Báo Thanh niên dẫn lại nội dung trên tờ Health Site cho biết, sử dụng nhiều đường tinh luyện có thể làm tăng khả năng kháng insulin, tăng nguy cơ tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và ảnh hưởng đến chức năng nhận thức.
Tác động tiêu cực của việc ăn nhiều đường
Đường làm tăng nguy cơ béo phì và phát triển bệnh tiểu đường, gây ra kém minh mẫn và thậm chí đẩy nhanh các dấu hiệu lão hóa.
Lượng đường dư thừa có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn và thay đổi tâm trạng. Ăn đường sẽ kích hoạt phản ứng dopamine trong não và ảnh hưởng đến tâm trạng, có thể khiến đổ mồ hôi và cáu kỉnh sau một vài giờ.
Nạp nhiều đường sẽ giảm cảm giác thèm ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà lẽ ra nên ăn. Khi bỏ đường, chúng ta sẽ có hứng thú hơn với chất béo lành mạnh, protein và chất xơ vài ngày sau khi bỏ đường
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cắt giảm đồ ăn có đường là bước tiến lớn đối với việc ăn uống lành mạnh để giảm cân.
Chúng ta có thể cảm thấy hơi “hụt hẫng” sau vài ngày bỏ đường. Tùy thuộc vào mức độ nghiện đường của cơ thể, những người khác nhau gặp phải các triệu chứng khác nhau.
Khi ngừng ăn đường, có thể gặp các triệu chứng như đau đầu và cảm thấy thiếu năng lượng. Trong một số trường hợp, triệu chứng có thể ngược lại như thấy tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn, nhưng cũng có thể cảm thấy đói và khát nước. Vì vậy, hãy luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể, điều này có thể giúp kiểm soát cơn thèm ăn.
Điều gì xảy ra khi ngừng ăn đường 30 ngày?
Báo điện tử VnExpress dẫn lại chia sẻ của tiến sĩ Ekta Singhwal, chuyên gia dinh dưỡng Tập đoàn Bệnh viện Ujala Cygnusnội dung trên tờ Healthline, Indian Express rằng cắt giảm lượng đường bổ sung là cách tốt nhất để giảm đường huyết và insulin.
"Kiêng đường trong 30 ngày có thể giảm nguy cơ kháng insulin và tiểu đường type 2", tiến sĩ Ekta Singhwal nói.
Việc giảm đường trong một tháng có thể dẫn đến giảm cân, vì nó loại bỏ lượng calo rỗng và giảm khả năng ăn quá nhiều.
Khi lượng đường trong máu không tăng giảm đột ngột, mức năng lượng có xu hướng ổn định hơn. Bên cạnh đó, tâm trạng của người ăn kiêng cũng ổn định hơn, giảm sự thất thường, nóng tính.
Giảm đường cũng giúp cải thiện sức khỏe răng miệng, giảm nguy cơ sâu răng và bệnh viêm lợi. Một số người cải thiện cả sức khỏe da liễu, bởi đường có thể là nguyên nhân gây mụn trứng cá và các vấn đề da khác.
Kiêng đường cũng là cách để giảm nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến tim mạch.
Lượng đường cao thường phá vỡ sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Giảm lượng đường có thể thúc đẩy môi trường đường ruột khỏe mạnh hơn.
Để giảm lượng đường tiêu thụ hàng ngày, các chuyên gia khuyến nghị đọc nhãn mác thực phẩm, ưu tiên các loại thực phẩm nguyên chất, tránh uống đồ có đường, nấu ăn tại nhà, ăn nhẹ vừa phải.
Bình luận