vì cần có một con bò cúng ma đã cam tâm đem cả cháu gái mình bán đi!
Vẻ đẹp tâm linh và sự lạc hậu, cái cao cả và sự tối tăm…tất cả đang kết thành búi trong tâm thức ngàn đời, đang cần được nhiều người có tâm có hiểu biết và những chính sách đúng đắn gỡ dần ra… Người Mông xưa thường buồn bã ví dân tộc mình như một cánh chim: “Người ta có ruộng, người ta ăn thóc mọc dưới đất... Người Mông ta không có ruộng, ta bay trên trời cao tìm quả ngọt trong rừng” (Dân ca Mông).
Trang phục lộng lẫy của người Mông đi chơi lễ hội. (Ảnh minh họa) |
Nước thép rèn của những con dao Mông chất lượng không kém lưỡi dao Đa-mát Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng thế giới. Nòng súng kíp của người Mông được làm một cách kỳ công, chính xác - bằng sức nước ngày đêm khoan nòng thép! Những thửa ruộng bậc thang, những nương màu trên những sườn núi có độ dốc cao chứng tỏ kỹ thuật canh tác độc đáo và đức tính cần cù, nhẫn nại của người dân vùng cao…
Cuộc vận động phá bỏ cây thuốc phiện cách đây hơn hai thập kỷ đã làm rung chuyển tận gốc rễ một tập quán canh tác và sinh sống quan trọng của hàng chục vạn người Mông. Những người khổng lồ xưa trong truyền thuyết của người vùng cao chắc hẳn phải ngỡ ngàng bởi thế hệ cháu chắt của họ trong những năm cuối của thế kỷ 20 đã dám từ bỏ một tập quán vững chắc dường như có sự hỗ trợ của đấng thần linh: trồng và hút thuốc phiện!
Người Mông đi chơi Tết Độc lập trong đêm. (Ảnh minh họa) |
Rồi còn hàng loạt vấn đề sinh tử nữa: sự cần thiết phải phát triển nghề dệt lanh, nghề rèn truyền thống của người Mông thành hàng hoá. Bởi ngày hôm nay hiếm khi tìm thấy một khung cửi trong những ngôi nhà ám khói; những bếp lò rèn đã nguội tanh từ lâu.
Tất cả đều có thể mua được ở chợ biên giới Chiềng Khương, chợ bên Lao Cai... Còn những chiếc váy Mông lộng lẫy, những tấm thổ cẩm tuyệt đẹp- sản phẩm của nghề dệt lanh độc đáo chỉ người Mông mới có và những con dao Mông nổi danh giờ có nguy cơ sẽ chỉ còn tìm thấy trong các bảo tàng dân tộc học!
Trong đêm 1/9 kỳ lạ ấy giữa phố huyện của cao nguyên Châu Mộc se lạnh, mấy nhà báo chúng tôi thuộc hai thế hệ đã ngộ ra được phần nào cái “lý” này (theo cái “lý” mà người Mông vẫn ưa thích): lễ hội đón Tết Độc Lập của đồng bào Mông Mộc Châu được hình thành và phát triển, xét cho cùng cũng là một trong những nỗ lực để góp phần xoá đi hết cái hình ảnh “trần gian trải vải đen” trong thơ ca đẫm lệ xưa, để mong gỡ dần cái tấm vải đen trùm kín mặt trong tiếng cúng ma rùng rợn còn tồn tại cho đến tận hôm nay ở nhiều làng Mông hẻo lánh khắp vùng Tây Bắc…
Cuối tháng 8/2014
Đạo diễn, nhà báo Mai An Nguyễn Anh Tuấn
Bình luận