Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, các phương tiện đang di chuyển trên đường phải dừng lại trước vạch kẻ đường màu trắng, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Đi xe máy dừng đèn đỏ thế nào an toàn?
Do đó, để giảm thiểu rủi ro và đúng quy định pháp luật, xe máy dừng đèn đỏ cần chú ý những điều sau:
- Chú ý quan sát trước, sau và hai bên hông xe bằng gương chiếu hậu trước khi giảm tốc độ để dừng đèn đỏ.
- Quan sát thấy đèn vàng thì chủ động đi chậm lại và dừng trước vạch dừng.
- Không nên dừng xe giữa làn đường, thay vào đó chỉ nên dừng hai bên làn đường. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ tai nạn giao thông khi dừng ở vị trí trung tâm làn đường cao hơn nhiều so với hai bên đường.
- Khi dừng đèn đỏ vẫn nên kiểm tra phanh, gương chiếu hậu, đèn xi nhan để sớm phát hiện và xử lý tình huống nhanh chóng, an toàn nhất.
- Hạn chế dừng trên các loại xe to như xe chở hàng, container...
- Với xe côn tay, khi dừng đỏ cần trả về số N đồng thời thả tay côn, thả tay ga để hay tay tự do vận động, giảm bớt cảm giác mỏi. Khi dừng đèn đỏ, xe côn tay không cần tắt máy để tốn thêm thời gian khởi động. Đèn xanh bật lên chỉ cần bóp côn, vặn ga là xe chạy tiến về phía trước, tránh bị xe sau chờ đợi hay đâm phải.
Vượt đèn đỏ, xe máy bị phạt bao nhiêu?
Điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô, gắn máy có hành vi vượt đèn đỏ.
Cụ thể, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt từ 800.000 - 1 triệu đồng. Đồng thời, người điều khiển xe máy vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời gian từ 1- 3 tháng.
Bình luận