Kỳ 2 (kỳ cuối): Những chuyện thảm khốc ngoài biển cả
Ở đảo huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), những câu chuyện chết chóc thảm khốc do đánh cá bằng mìn có kể cả ngày không hết. Thế nhưng, với người dân vùng đảo này, chuyện tan xác do mìn cũng chỉ là chuyện tai nạn nghề nghiệp mà thôi.
Tôi đến ngôi nhà nhỏ nằm ngay cạnh Đồn Biên phòng 328. Chủ nhà có cái tên rất lạ, Nguyễn Văn Cu, sinh năm 1974, người nhỏ thó đón tiếp tôi.
Hỏi chuyện đánh cá bằng mìn, anh Cu cứ kể tuồn tuột. Anh giải nghệ từ khi bị mìn “cưa” mất một cách tay, nên không ngại ngần gì nữa.
10 năm trước, chính tay anh đã đưa hai người bạn, đều mới ngoài 20 tuổi vào bờ. Nhưng chỉ vớt được phần nào thịt xương thôi, vì quả mìn tự chế nổ banh xác, tung tóe khắp biển.
Anh Nguyễn Văn Cu bảo: “Trúng mình ở biển thì kinh khủng lắm nhà báo à. Vì hầu hết là mìn nổ trên thuyền mủng, hoặc đang ôm mìn thì nó nổ. Mình có hai thằng bạn thân thì một thằng bay mất đầu, một thằng chỉ còn mỗi thân. Các bộ phận khác chìm xuống đáy biển, không vớt kịp nên mất”.
Theo anh Cu, bản thân anh cũng từng chứng kiến nhiều vụ, chỉ còn mang về được mảnh áo rách cho vào quan tài. Đám ngư dân sợ gia đình trông thấy cảnh xương thịt nát vụn mà đau lòng, nên họ thả hết xuống biển, chỉ mang tấm áo về.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết, nhưng phổ biến nhất là không tính chính xác tốc độ của dây cháy hoặc gặp dây dỏm, dây lỗi, bị cháy ngầm mà không biết.
Gặp chuyện bị mìn nổ trên tay, dân đi biển tin rằng do “ma làm”. Ngay bản thân Nguyễn Văn Cu cũng tin rằng mình bị “ma ám”.
Anh Cu theo các đoàn tàu đánh bắt xa bờ ngược xuôi, bom mìn ném xuống biển cả tấn, nhưng không chết, vậy mà cái lần tung mìn ngay bờ lại gặp nạn.
Lần đó, không hiểu sao, châm ngòi rồi, nhưng anh cứ chần chừ không ném. Khối thuốc nổ luôn trên tay.
Cũng may, quả mìn bé tí hon, lượng thuốc nổ chỉ bằng chén mắt trâu, nên mới không tan xác, chỉ rụng mất một cánh tay.
Chuyện ấy, đến giờ anh Cu vẫn thấy lạ. Mười mấy năm trời, ném mìn rất chính xác, mà không hiểu sao lần ấy lại cứ lăn tăn mãi không ném.
Vụ ấy, đã bị thương, lại còn bị phạt hành chính 5 triệu đồng vì sử dụng thuốc nổ đánh cá trái phép.
Cũng trong thời gian đó, bạn anh Cu là Trương Đình Phú, ở thôn Đông, cũng bị mìn cắt mất một cánh tay và cũng bị phạt 5 triệu đồng.
Chuyện “ma ám” được người dân Lý Sơn kể nhiều nhất là trường hợp ông Lai Hiu. Ông là tay ném mìn cao thủ hạng nhất Lý Sơn. Mìn cứ rời tay ông là cá chết trắng biển.
Ông Lai Hiu sở hữu riêng một con tàu đánh bắt xa bờ, tạo việc làm cho hàng chục thủy thủ. Nhưng ông lại chết sát bờ.
Lần đó, rõ ràng mọi người thấy ông đã châm dây cháy, bốc mùi khét lẹt, nhưng không hiểu sao lại cứ lúi húi châm tiếp. Quả “bom trung” chứa đến cả kg nổ xé nát thuyền thúng, rải xương thịt ông tứ tung trên mặt biển. Máu me đỏ lòm cả một khoảng.
Kinh khủng nhất là vụ mấy chục “quả bom” trên thuyền thúng cùng phát nổ rền vang, xé banh xương thịt ông Lê Hiệu cùng 3 người nữa ra mặt biển.
Không còn gì để mang về nên người nhà phải nhờ thầy cúng nặn tượng đất sét cho vào quan tài đem chôn thành mộ gió để có chỗ cắm hương, cúng khấn.
Theo anh Nguyễn Văn Cu, chuyện sử dụng mìn săn bắt cá xảy ra nhiều nhất vào giai đoạn những năm 1990 đến 2004. Thời kỳ đó, kinh tế khó khăn, phương tiện đánh bắt lạc hậu, nên ngư dân sử dụng mìn để đánh cá nhằm thu hồi vốn nhanh.
