(VTC News) - Trước thông tin thủy sản trên địa bàn Hà Nội bị ô nhiễm kim loại nặng gây hoang mang trong dư luận, Cục An toàn thực phẩm, Bô Y tế đã vào cuộc.
100% mẫu cua không đạt chuẩn
Hiện nay ở Hà Nội, diện tích nuôi trồng thủy sản có hơn 17 nghìn ha, được phân bố chủ yếu tại các ao hồ như Hồ Tây, Yên Sở, khu vực phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai), xã Đại Áng và xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì)…
Nhưng trong đó tập trung nhiều nhất ở 9 huyện thuộc Hà Tây cũ và huyện Sóc Sơn. Với diện tích ao hồ như vậy, mỗi năm lượng thủy sản đánh bắt ở đây đạt 3 tấn/ha, đáp ứng chỉ 25-30% nhu cầu của người tiêu dùng thành phố.
Tuy nhiên, điều đáng nói là các ao hồ này đều ô nhiễm nặng dẫn đến các thủy sản đánh bắt ở đây bị nhiễm kim loại. Các nhà khoa học ở ĐH Y Hà Nội đã cho biết, trong tổng số 240 mẫu thủy sản gồm: cá chim, cá trôi, cá trắm, cá mè, trai, cua, ốc, rô phi lấy từ 16 hồ trên địa bàn Hà Nội thì hầu hết đều nhiễm chì, thủy ngân, asenic, nikel, chrome...
Đặc biệt đối với chrome, không có mẫu nào đạt tiêu chuẩn cho phép. Còn nikel chỉ có 0,8% số mẫu đạt tiêu chuẩn cho phép. ThS. BS Trịnh Bảo Ngọc, thành viên nhóm nghiên cứu nói: “Thủy sản ở tất cả các ao hồ được nghiên cứu đều nhiễm nikel, chrome vượt 10-15 lần tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Vào mùa khô, mức ô nhiễm này còn cao gấp 2-3 lần mùa mưa”.
Trong đó nhiễm độc chì nặng nhất là ốc, cua, trai… do sống ở tầng đáy với nhiều lớp bùn đọng “ngấm” kim loại nặng, chỉ có 25% mẫu nghiên cứu đạt tiêu chuẩn. Còn lại cao gấp từ 150-250% tiêu chuẩn cho phép. Riêng cua thì 100% mẫu không đạt “chuẩn”.
Trong khi cá chép, rô phi, mè được coi là “an toàn” thì cũng có tới 50-60% không đạt tiêu chuẩn do WHO đặt ra. Cách đây 10 năm cũng đã có một nghiên cứu cảnh báo về chất lượng cá tươi ở khu vực Định Công, Đầm Vực về hàm lượng arsenic, thủy ngân có trong thịt cá.
Đến nay, không những các chỉ số này không được cải thiện mà thủy sản ở đây còn bị nhiễm nặng hơn và nhiễm nhiều kim loại hơn. Cụ thể, hàm lượng chì và thủy ngân đã tăng 200-300% so với mức ô nhiễm năm 2000.
Sông hồ nào cũng ô nhiễm
Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và cộng đồng tại 120 hồ ao, đầm, thủy vực tại 6 quận trung tâm gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa… chỉ có 6 hồ đạt tiêu chuẩn cho phép. Còn lại ô nhiễm nặng trong khi, đó là nơi cung cấp thủy sản cho thị trường Hà Nội.
Trả lời vì sao các ao hồ, thủy vực ấy bị ô nhiễm thì đại diện nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Y Hà Nội nhận định với báo giới: chính là do nguồn nước cung cấp bắt đầu từ các sông ngòi bị ô nhiễm nên đã làm cho nước ở các ao hồ, thủy vực trong thành phố bị ô nhiễm theo.
Để chứng minh cho điều này thì một nghiên cứu, khảo sát của Trường ĐH Y Hà Nội đã cho thấy nước ở các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Nhuệ ô nhiễm nặng nhất đến mức mất cả khả năng làm sạch tự nhiên vốn có lại là nguồn nước cung cấp cho khu vực nuôi trồng thủy sản lớn nhất Hà Nội là Hoàng Mai, Thanh Trì.
