Tháng 1/2013, Philippines đệ đơn lên Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) ở The Hague kiện cách Trung Quốc giải thích và áp dụng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Ngày 30/6 vừa qua, PCA quyết định sẽ ra phán quyết về vấn đề này vào ngày 12/7.
Bất chấp việc Tòa trọng tài chuẩn bị ra phán quyết, Trung Quốc vẫn cho rằng Tòa trọng tài không có thẩm quyền xử vụ Philippines kiện nước này ở Biển Đông, đồng thời tuyên bố "không chấp nhận, không thừa nhận, không chấp hành" phán quyết vụ kiện với Manila.
Trước vấn đề này, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, và Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Nghiệp vụ ngoại giao, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đã chia sẻ những nhận định của riêng mình trong buổi tọa đàm trực tuyến “Philippines kiện Trung Quốc và Phán quyết của Tòa trọng tài”.
Về các kịch bản sau khi Tòa trọng tài đưa ra phán quyết và những vấn đề mà Tòa trọng tài xem xét giải quyết trong đơn kiện của Phillippines lần này, Tiến sĩ Phạm Lan Dung cho rằng: "Chúng ta cần làm rõ phán quyết của Tòa trọng tài theo phụ lục 7 sẽ không giải quyết hai vấn đề là chủ quyền và phân định biển. Có nghĩa là tòa sẽ không đưa ra quyết định các thực thể ở biển Đông là thuộc quốc gia nào, cũng như sẽ không phân định các vùng biển chống lấn bởi vì nó không nằm trong thẩm quyền của tòa. Trong thông báo của tòa về thời điểm đưa ra phán quyết, tòa cũng đã nhấn mạnh vấn đề này nhằm bác bỏ các lập luận của Trung Quốc muốn xuyên tạc và phủ nhận các phán quyết của tòa".
Tiến sỹ Dung cho rằng các phán quyết của tòa sẽ liên quan đến các quy chế pháp lý của các thực thể. Vì vậy, bà dự đoán rằng tòa sẽ đưa ra các quyết định xác định các thực thể mà Phillipines nêu trong đơn kiện là đảo, là đã hay là bãi lúc nổi hay lúc chìm. Việc Phillipines đưa ra trong đơn kiện vấn đề này để nhằm mục đích làm rõ những vùng biển từ các thực thể này và trên cơ sở này sẽ hạn chế các vùng chống lấn.
Với việc tòa đưa ra quyết định như vậy sẽ giúp cho Phillipines và các nước trong khu vực xác định và hạn chế được các vùng biển chống lấn, từ đó giảm thiểu leo thang tranh chấp.
Theo Tiến sỹ Dung, tòa xác định quy chế của các thực thể này được coi như một thành công lớn của luật quốc tế và luật biển quốc tế nói chung bởi từ trước đến nay đã có rất nhiều mà các bên nêu ra việc xác định quy chế pháp lý của các thực thể nhưng chưa có một tòa án nào trả lời trực tiếp câu hỏi đó.
Bà Lan Dung nói: "Theo tôi, tòa trong vụ việc này sẽ trả lời trực diện câu hỏi này. Tuy nhiên có một chi tiết lên quan đến vấn đề này là có sự tồn tại của các thực thể khác mà Phillipines không nêu trong đơn kiện, ví dụ như đảo Ba Bình. Trong đơn kiện của Phillipines có nêu ra hai thực thể mà tôi cho rằng rất có khả năng tòa sẽ xác định đó là bãi lúc nổi lúc chìm. Phillipines có yêu cầu phải xác định hai thực thể này nằm trong thềm lục địa của Phillipines.
Như vậy, nếu tòa xác định nó nằm trong thềm lục địa Phillipines thì điều đó đồng nghĩa với việc tòa coi Ba Bình chỉ là đá và không có các vùng biển nằm ngoài 12 hải lý. Còn trong trường hợp tòa từ chối không xác định hai thực thể là bãi Vành Khăn và bãi Cỏ Mây nằm ở thềm lục địa của Phillipines, người ta sẽ cho rằng có khả năng các thực thể khác trong Ba Bình có thể không phải là đá. Đây chắn chắn không phải là điều mà Phillipines muốn khi Manila muốn hạn chế các vùng biển chống lấn".
"Vấn đề thứ hai liên quan đến đường lưỡi bò. Đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp. Theo như dự đoán ban đầu của tôi, khả năng cao tòa sẽ đưa ra phán quyết về việc yêu sách đường lưỡi bò với nghĩa là yeu sách các vùng biển thì nó không phù hợp với quy định công ước luật biển. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ tòa có đi được rộng hơn nữa hay không và có phủ nhận tính pháp lý của đường lưỡi bò từ các góc độ, các khía cạnh khác nữa hay không thì đó vẫn là một câu hỏi để ngỏ.
Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc được các học giả trên thế giới phân tích rất kỹ và coi đó là một trong những yêu sách quá mức. Nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ được công bố vào cuối năm 2015 đã phân tích rất kỹ và cho rằng yêu sách đường lưỡi bò vào thời điểm này Trung Quốc vẫn chưa làm rõ là họ muốn yêu sách gì.
Tất cả những điều Trung Quốc nói về đường lưỡi bò vẫn còn rất mập mờ. Tuy nhiên các học giả đã nghiên cứu rất kỹ từ nhiều góc độ và chứng minh được rằng bất kể yêu sách đó là yêu sách loại gì đều không phù hợp với các công ước luật biển. Các nhà nghiên cứu cũng đi sâu hơn nữa để cho thấy rằng kể cả từ góc độ rộng hơn là luật quốc tế nói chung thì cũng không có cơ sở pháp lý và thực tiễn nào cho Trung Quốc đưa ra những đòi hỏi và những yêu sách bất hợp lý như vậy.
Vì vậy với việc chúng ta hi vọng phán quyết về đường lưỡi bò mà tòa đưa ra tới đây sẽ là quyết định quan trọng đối với tình hình tranh chấp ở biển Đông nói riêng cũng như luật quốc tế nói chung. Ngược lại có rất ít khả năng từ chối đưa ra phán quyết về vấn đề này bởi tới thời điểm này, chúng ta vấn không biết được rằng tòa đã quyết định là tòa có thẩm quyền đối với vấn đề đường lưỡi bò hay chưa.
Video Trung Quốc quân sự hóa trái phép các đảo ở Biển Đông
Mặc dù khả năng này theo đánh giá của riêng tôi là rất ít nhưng chúng ta vẫn phải đề cập đến. Và trong trường hợp tòa từ chối không đưa được ra phán quyết về vấn đề đường lưỡi bò bởi vì không có thẩm quyền vì bất kỳ lý do gì thì đó là một thất bại, một thất bại rất lớn của luật quốc tế nói chung, luật biển quốc tế nói riêng và của cơ chế giải quyết tranh chấp theo công ước luật biển. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, tôi cho rằng khả năng này là rất thấp", Tiến sỹ Phạm Lan Dung cho biết thêm.
Trong khi đó, theo quan điểm của Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ thì rõ ràng đây là một vấn đề hết sức phức tạp bởi cho đến thời điểm này, dư luận đã nhận thức rõ nội dung Phillippines kiện lên Tòa trọng tài, bản thân Trung Quốc cũng đưa ra rất nhiều thông tin để đánh lạc hướng dư luận. Trong đơn kiện của Phillippines đã nêu ra 15 vấn đề đề nghị hội đồng trọng tài phân xử.
Theo ông, sau khi nghiên cứu, Tòa trọng tài đã cân nhắc rất cẩn thận và cho rằng có một số điểm trong đơn kiện của đơn kiện đơn phương của Phillippines thuộc thẩm quyền của họ. Đã có một thông cáo báo chí nêu rõ Tòa án tọng tài có thẩm quyền xem xét và nói rõ sẽ ra phán quyết 7 trong số 15 nội dung và không động đến 8 nội dung còn lại liên quan đến vấn đề chủ quyền, liên quan đến vấn đề vùng chống lấn phân biệt biển.
7 vấn đề đó quy ra làm 3 nhóm chính. Nhóm thứ nhất là Phillippines yêu cầu tòa đưa ra phán quyết để bác bỏ cơ sở pháp lý của yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc.
Vấn đề thứ hai Phillippines yêu cầu tòa xem xét các thực thể mà hiện nay Trung Quốc đang cải tạo biến thành đảo nhân tạo, xây dựng thành căn cứ quân sự và một số các bãi cạn khác là đảo hay theo đúng điều khoản trong công ước hay không.
Bởi điều này liên quan đến hiệu lực trong việc xác định các vùng biển của các thực thể đó. Nếu như nó là một đảo mà nó quá nhỏ bé và không thích hợp cho con người sinh sống, cũng như không có đời sống kinh tế riêng thì sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý như chúng ta vẫn thường đề cập tới. Còn nếu những đảo hội tụ đầy đủ các điều kiện thích hợp cho con người sinh sống, có đời sống kinh tế riêng thì có thể tính đến vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Còn lại nếu không phải là đảo theo đúng những định nghĩa đó là bãi cạn nửa nổi nửa chìm sẽ không có giá trị trong việc xác định nếu như nó nằm trong phạm vi 12 hải lý. Vì vậy, Phiilippines yêu cầu tòa phân biệt rõ vấn đề đó.
