• Zalo

Đâu là những khu vực tắc nghẽn vì cao ốc nhiều nhất Sài Gòn?

Bất động sảnThứ Tư, 06/09/2017 08:20:00 +07:00 Google News

TP HCM đang đối mặt với thực trạng dự án bất động sản như chung cư, cao ốc, khu đô thị... tại nhiều khu vực phát triển quá "nóng" gây áp lực lên hệ thống hạ tầng giao thông, dẫn đến ùn tắc, kẹt xe thường xuyên vào giờ cao điểm.

Hàng ngàn chiếc ô tô, xe máy, xe buýt chen chúc nhau trên hai cây cầu Kênh Tẻ, Nguyễn Văn Cừ nối từ khu Nam Sài Gòn về trung tâm TP HCM là cảnh tượng diễn ra hàng ngày vào giờ cao điểm buổi sáng và lúc tan tầm. Dù thời gian gần đây, chính quyền TP HCM đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây thêm hai nhánh phụ của cầu Nguyễn Văn Cừ nối với đại lộ Võ Văn Kiệt thì tình hình ùn tắc vẫn chưa giảm bớt.

Nguyên nhân là bởi sau thời gian phát triển "nóng" các khu đô thị, dự án chung cư thì hạ tầng kết nối khu Nam đã có biểu hiện quá tải dù đây là khu vực được đô thị hóa muộn hơn các khu vực khác.

photo-0-1504575780734

Ùn tắc tại cầu Nguyễn Văn Cừ hướng từ quận 8 sang quận 1.  

Đơn cử, trục đường Nguyễn Hữu Thọ từ chân cầu Kênh Tẻ phía quận 7 đến khu vực huyện Nhà Bè được xem tuyến đường có mật độ xây dựng sôi động nhất ở khu nam Sài Gòn từ nhiều năm nay.

Rất nhiều dự án lớn nhỏ sắp đổ bộ về như Park Vista, Sunrise City View,The Park Residence, Dragon Hill 2, Kiến Á, Hưng Phát Silver Star, ... khiến khu vực này trở nên chật chội. Riêng tổ hợp căn hộ cao cấp Sunrise City đã đóng góp hơn 10 tòa cao ốc trên đoạn đường khoảng 500 m.

photo-1-1504575780734 9

Cao ốc trên đường Nguyễn Hữu Thọ quận 7.

Cùng với đó là hàng chục khu đô thị lớn nhỏ ở quận 7, huyện Nhà Bè, Bình Chánh như Phú Mỹ Hưng, Trung Sơn, Sadeco, Intresco 6B, Đại Phúc… đã thu hút hàng trăm ngàn người đến sinh sống nhưng hiện khu vực này chỉ kết nối với trung tâm TP HCM thông qua hai cây cầu nhỏ hẹp là cầu Kênh Tẻ, Nguyễn Văn Cừ. Cây cầu thứ 3 là cầu Tân Thuận “chia lửa” rất hạn chế vì phải phục vụ xe container, xe tải vào cảng Sài Gòn.

photo-2-1504575780735 3

Ùn tắc trên cầu Kênh Tẻ hướng từ quận 7 sang quận 1. 

Chia sẻ với báo chí, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM Bùi Xuân Cường cũng nhận định những năm qua hạ tầng trục Đông và Tây thành phố đã được đầu tư nhiều nên tình trạng ùn tắc đã được kéo giảm.

Trong khi đó, khu Nam ngày càng có nhiều khu dân cư, chung cư được xây liên tục... nên hạ tầng khu vực này đang bị quá tải. Do đó, ông Cường cho biết sắp tới cầu Kênh Tẻ và cầu Chữ Y sẽ được mở rộng, dự án cầu đường Nguyễn Khoái nối quận 4 và quận 7 cũng sẽ được khởi công trong năm nay để góp phần kéo giảm ùn tắc cho khu Nam thành phố.

Video: Những giải pháp chống tắc đường độc và lạ trên thế giới

Cao ốc “vây” sân bay

Theo ghi nhận, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất đang bị bao vây bởi hàng loạt tòa cao ốc, chung cư đã hoàn thiện và đang xây dựng. Đây là một trong những lý do dẫn đến thực trạng mặc dù cầu vượt thép trên đường Trường Sơn vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng đã được đưa vào hoạt động, nhưng tại khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất vẫn bị ùn tắc vào những giờ cao điểm.

photo-4-1504575780736 6

 Khu phức hợp Hà Đô Centrosa Garden

Theo đó, khi bước ra khỏi cổng sân bay là gặp ngay tòa nhà trung tâm thương mại Parkson - C.T Plaza với quy mô hai tầng hầm, 10 tầng cao. Rẽ trái về đường Bạch Đằng thì gặp ngay dự án Saigon Airport Plaza có năm tòa tháp hai tầng hầm, 14 tầng cao, xây dựng trên diện tích 1,6 ha. Cũng trên đường Bạch Đằng, cách đó không xa là chung cư Hà Đô Nguyễn Văn Công (phường 3, quận Gò Vấp) với năm block chung cư cao 13 tầng trên tổng diện tích sàn hơn 46.000 m2.

Bên cạnh các dự án đã đưa vào sử dụng vừa nêu, trên các tuyến khác kết nối vào sân bay Tân Sơn Nhất là đường Hoàng Minh Giám, Hồng Hà và Phổ Quang còn có hàng loạt dự án cao ốc, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và chung cư đang được triển khai. Cụ thể, là các dự án như Orchard Garden, Orchard Parkview, Garden Gate, Sky Center… với số lượng căn hộ vượt cả ngàn căn.