Trung tâm Quan trắc phân tích tài nguyên môi trường thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hà Nam sau khi phân tích mẫu nước sông Nhuệ tại khu vực này đã kết luận nước sông Nhuệ ô nhiễm trên mức báo động 3 với các chỉ số: nồng độ ammoni vượt 151 lần tiêu chuẩn cho phép, COD vượt 4 lần, nồng độ oxygen hòa tan chỉ đạt 1,18mg/l, thấp hơn 5 lần chỉ số chuẩn.
Đó cũng là lý do vì sao tất cả các mẫu thủy sản ở hồ Yên Sở rộng 137ha thuộc quận Hoàng Mai, không có một mẫu nào đạt tiêu chuẩn cho phép và đây cũng là hồ nước bị ô nhiễm nặng nhất trong số 16 hồ khảo sát ở Hà Nội.
Theo các nhà khoa học sở dĩ nguồn nước ở các sông bị ô nhiễm nặng là do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp qua hệ thống cống và tiêu thoát ra các sông chính là Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Sét và sông Lừ… với khối lượng đã được Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội tính khoảng 500 nghìn m3/ngày.
Lượng nước thải này chảy trực tiếp ra sông mà không thông qua một hệ thống xử lý nào, đặc biệt là nước thải công nghiệp.
Trong khi đáng lẽ nước thải công nghiệp, theo quy định trước đi đổ ra sông phải xử lý để giảm sự độc hại. Ngay UBND TP Hà Nội cũng thừa nhận: Năm 2013, thành phố không hoàn thành chỉ tiêu xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung.
Còn các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, chưa đến 10% trong số ấy được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Cụ thể trong tổng số có 83 khu công nghiệp và cụm công nghiệp, có 7 khu là có hệ thống xử lý nước thải.
Tuy nhiên, ngay cả hệ thống nước thải được đầu tư ở 7 khu công nghiệp ấy cũng có điều cần nói là chưa đạt chuẩn. Chẳng hạn khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 1 với công suất 3.000m3/ngày đêm.
Công suất đó được xem là quá thấp so với yêu cầu. Tại khu công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn cũng vậy, nước thải công nghiệp đậm đặc dầu mỡ, kim loại nặng không được thu gom xử lý tập trung mà để cho các nhà máy tự xử lý rồi thải trực tiếp ra môi trường.
Việc tự xử lý như vậy không có cơ sở để bảo đảm chất lượng nước thải đạt chỉ số cho phép.
Cùng với nguồn nước - môi trường sống của thủy sản nhiễm kim loại nặng thì việc nuôi trồng một cách cảm tính của người nuôi thủy sản lại càng làm cho sản phẩm của mình thêm độc hại.
Ấy là họ không biết cách quản lý môi trường nước để bên cạnh phòng trừ dịch bệnh còn làm cho thủy sản giảm tình trạng nhiễm kim loại độc hại.
Có sẵn môi trường nước như thế nào thì họ thả, nuôi trồng thủy sản thế ấy và chỉ quan tâm đến số lượng chứ không quan trọng chất lượng (trừ khi nuôi để ăn).
Chưa kể đến họ còn cho ăn thêm thức ăn công nghiệp, bột tăng trọng như đối với cá, cua. Mà bột tăng trọng này hiện không quản lý được chất lượng do có nhiều người nuôi trồng mua không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chỉ còn cách… nhịn!
Trước tình trạng thủy sản nhiễm kim loại như vậy, PGS.TS Phạm Duy Tường, thành viên nhóm nghiên cứu cảnh báo với hàm lượng nhiễm độc cao như chrome, nikel có thể gây nhiễm độc gan, thận đồng thời làm tổn hại hệ hô hấp.
Còn đối với chì, theo TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vào cơ thể với mức nào thì chì cũng có hại cho sức khỏe.
Bởi nếu tích tụ lâu dài, chì sẽ gắn chặt vào các tổ chức của cơ thể, đặc biệt là hệ cơ xương, khiến cho quá trình đào thải càng chậm dẫn đến suy thận, tổn thương thần kinh ngoại vi, giảm chức năng não bộ mà không thể hồi phục, vô sinh, sẩy thai...