Nhóm thứ 3, Phiilippines yêu cầu đề nghị tòa xem xét bác bỏ những hành động ngăn cản các lực lượng làm công tác quản lý cũng như người dân thực hiện các chủ quyền, quyền tài phán của mình trên vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế mà theo công ước luật biển là Phiilippines có quyền, đồng thời lên án các hành động của Trung Quốc cải tạo và phá hoại môi trường biển làm ảnh hưởng đến môi trườn sinh sống của các sinh vật biển.
Theo quan điểm cá nhân Tiến sỹ Trần Công Trục, vấn đề lần này mà tòa sẽ phán quyết là bác bỏ cơ sở pháp lý của đường chính đoạn bởi người ta đã nhắc rất nhiều đến sự vô lý của nó. Còn các vấn đề khác, tòa có thể đưa các phán quyết trung dung hơn.
Trả lời câu hỏi Trung Quốc ngay từ đầu tuyên bố sẽ "không chấp nhận, không thừa nhận, không chấp hành" phán quyết của Tòa trọng tài sẽ ảnh hưởng đến vụ kiện như thế nào, Tiến sỹ Phạm Lan Dung cho rằng:
"Trung Quốc đã phủ nhận quyền tài phán của tòa ngay thời điểm đầu tiên mà Phillippines đưa đơn kiện và họ cũng từ chối không tham gia vụ kiện. Tuy nhiên, Trung Quốc đã gửi một bản lập trường quan điểm của Bắc Kinh lên cho ban thư ký của Tòa trọng tài. Trên thực tế và theo quy định của luật pháp quốc tế thì việc một quốc gia phủ nhận quyền tài phán của tòa không có gì sai so với luật quốc tế.
Trong quá trình xét xử vụ kiện, mặc dù một bên không tham gia nhưng về mặt nguyên tắc, tòa vẫn phải xem xét lập trường từ các bên một cách rất khách quan, đầy đủ kể cả bên không tham gia vụ kiện. Và khi tòa đã xem xét một cách rất xác đang và kĩ càng như tòa trọng tài đã làm trong vụ kiện này, quyết định của tòa sẽ là quyết định cuối cùng và ràng buộc các bên trong tranh chấp hay nói cách khác là cả Phillippines và Trung Quốc phải có nghĩa vụ tuân thủ phán quyết của tòa bất kể việc họ có công nhận thẩm quyền hay không hay họ có tham gia vào vụ kiện hay không.
Vì vậy, sau khi phán quyết tới đây được đưa ra, Trung Quốc và Phillippines phải có nghĩ vụ tuân thủ phán quyết đó bất kể ai là người thắng kiện. Việc một bên tuyên bố không tuân thủ phán quyết là hành vi vi phạm luật quốc tế. Trên thực tế, các nước, đặc biệt là các nước lớn khi họ thau kiện trước toà án quốc tế thì phản ứng ban đầu của họ thường là tuyên bố không tuân thủ.
Video dàn tàu sân bay Mỹ tuần tra ở Biển Đông
Tuy nhiên về dài hạn, các cường quốc đều thực hiện theo phán quyết đó bằng cách này hay cách khác, dưới hình thức này hoặc hình thức khác bởi họ luôn muốn giữ vai trò trong trường quốc tế. Vì vậy nếu như họ ngang nhiên không thực hiện phán quyết của một cơ quan tài phán quốc tế mà họ là một thành viên của công ước đó thì điều đó sẽ làm giảm vị thể và vai trò của họ. Nhìn lại lịch sử, Mỹ và Nga và kể cả lần này là Trung Quốc về dài hạn họ sẽ vẫn tuân thủ.
Theo tôi, vẫn có cách để phán quyết được thực thi kể cả khi Trung Quốc tuyên bố không tuân thủ phán quyết. Thứ nhất là dư luận tiến bộ. Theo đó, các nước trên thế giới sẽ lên tiếng hoặc các nhóm nước hoặc các quốc gia sẽ đưa ra những tuyên bố. Họ cũng có thế thực hiện các biện pháp ngoại giao, chính trị, kinh tế. Ví dụ, họ có thể yêu cầu hoặc gây sức ép lên Trung Quốc trong các diễn đàn quốc tế bằng cách không mời Bắc Kinh tham gia vào các sự kiện, tổ chức hoặc có thể là cấm vận kinh tế…
Quay lại về vấn đề của Phillippines. Thứ nhất, chúng ta nên nhìn nhận một cách khách quan việc Phillippines nói họ có nguyện vọng, có ý định đàm phá với Trung Quốc để tiến hành khai thác chung bởi đó là chủ quyền của các quốc gia miễn là khai thác chúng phải được thực hiện theo đúng quy định của luật quốc tế. Tức là đàm phán khai thác chung phải đảm bảo tự nguyện giữa các bên và phải đảm phán ở các khu vực chống lấn mà hai bên có quyền ở đó. Vì vậy, phán quyết của tòa là một cơ sở pháp lý tốt để Phillippines và Trung Quốc biết được quyền của mình đến đâu và có thể tiến hành đàm phán khai thác chung ở những đâu".