Biển rộng mênh mông, như dân của đảo làm việc trên địa bàn rộng cả vạn km vuông giữa biển cả, nên các cơ quan chức năng gần như vô vọng trong việc quản lý.
Các lực lượng trên đảo, gồm biên phòng, quân đội, công an, kể cả các cơ quan của huyện, đều không có tàu, thuyền, xuồng chuyên dụng để ra biển xa.
Mỗi lần ra biển phục vụ điều tra, truy bắt đều phải thuê tàu đánh cá của dân, nên xuất kích là các đối tượng biết hết. Do đó, toàn bộ vùng biển, gần như là lãnh địa tự do của giới thả mìn đánh cá.
Theo một ngư dân đánh bắt xa bờ, trong số khoảng 400 tàu đánh bắt xa bờ ở Lý Sơn, vẫn có một số tàu thường xuyên đánh bắt bằng bom mìn.
Mỗi tàu có chừng 15-20 lao động, mỗi lần ra khơi chở theo 1,5 đến 3 tạ thuốc nổ. Mỗi chuyến ra khơi, họ có thể dùng hết, có thể không dùng hết, nhưng với lượng thuốc nổ như thế ném xuống biển hàng ngày, đủ thấy kinh hoàng thế nào.
Mỗi chuyến đi kéo dài khoảng 20 đến 30 ngày và thường đánh bắt cách đảo Lý Sơn 300 – 400km. Với khoảng cách này, nếu bị thương nặng thì khó có thể cứu được, vì tàu phải chạy liên tục vài ngày đêm mới vào đến bờ.
Toàn bộ lượng thuốc nổ cung cấp cho những con tàu của huyện Lý Sơn được chuyển từ đất liền ra. Cách bán thuốc nổ của bọn tội phạm vô cùng tinh vi. Chúng không bao giờ giao tiền, hàng tận nay, mà sử dụng tọa độ ngoài biển để trao đổi.
Thuốc nổ rải rác khắp miền Trung, khai thác từ bom mìn chiến tranh sót lại, được tập trung vào tay một số đường dây bí mật trong đất liền.
Từ đây, thuốc nổ được các đối tượng giấu trong những chiếc can, hoặc bọc trong các túi nilon kín tuyệt đối, buộc vào mạn tàu kéo ra thả giữa biển.
Ngư dân ở Lý Sơn cần mua thuốc nổ thì gặp đối tượng bán thỏa thuận giá cả, số lượng cần mua, giao tiền. Nhận đủ tiền, đối tượng bán sẽ cho tọa độ chính xác.
Dựa vào máy định vị được trang bị trên tàu đánh cá, họ sẽ tìm đến đúng tọa độ và lặn xuống biển lấy thuốc nổ. Việc trao đổi thuốc nổ không qua nhiều khâu trung gian, nên không tạo sơ hở.
Khi các đối tượng lấy được thuốc nổ, cũng không chứa trong tàu mà buộc vào mạn tàu để kéo. Khi gặp công an, biên phòng, cảnh sát biển, họ chỉ việc cắt dây là tẩu tán được chứng cứ. Chính vì thế, khả năng bắt sống các đối tượng đang vận chuyển thuốc nổ trên biển gần như bất lực.
Dương Phạm
Ở đảo huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), những câu chuyện chết chóc thảm khốc do đánh cá bằng mìn có kể cả ngày không hết. Thế nhưng, với người dân vùng đảo này, chuyện tan xác do mìn cũng chỉ là chuyện tai nạn nghề nghiệp mà thôi.
Tôi đến ngôi nhà nhỏ nằm ngay cạnh Đồn Biên phòng 328. Chủ nhà có cái tên rất lạ, Nguyễn Văn Cu, sinh năm 1974, người nhỏ thó đón tiếp tôi.
Hỏi chuyện đánh cá bằng mìn, anh Cu cứ kể tuồn tuột. Anh giải nghệ từ khi bị mìn “cưa” mất một cách tay, nên không ngại ngần gì nữa.
10 năm trước, chính tay anh đã đưa hai người bạn, đều mới ngoài 20 tuổi vào bờ. Nhưng chỉ vớt được phần nào thịt xương thôi, vì quả mìn tự chế nổ banh xác, tung tóe khắp biển.
Một ngư dân trúng mìn được ướp đá đưa vào bờ |
Theo anh Cu, bản thân anh cũng từng chứng kiến nhiều vụ, chỉ còn mang về được mảnh áo rách cho vào quan tài. Đám ngư dân sợ gia đình trông thấy cảnh xương thịt nát vụn mà đau lòng, nên họ thả hết xuống biển, chỉ mang tấm áo về.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết, nhưng phổ biến nhất là không tính chính xác tốc độ của dây cháy hoặc gặp dây dỏm, dây lỗi, bị cháy ngầm mà không biết.
Gặp chuyện bị mìn nổ trên tay, dân đi biển tin rằng do “ma làm”. Ngay bản thân Nguyễn Văn Cu cũng tin rằng mình bị “ma ám”.
Lần đó, không hiểu sao, châm ngòi rồi, nhưng anh cứ chần chừ không ném. Khối thuốc nổ luôn trên tay.
