(VTC News) – Mặc dù hoạt động kinh doanh có nhiều biến động nhưng nhiều đại gia Việt vẫn duy trì được “núi tiền” khổng lồ.
Vốn luôn là yếu tố sống còn với từng doanh nghiệp. Trong khi rất nhiều đơn vị phải gom góp từng đồng để trang trải cho hoạt động kinh doanh, nhiều đại gia Việt lại khiến người xung quanh sững sờ khi sở hữu “núi tiền” khổng lồ.
Tổng công ty khí Việt Nam (GAS) là đại gia có lượng tiền mặt “khủng” nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Theo báo cáo tài chính quý 1/2016, tại thời điểm 31/3, chỉ tiêu tiền của GAS đạt 17.979 tỷ đồng, tăng nhẹ so với số liệu đầu năm.
Như vậy, tiền chiếm tới 50,5% tài sản ngắn hạn và chiếm tới hơn 30% tổng tài sản. Chỉ tiêu tiền của GAS vượt trội hoàn toàn so với lợi nhuận. Trong quý 1/2016, GAS có lượng tiền và tương đương tiền nhiều gấp 12,2 lần lợi nhuận sau thuế.
Lượng tiền của GAS có thể nhiều hơn nữa nếu công ty không giảm mạnh lãi. Trong quý 1, GAS chỉ đạt 1.479 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ tiêu này đi xuống chủ yếu do giá dầu giảm sâu trong thời gian dài.
Với 17.979 tỷ đồng, GAS thoải mái trang trải cho các hoạt động của mình. Trước mắt GAS phải dành khoảng 6.697 tỷ đồng trả cổ tức (tỷ lệ 35%).
Thường xuyên nằm trong danh sách các đại gia sở hữu “núi tiền” nên công ty cổ phần tập đoàn Masan không khiến cổ đông ngạc nhiên khi có lượng tiền mặt lên tới hàng ngàn tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 1/2016.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2016, cuối kỳ, dù lượng tiền của Masan sụt giảm mạnh so với số liệu đầu năm nhưng 4.687 tỷ đồng vẫn là con số rất lớn.
Tuy nhiên, nếu so sánh với thương vụ “tin đồn” 5 tỷ USD thì “núi tiền” này chỉ như muối bỏ bể. Hiện tại, nhiều tin đồn cho rằng Masan sẽ chi khoảng 5 tỷ USD để thâu tóm Sabeco, Habeco, Tân Hiệp Phát, Trung Nguyên,...
Trả lời NDH về về khả năng thực hiện các thương vụ M&A trong thời gian tới, ông Michael Hung Nguyen, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính Masan, cho biết Masan sẽ tập trung ưu tiên các ngành hàng tiêu dùng và ngành hàng liên quan tới nông nghiệp.
Tổng công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) có doanh thu khủng nên dòng tiền của công ty rất dồi dào. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi tại thời điểm 31/3/2016, lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền tại Vinamilk đạt 1.228 tỷ đồng.
1.228 tỷ đồng là lượng tiền lớn nhưng chưa thấm vào đâu so với tổng tài sản của Vinamilk. Giá trị tiền và các khoản tương đương tiền tại Vinamilk chỉ chiếm 4,2% tổng tài sản Vinamilk. Tài sản của Vinamilk tập trung nhiều nhất ở các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Tuy nhiên, sắp tới, Vinamillk có kế hoạch chi nhiều tiền để trả cho cổ tức. Trong Đại hội đồng cổ đông mới diễn ra, Vinamilk bày tỏ mong muốn chi trả tiếp cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%. Như vậy, cùng với lần tạm ứng cổ tức đợt 1/2015 (tỷ lệ 40%) thực hiện vào 4/9/2015, tổng mức cổ tức năm 2015 sẽ lên tới 60%, mức cao nhất từ trước đến nay. Điều đó có nghĩa Vinamilk sẽ chi ra hơn 6.400 tỷ đồng để thanh toán cổ tức.
Tổng công ty bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đang đối diện với nhiều chê trách quanh hiệu quả và việc niêm yết trên sàn chứng khoán. Có ý kiến cho rằng sau 5 năm, Sabeco đã lạc hậu hơn nhiều so với Vinamilk.