Trong khi đó, quan điểm của Tiên sỹ Trần Công Trục là vụ kiện này có những vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm. Khi nghiên cứu về vấn đề này, Phillippines đã tìm được một khe hở trong vấn đề luật pháp để đệ đơn kiện đơn phương. Thông thường, cả hai bên phải cùng gửi đơn, nhưng riêng vụ kiện lần này, Phillippines đã chọn đơn phương để đơn kiện. Đây vẫn là một cách đi hết sức hợp pháp và cho đến nay vẫn được duy trì.
Tiến sỹ Trần Công Trục nói: "Trong thực tế nhiều người cho rằng với Tổng thống mới, Phillippines có thể sẽ mềm mỏng hơn, mặc dù có phán quyết nhưng vẫn có thể ngồi đàm phán với Trung Quốc song phương để giải quyết những tranh chấp giữa hai nước. Tôi cho rằng, đây là một nhận thức có vấn đề.
Giữa Phillippines và Trung Quốc không chỉ có tranh chấp về việc giải thích áp dụng công ước. mà còn cả tranh chấp về chủ quyền của các thực thể, hay đàm phán về các vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường đánh cá, lợi ích hàng hải, hàng không. Trong khi phán quyết này chỉ giải quyết một vấn đề. Một loại tranh chấp trong các loại tranh chấp đó. Vì vậy, Phillipines không sai khi nói họ sẵn sàng đàm phán, thậm chí là song phương với Trung Quốc. Tôi cho rằng, đó là một tuyên bố đúng và rất khéo léo, thậm chí rất mềm mỏng để làm sao đó lôi kéo Trung Quốc.
Tôi cho rằng phán quyết được đưa ra không phải là chuyện thắng thua mà là công bằng, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, là thắng lợi của công lý, của luật pháp và đặc biệt là công ước của Liên Hợp Quốc về luật pháp quốc tế biển năm 1982.
Vì vậy nếu phán quyết này, nếu nó bảo vệ công lý, Việt Nam đương nhiên cũng sẽ có lợi. Đây là một vũ khí cực kỳ quan trọng mà chúng ta cần nắm lấy nó để tiếp tục đấu tranh, để giải quyết tranh chấp bắng biện pháp hòa bình. Đây cũng sẽ là một kinh nghiệm, một bài học, một tiền lệ mà chúng ta cần nghiêm túc sử dụng nó, nhất là vào thời điểm chúng đang gặp khó khăn về kinh tế, quân sự, quốc phòng".
Cuối cùng, nhận định về việc phán quyết của tòa sẽ gợi mở ra những giải pháp cho những tranh chấp trên biển hoặc tranh chấp lãnh thổ sau này như thế nào, bà Phạm Lan Dung nói:
"Khả năng phán quyết của tòa có thể gợi mở ra cách thức giải quyết tranh chấp sau này phụ thuộc rất nhiều vào nội dung phán quyết sẽ theo hướng như thế nào.
Nếu nội dung phán quyết sẽ theo hướng tích cực, tức là có lợi cho bên nguyên đơn là Phillippines tức là tòa xác định được quy chế pháp lý của các thực thể, các thực thể đó nằm ở đâu, tòa nói rằng yêu sách đường lưỡi bò không phù hợp với luật quốc tế và phân tích kĩ các hành vi của Trung Quốc ở các vùng biển Phillippines phán xét là nó vi phạm quyền chủ quyền của Phillippines, thì nhiệm vụ còn lại đối với các nước là thúc đẩy Trung Quốc thực hiện theo phán quyết đó.
Nhưng nếu như trong tường hợp phán quyết giải quyết được một số vấn đề, nhưng không phải là tất cả, các quốc gia, các học giả nên tìm cách giải thích và tuyên truyền để mọi người nắm được, hiểu được tòa đã đàm phán những gì và nói điều gì đúng, điều gì sai và trên cơ sở đó tác động để các bên thực thư phán quyết đó.
Còn đối với vấn đề mà tòa không giải quyết được, các nước ở trong khu vực thậm chí là Phillippines và Việt Nam cũng nên tính đến phương án liệu có nên mở một phiên kiện mới không để yêu cầu tòa làm rõ những vấn đề đó. Và tôi cũng không cho rằng phán quyết được đưa ra sẽ không có lợi cho Phillippines".
Bình luận