Cũng may, quả mìn bé tí hon, lượng thuốc nổ chỉ bằng chén mắt trâu, nên mới không tan xác, chỉ rụng mất một cánh tay.
Chuyện ấy, đến giờ anh Cu vẫn thấy lạ. Mười mấy năm trời, ném mìn rất chính xác, mà không hiểu sao lần ấy lại cứ lăn tăn mãi không ném.
Vụ ấy, đã bị thương, lại còn bị phạt hành chính 5 triệu đồng vì sử dụng thuốc nổ đánh cá trái phép.
Cũng trong thời gian đó, bạn anh Cu là Trương Đình Phú, ở thôn Đông, cũng bị mìn cắt mất một cánh tay và cũng bị phạt 5 triệu đồng.
Một ngư dân tử nạn do đánh cá bằng mìn |
Ông Lai Hiu sở hữu riêng một con tàu đánh bắt xa bờ, tạo việc làm cho hàng chục thủy thủ. Nhưng ông lại chết sát bờ.
Lần đó, rõ ràng mọi người thấy ông đã châm dây cháy, bốc mùi khét lẹt, nhưng không hiểu sao lại cứ lúi húi châm tiếp. Quả “bom trung” chứa đến cả kg nổ xé nát thuyền thúng, rải xương thịt ông tứ tung trên mặt biển. Máu me đỏ lòm cả một khoảng.
Kinh khủng nhất là vụ mấy chục “quả bom” trên thuyền thúng cùng phát nổ rền vang, xé banh xương thịt ông Lê Hiệu cùng 3 người nữa ra mặt biển.
Không còn gì để mang về nên người nhà phải nhờ thầy cúng nặn tượng đất sét cho vào quan tài đem chôn thành mộ gió để có chỗ cắm hương, cúng khấn.
Theo anh Nguyễn Văn Cu, chuyện sử dụng mìn săn bắt cá xảy ra nhiều nhất vào giai đoạn những năm 1990 đến 2004. Thời kỳ đó, kinh tế khó khăn, phương tiện đánh bắt lạc hậu, nên ngư dân sử dụng mìn để đánh cá nhằm thu hồi vốn nhanh.
Anh Nguyễn Văn Cu bị cụt tay do mìn |
Các lực lượng trên đảo, gồm biên phòng, quân đội, công an, kể cả các cơ quan của huyện, đều không có tàu, thuyền, xuồng chuyên dụng để ra biển xa.
Mỗi lần ra biển phục vụ điều tra, truy bắt đều phải thuê tàu đánh cá của dân, nên xuất kích là các đối tượng biết hết. Do đó, toàn bộ vùng biển, gần như là lãnh địa tự do của giới thả mìn đánh cá.
Theo một ngư dân đánh bắt xa bờ, trong số khoảng 400 tàu đánh bắt xa bờ ở Lý Sơn, vẫn có một số tàu thường xuyên đánh bắt bằng bom mìn.
Mỗi tàu có chừng 15-20 lao động, mỗi lần ra khơi chở theo 1,5 đến 3 tạ thuốc nổ. Mỗi chuyến ra khơi, họ có thể dùng hết, có thể không dùng hết, nhưng với lượng thuốc nổ như thế ném xuống biển hàng ngày, đủ thấy kinh hoàng thế nào.
Kíp mìn do Công an huyện Lý Sơn thu giữ |
Toàn bộ lượng thuốc nổ cung cấp cho những con tàu của huyện Lý Sơn được chuyển từ đất liền ra. Cách bán thuốc nổ của bọn tội phạm vô cùng tinh vi. Chúng không bao giờ giao tiền, hàng tận nay, mà sử dụng tọa độ ngoài biển để trao đổi.
Thuốc nổ rải rác khắp miền Trung, khai thác từ bom mìn chiến tranh sót lại, được tập trung vào tay một số đường dây bí mật trong đất liền.
Từ đây, thuốc nổ được các đối tượng giấu trong những chiếc can, hoặc bọc trong các túi nilon kín tuyệt đối, buộc vào mạn tàu kéo ra thả giữa biển.
Ngư dân ở Lý Sơn cần mua thuốc nổ thì gặp đối tượng bán thỏa thuận giá cả, số lượng cần mua, giao tiền. Nhận đủ tiền, đối tượng bán sẽ cho tọa độ chính xác.
Dựa vào máy định vị được trang bị trên tàu đánh cá, họ sẽ tìm đến đúng tọa độ và lặn xuống biển lấy thuốc nổ. Việc trao đổi thuốc nổ không qua nhiều khâu trung gian, nên không tạo sơ hở.
Khi các đối tượng lấy được thuốc nổ, cũng không chứa trong tàu mà buộc vào mạn tàu để kéo. Khi gặp công an, biên phòng, cảnh sát biển, họ chỉ việc cắt dây là tẩu tán được chứng cứ. Chính vì thế, khả năng bắt sống các đối tượng đang vận chuyển thuốc nổ trên biển gần như bất lực.
Dương Phạm
Bình luận