1. Đỉnh đèo nào cao nhất Việt Nam?
- A
Ô Quy Hồ
Đèo Ô Quy Hồ nằm trên tuyến quốc lộ 4D, là một trong tứ đại đỉnh đèo đẹp nhất Việt Nam nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, đây cũng là đèo dài và hiểm trở nhất. Nằm ở độ cao 2.035m so với mặt nước biển, đèo Ô Quy Hồ được dân địa phương gọi là “Cổng trời” do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ, tạo nên cảnh sắc đẹp, hấp dẫn, thu hút biết bao du khách.
Đèo Ô Quy Hồ có chiều dài lên tới gần 50 km, trong đó 2/3 quãng đường thuộc địa phận huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, 1/3 quãng đường còn lại nằm ở phía Sa Pa, Lào Cai. Đây là con đèo dài nhất trong tứ đại đỉnh đèo của vùng Tây Bắc. - B
Xá Tổng
- C
Pha Long
- D
Pha Đin
2. Con đèo này cắt ngang dãy núi nổi tiếng nào?
- A
Bạch Mã
- B
Hồng Lĩnh
- C
Hoàng Liên Sơn
Đèo Ô Quy Hồ cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, với phần đỉnh đèo ở gần ranh giới 2 tỉnh Lào Cai, Lai Châu.
Ngoài đèo Ô Quy Hồ, dãy Hoàng Liên Sơn còn nổi tiếng với nhiều đỉnh núi cao. Theo thống kê, 16/20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam đều thuộc dãy núi này. Trong đó, đỉnh Fansipan cao 3.147,3m giữ kỷ lục đỉnh núi cao nhất cả nước. - D
Ngũ Hành Sơn
3. Tên gọi đèo Ô Quy Hồ dựa theo tiếng của đồng bào dân tộc nào?
- A
Thái
- B
Mông
Đèo Ô Quy Hồ được gọi theo tên bản Ô Quy Hồ nằm cạnh quốc lộ 4D, nay thuộc phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa. Tên bản đặt theo tiếng dân tộc Mông.
Có ý kiến cho rằng tương truyền ở vùng núi này, ngày trước hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian chính tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo này. - C
Dao
- D
Tày
4. Tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam gồm các đèo nào?
- A
Ô Quy Hồ, Mã Phục, Mã Pì Lèng, Pha Long
- B
Ô Quy Hồ, Mã Phục, Mã Pì Lèng, Hải Vân
- C
Ô Quy Hồ, Hải Vân, Mã Pì Lèng, Pha Đin
- D
Ô Quy Hồ, Pha Đin, Mã Pì Lèng, Khau Phạ
Tứ đại đỉnh đèo được biết đến 4 con đèo cao và nguy hiểm bậc nhất Việt Nam, bao gồm: Đèo Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin.
Cả bốn đèo đều nằm ở vùng núi phía Bắc, là những đèo cao và nguy hiểm bậc nhất nước ta. Trong đó, đèo Ô Quy Hồ nối Lai Châu và Lào Cai, dài gần 50 km và cao hơn 2.000 m; đèo Pha Đin nằm ở ranh giới hai tỉnh Sơn La và Điện Biên, dài 32 km, cao 1.600 m; đèo Khau Phạ ở Yên Bái, dài gần 40 km và cao 1.200 m; đèo Mã Pì Lèng của Hà Giang, cao 1.200 m và dài khoảng 20 km.
5. Ngọn núi nào cao nhất Tây Bắc?
- A
Bạch Mộc Lương Tử
- B
Fansipan
Fansipan (3.143 m) là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, nằm trong Vườn quốc gia Hoàng Liên, cách trung tâm thị trấn Sa Pa, Lào Cai khoảng 10 km. Thời gian phù hợp để leo Fansipan là từ tháng 9 đến tháng 4, thời tiết khô ráo, không quá lạnh.
Hiện 3 con đường bộ đến đỉnh Fansipan, trong đó tuyến Trạm Tôn được khai thác du lịch nhiều nhất với chiều dài đường đi ngắn nhất song vẫn có địa hình khá đa dạng và thuận lợi hơn, bạn sẽ mất 2 ngày 1 đêm. Điểm nghỉ phổ biến cho cung này ở 2.200 m vào buổi trưa và 2.800 m vào buổi tối. - C
Pú Luông
- D
Tà Chì Nhù
Bình luận