Việt Nam phải có câu trả lời về việc đăng cai SEA Games lần thứ 31 năm 2021 tại phiên họp của Uỷ ban Thể thao và Luật của Liên đoàn SEA Games vào đầu tháng 6.2015.
Đăng cai SEA Games là một nghĩa vụ
Với SEA Games, các quốc gia sẽ lần lượt đăng cai, nếu quốc gia nào chưa chuẩn bị kịp vì những lý do khách quan có thể nhường quyền cho quốc gia khác. Theo “lịch” của Hội đồng SEA Games sau Thái Lan thì Lào sẽ đăng cai năm 2009, Campuchia đăng cai năm 2011, Singapore đăng cai năm 2013 và Việt Nam sẽ là chủ nhà SEA Games 28 diễn ra trong năm nay.
Tuy nhiên, do Campuchia chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất nên thứ tự đăng cai thay đổi. Năm ngoái Hội đồng SEA Games “phân công” Malaysia sẽ là chủ nhà SEA Games năm 2017, Brunei đăng cai SEA Games 2019 (sau đúng 20 năm), VN đăng cai năm 2021 và Campuchia đăng cai năm 2023. Lẽ ra, đến năm 2023 mới đến lượt Việt Nam nhưng Campuchia đã chủ động xin đăng cai năm đó nên VN được xếp đăng cai năm 2021.
Ông Nguyễn Hồng Minh - nguyên Trưởng đoàn TTVN - nói: “Việc từ chối đăng cai Đại hội Thể thao Châu Á, dự kiến năm 2019, là một quyết định đúng bởi nó là cuộc chơi tốn kém và chúng ta không có sự chuẩn bị kịp thời về nhân lực lẫn cơ sở vật chất. Nhưng đăng cai SEA Games là việc chúng ta không thể chối bỏ trách nhiệm với cộng đồng ASEAN. Theo tôi là nên đăng cai, vấn đề là đăng cai ở đâu, như thế nào cho hiệu quả”.
Việc Thủ tướng Chính phủ quyết định từ chối quyền đăng cai ASIAD 18 năm 2019 dự kiến tổ chức ở Hà Nội thì khả năng TP.HCM được tổ chức SEA Games năm 2021 là rất cao.
Có hai lý do, nếu chúng ta vẫn giữ quyền đăng cai ASIAD 18 thì sẽ tạo ra bất cập trong đầu tư: Không thể đổ hàng tỉ USD xây dựng các công trình thể thao ở Hà Nội và khu vực lân cận phục vụ ASIAD và ngay lập tức đổ hàng trăm triệu USD cải tạo nâng cấp các công trình thể thao ở TP.HCM phục vụ SEA Games.
Theo nhận định của giới chuyên môn, TP.HCM xứng đáng để đăng cai SEA Games bởi năm 2003 SEA Games hầu như chỉ tập trung ở Hà Nội. Mặt khác đăng cai SEA Games cũng là cơ hội để TPHCM có những công trình thể thao xứng tầm. Hiện sân Thống Nhất xuống cấp, một số nhà thi đấu như Lãnh Bình Thăng, Phan Đình Phùng… bị hư hại nhiều hạng mục.
Tổng chi phí cho một SEA Games cũng không dưới 250 triệu USD. Các nước chủ nhà SEA Games gần đây đều phải chi rất đậm. Năm 2011, Chính phủ Indonesia chi 311 triệu USD, năm 2013 Myanmar rót vào SEA Games 400 triệu USD. Riêng nước chủ nhà SEA Games 28 năm 2015 là Singapore đã xác nhận là sẽ chi 300 triệu USD, trong đó có 240 triệu USD từ Chính phủ Singapore, 60 triệu USD từ 23 nhà tài trợ.
Đáng chú ý là những khoản tiền lớn trên đều được chi khá nhiều vào những công trình thể thao mới. Theo ông Hồng Minh, nếu TP.HCM đăng cai SEA Games thì kinh phí sẽ rơi vào khoảng 250 triệu USD, tương đương 5.000 tỉ đồng chứ không phải con số 100 triệu USD như các chuyên gia Bộ VHTTDL đưa ra.
“Nhưng tôi tin rằng với vai trò đầu tàu về kinh tế và chúng ta có tới 6 - 7 năm để triển khai thì Việt Nam hoàn toàn đăng cai tốt SEA Games 31”.
Nguồn: Lao động
Đăng cai SEA Games là một nghĩa vụ
Với SEA Games, các quốc gia sẽ lần lượt đăng cai, nếu quốc gia nào chưa chuẩn bị kịp vì những lý do khách quan có thể nhường quyền cho quốc gia khác. Theo “lịch” của Hội đồng SEA Games sau Thái Lan thì Lào sẽ đăng cai năm 2009, Campuchia đăng cai năm 2011, Singapore đăng cai năm 2013 và Việt Nam sẽ là chủ nhà SEA Games 28 diễn ra trong năm nay.
U23 Việt Nam sẵn sàng cho SEA Games 2015 (Ảnh: Quang Minh) |
Ông Nguyễn Hồng Minh - nguyên Trưởng đoàn TTVN - nói: “Việc từ chối đăng cai Đại hội Thể thao Châu Á, dự kiến năm 2019, là một quyết định đúng bởi nó là cuộc chơi tốn kém và chúng ta không có sự chuẩn bị kịp thời về nhân lực lẫn cơ sở vật chất. Nhưng đăng cai SEA Games là việc chúng ta không thể chối bỏ trách nhiệm với cộng đồng ASEAN. Theo tôi là nên đăng cai, vấn đề là đăng cai ở đâu, như thế nào cho hiệu quả”.
Clip: Kết luận của thủ tướng về ASIAD
Tốn kém thế nào?Việc Thủ tướng Chính phủ quyết định từ chối quyền đăng cai ASIAD 18 năm 2019 dự kiến tổ chức ở Hà Nội thì khả năng TP.HCM được tổ chức SEA Games năm 2021 là rất cao.
Có hai lý do, nếu chúng ta vẫn giữ quyền đăng cai ASIAD 18 thì sẽ tạo ra bất cập trong đầu tư: Không thể đổ hàng tỉ USD xây dựng các công trình thể thao ở Hà Nội và khu vực lân cận phục vụ ASIAD và ngay lập tức đổ hàng trăm triệu USD cải tạo nâng cấp các công trình thể thao ở TP.HCM phục vụ SEA Games.
Trưởng đoàn Việt Nam tại SEA Games 2013, Lâm Quang Thành (Ảnh: Nhạc Dương) |
|
Đáng chú ý là những khoản tiền lớn trên đều được chi khá nhiều vào những công trình thể thao mới. Theo ông Hồng Minh, nếu TP.HCM đăng cai SEA Games thì kinh phí sẽ rơi vào khoảng 250 triệu USD, tương đương 5.000 tỉ đồng chứ không phải con số 100 triệu USD như các chuyên gia Bộ VHTTDL đưa ra.
“Nhưng tôi tin rằng với vai trò đầu tàu về kinh tế và chúng ta có tới 6 - 7 năm để triển khai thì Việt Nam hoàn toàn đăng cai tốt SEA Games 31”.
Clip: Nữ Việt Nam hạ nữ Thái Lan ở ASIAD 2014
thethao/2014/09/26/Nu-Viet-Nam-2-1-Thai-Lan-ASIAD-17-FULL-1411753651.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Nguồn: Lao động
Bình luận