Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khiến bạn thường xuyên đi vệ sinh, tăng áp lực trong bụng hoặc đau bụng, đầy hơi. Đôi khi cảm giác này có kèm thêm sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn. Thậm chí, đầy hơi cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị nhiễm trùng thận nặng, cần phải đi gặp bác sĩ sớm.
Bệnh gan: Đầy hơi liên quan tới bệnh về gan có thể kể đến như viêm gan C hay ung thư. Tình trạng này xảy ra khiến chất lỏng tích tụ nhiều trong cơ thể gây mệt mỏi hoặc vàng da.
Viêm ruột: Viêm ruột có thể gây tiêu chảy, đau bụng hoặc đầy hơi. Theo các chuyên gia, khi bị viêm ruột, cơ thể bạn sẽ không thể dung nạp lượng lactose, từ đó gây ra sự hình thành khí trong hệ tiêu hóa và dẫn đến đầy hơi.
Viêm túi thừa: Viêm túi thừa là tình trạng viêm cái túi thừa nhỏ, phát triển dọc theo thành ruột. Các triệu chứng của bệnh bao gồm đau đột ngột bụng dưới, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón và đầy hơi.
Ung thư: Nếu bị đầy hơi kéo dài không rõ nguyên nhân thì rất có thể bạn đã bị ung thư ở một trong nhưng cơ quan như tuyến tụy, dạ dày, đại tràng, tử cung hay buồng trứng. Đây là dấu hiệu cảnh báo mối nguy đối với sức khỏe khuyến cáo bạn cần đi khám bác sĩ sớm.
Căng thẳng kéo dài: Một người bị căng thẳng mãn tính cơ thể họ sẽ tăng cường lượng hormone cortisol và giảm hormone hỗ trợ tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiêu và đầy hơi.
Bình luận