Quận 10 sắp “thất thủ” vì dự án bất động sản?

Tọa lạc tại số 200 đường 3 Tháng 2 phường 12 quận 10, siêu dự án khu phức hợp Hà Đô Centrosa Garden có vị trí rất đắc địa liền kề khu trung tâm TP HCM. Khu đất có khuôn viên 68.513,7 m2 của dự án này trước đây là một xí nghiệp phục vụ quốc phòng nay sắp trở thành khu phức hợp bao gồm khu nhà phố liên kế, 8 tòa căn hộ cao tầng cùng trường học, công viên.

photo-5-1504575780737 7

Khu phức hợp Hà Đô Centrosa Garden.

Riêng quỹ căn hộ dự án Hà Đô Centrosa Garden tạo ra là 2.187 căn hộ có diện tích từ 47 m2 - 240 m2, từ 1- 4 phòng ngủ. Nếu chỉ tính mỗi căn hộ có 4 nhân khẩu thì chỉ riêng dự án Hà Đô Centrosa đã có gần 10.000 con người sinh sống trong dự án này. Ngoài ra, còn có các trung tâm thương mai, khu thể dục thể thao… hàng ngày có thể thu hút nhiều ngàn người ra vào nơi đây.

Cách Hà Đô Centrosa Garden không xa, tại giao lộ đường 3 tháng 2 - Lý Thường Kiệt thuộc địa bàn phường 14 quận 10 là một dự án bất động sản quy mô lớn khác là khu phức hợp Xi Grand Court. Khu phức hợp này được xây dựng trên khu đất có khuôn viên diện tích 17.940,5 m2, tổng cộng sẽ có 740 căn hộ từ 1 phòng ngủ đến 3 phòng ngủ.

Khu phức hợp Xi Grand Court  Và cách đó chỉ vài trăm mét, tại điểm giáp ranh quận 10 – quận 11 ở giao lộ đường 3 tháng 2 – Lê Đại Hành là quần thể dự án The EveRich và The Park Avenue gồm hàng ngàn căn hộ đang được xây dựng, đây dự báo sẽ là “điểm đen” về ùn tắc giao thông trong thời gian tới. Ngoài ra, có thể nhắc đến dự án chung cư Thành Thái tọa lạc tại số 7/28 Thành Thái, được xây dựng trên khu đất có diện tích 10.893m2 với quy mô gần 700 căn hộ.

photo-6-1504575780738 8

Tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên diễn ra tại giao lộ 3 tháng 2 - Lý Thường Kiệt.

Cùng với đó là hai khu cao ốc văn phòng - trung tâm thương mại là Viettel Complex và Trung tâm thương mại đa chức năng số 11 Sư Vạn Hạnh sắp đi vào hoạt động.

Ngoài các dự án quy mô lớn trên, UBND quận 10 cũng đang có kế hoạch biến các khu đất trống vốn là xí nghiệp, đất quốc phòng như C30 Thành Thái, Hồ Kỳ Hòa, trường đua Phú Thọ và các khu chung cư cũ như Sư Vạn Hạnh, Vĩnh Viễn, Lý Thường Kiệt… thành các dự án bất động sản.

Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 10 đến năm 2020, quy mô dân số dự kiến đến năm 2015 là 254.000 người và đến 2020 là 260.000 người. Sở dĩ UBND TP HCM đặt ra “hạn ngạch” tăng dân số cho quận 10 trong 5 năm từ 2015 đến 2020 rất thấp, chỉ có 6.000 người vì quận 10 vốn “đất chật người đông”, hạ tầng kỹ thuật như giao thông không thể mở rộng như các quận vùng ven.

Các trục đường chính của quận 10 như đường 3 Tháng 2, Lý Thường Kiệt, Thành Thái… nơi tọa lạc của các dự án trên vốn đã thường xuyên tắc nghẽn, nay càng thêm quá tải khi có cả vài ngàn hộ dân di dời đến sinh sống.Nguy cơ quận 10 phải đối mặt đó là vấn đề quá tải hạ tầng là rất dễ nhận thấy.

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM cho biết, hiện nay tình trạng xây cao ốc, tòa nhà ở các khu trung tâm mọc lên ngày càng nhiều trong khi nhiều tuyến đường chưa được đầu tư mở rộng theo đúng quy hoạch. Điều này đã dẫn đến áp lực giao thông tăng ở những khu đông dân cư ảnh hưởng đến giao thông của TP.

Theo Sở GTVT, tại những dự án trên Sở không được tham gia góp ý về quy hoạch dự án nhà ở, cao ốc vì trong thủ tục hành chính không có yêu cầu lấy ý kiến của Sở do sợ kéo dài thời gian và gây ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của nhà đầu tư.

Tuy nhiên thời gian gần đây, Sở Quy hoạch và kiến trúc đã chuyển cho Sở góp ý kiến về các dự án xây dựng cao ốc khu dân cư. Theo đó, Sở đã yêu cầu chủ đầu tư thuê tư vấn đánh giá tác động về giao thông và sau đó cùng Nhà nước mở rộng đường... giải quyết giao thông.

Để chuẩn hóa việc đầu tư xây dựng các công trình giảm thiểu ảnh hưởng tác động về giao thông, Sở GTVT đã thuê đơn vị tư vấn đề xuất quy trình để xem xét theo quy mô, phạm vi dự án, tác động về giao thông, trách nhiệm của chủ đầu tư cần phải làm gì... Từ đó, chủ đầu tư sẽ phân kỳ thực hiện dự án cho phù hợp với hạ tầng giao thông...

Nguồn: Người đồng hành(Nguồn: CAFEF)
Bình luận
vtcnews.vn