Dù vậy, vẫn không thể phủ nhận Sabeco là doanh nghiệp lắm tiền nhiều của. Theo báo cáo tài chính hợp nhất 2015, tại thời điểm cuối năm, chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền của ông lớn ngành đồ uống đạt 7.936 tỷ đồng, chiếm 65% tài sản ngắn hạn và chiếm 37% tổng tài sản.
Bảo Linh
Tổng công ty khí Việt Nam (GAS) là đại gia có lượng tiền mặt “khủng” nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Theo báo cáo tài chính quý 1/2016, tại thời điểm 31/3, chỉ tiêu tiền của GAS đạt 17.979 tỷ đồng, tăng nhẹ so với số liệu đầu năm.
Như vậy, tiền chiếm tới 50,5% tài sản ngắn hạn và chiếm tới hơn 30% tổng tài sản. Chỉ tiêu tiền của GAS vượt trội hoàn toàn so với lợi nhuận. Trong quý 1/2016, GAS có lượng tiền và tương đương tiền nhiều gấp 12,2 lần lợi nhuận sau thuế.
Nhiều đại gia Việt đang sở hữu "núi tiền" |
Với 17.979 tỷ đồng, GAS thoải mái trang trải cho các hoạt động của mình. Trước mắt GAS phải dành khoảng 6.697 tỷ đồng trả cổ tức (tỷ lệ 35%).
Thường xuyên nằm trong danh sách các đại gia sở hữu “núi tiền” nên công ty cổ phần tập đoàn Masan không khiến cổ đông ngạc nhiên khi có lượng tiền mặt lên tới hàng ngàn tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 1/2016.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2016, cuối kỳ, dù lượng tiền của Masan sụt giảm mạnh so với số liệu đầu năm nhưng 4.687 tỷ đồng vẫn là con số rất lớn.
Tuy nhiên, nếu so sánh với thương vụ “tin đồn” 5 tỷ USD thì “núi tiền” này chỉ như muối bỏ bể. Hiện tại, nhiều tin đồn cho rằng Masan sẽ chi khoảng 5 tỷ USD để thâu tóm Sabeco, Habeco, Tân Hiệp Phát, Trung Nguyên,...
Trả lời NDH về về khả năng thực hiện các thương vụ M&A trong thời gian tới, ông Michael Hung Nguyen, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính Masan, cho biết Masan sẽ tập trung ưu tiên các ngành hàng tiêu dùng và ngành hàng liên quan tới nông nghiệp.
Tổng công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) có doanh thu khủng nên dòng tiền của công ty rất dồi dào. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi tại thời điểm 31/3/2016, lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền tại Vinamilk đạt 1.228 tỷ đồng.
1.228 tỷ đồng là lượng tiền lớn nhưng chưa thấm vào đâu so với tổng tài sản của Vinamilk. Giá trị tiền và các khoản tương đương tiền tại Vinamilk chỉ chiếm 4,2% tổng tài sản Vinamilk. Tài sản của Vinamilk tập trung nhiều nhất ở các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Tuy nhiên, sắp tới, Vinamillk có kế hoạch chi nhiều tiền để trả cho cổ tức. Trong Đại hội đồng cổ đông mới diễn ra, Vinamilk bày tỏ mong muốn chi trả tiếp cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%. Như vậy, cùng với lần tạm ứng cổ tức đợt 1/2015 (tỷ lệ 40%) thực hiện vào 4/9/2015, tổng mức cổ tức năm 2015 sẽ lên tới 60%, mức cao nhất từ trước đến nay. Điều đó có nghĩa Vinamilk sẽ chi ra hơn 6.400 tỷ đồng để thanh toán cổ tức.
Tổng công ty bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đang đối diện với nhiều chê trách quanh hiệu quả và việc niêm yết trên sàn chứng khoán. Có ý kiến cho rằng sau 5 năm, Sabeco đã lạc hậu hơn nhiều so với Vinamilk.
Dù vậy, vẫn không thể phủ nhận Sabeco là doanh nghiệp lắm tiền nhiều của. Theo báo cáo tài chính hợp nhất 2015, tại thời điểm cuối năm, chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền của ông lớn ngành đồ uống đạt 7.936 tỷ đồng, chiếm 65% tài sản ngắn hạn và chiếm 37% tổng tài sản.
Bảo Linh
Bình luận