Riêng với trẻ em, chì có tỷ lệ nghịch với sự phát triển chỉ số thông minh, chỉ cần nồng độ trong máu là 100microgam/lít cũng đã ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Còn ở người lớn là 250microgam/lít, thận, hệ thần kinh… đã bị phá hủy, nếu cao hơn nữa, có thể hôm mê và tử vong.
Asenic cũng có tác hại tương tự. Do vậy, để tránh ngộ độc kim loại và bảo vệ sức khỏe không bị “nhiễm” chì, asenic, thủy ngân, không có cách nào khác ngoài “cạch” những thủy sản nhiễm kim loại ấy, nhất là trong hoàn cảnh môi trường sống của thủy sản chưa có cách xử lý, vệ sinh an toàn thực phẩm đang báo động nghiêm trọng như hiện nay!
» Thực phẩm kéo dài chuyện phòng the
» 10 món nên ăn đầu năm để may mắn cả năm
» 10 loại thực phẩm dính thuốc sâu khủng khiếp nhất
Theo Cục ATTP và Petrotimes
Cục này đã có công văn yêu cầu các Chi cục ATVSTP trên địa bàn Hà Nội phối hợp với Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.
Theo đó, cơ quan này sẽ tiến hành lấy mẫu giám sát thủy sản, sản phẩm thủy sản được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các mẫu thủy sản được yêu cầu gửi Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để kiểm nghiệm các chỉ tiêu kim loại nặng (chì, thủy ngân, asen, cadimi) nhằm xác minh thông tin, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Các chi cục sẽ gửi báo cáo kết quả về Cục An toàn thực phẩm trước ngày 30/3.
Trước đó, báo Petrotimes đưa tin, theo khảo sát, nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học thuộc Trường ĐH Y Hà Nội mới đây: có tới 98% mẫu thủy sản, đặc biệt là cua ở các ao hồ Hà Nội bị nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, asenic, cadmium….
Theo đó, cơ quan này sẽ tiến hành lấy mẫu giám sát thủy sản, sản phẩm thủy sản được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các mẫu thủy sản được yêu cầu gửi Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để kiểm nghiệm các chỉ tiêu kim loại nặng (chì, thủy ngân, asen, cadimi) nhằm xác minh thông tin, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Các chi cục sẽ gửi báo cáo kết quả về Cục An toàn thực phẩm trước ngày 30/3.
Trước đó, báo Petrotimes đưa tin, theo khảo sát, nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học thuộc Trường ĐH Y Hà Nội mới đây: có tới 98% mẫu thủy sản, đặc biệt là cua ở các ao hồ Hà Nội bị nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, asenic, cadmium….
100% mẫu cua không đạt chuẩn
Hiện nay ở Hà Nội, diện tích nuôi trồng thủy sản có hơn 17 nghìn ha, được phân bố chủ yếu tại các ao hồ như Hồ Tây, Yên Sở, khu vực phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai), xã Đại Áng và xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì)…
Tuy nhiên, điều đáng nói là các ao hồ này đều ô nhiễm nặng dẫn đến các thủy sản đánh bắt ở đây bị nhiễm kim loại. Các nhà khoa học ở ĐH Y Hà Nội đã cho biết, trong tổng số 240 mẫu thủy sản gồm: cá chim, cá trôi, cá trắm, cá mè, trai, cua, ốc, rô phi lấy từ 16 hồ trên địa bàn Hà Nội thì hầu hết đều nhiễm chì, thủy ngân, asenic, nikel, chrome...
Đặc biệt đối với chrome, không có mẫu nào đạt tiêu chuẩn cho phép. Còn nikel chỉ có 0,8% số mẫu đạt tiêu chuẩn cho phép. ThS. BS Trịnh Bảo Ngọc, thành viên nhóm nghiên cứu nói: “Thủy sản ở tất cả các ao hồ được nghiên cứu đều nhiễm nikel, chrome vượt 10-15 lần tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Vào mùa khô, mức ô nhiễm này còn cao gấp 2-3 lần mùa mưa”.
Trong đó nhiễm độc chì nặng nhất là ốc, cua, trai… do sống ở tầng đáy với nhiều lớp bùn đọng “ngấm” kim loại nặng, chỉ có 25% mẫu nghiên cứu đạt tiêu chuẩn. Còn lại cao gấp từ 150-250% tiêu chuẩn cho phép. Riêng cua thì 100% mẫu không đạt “chuẩn”.
Trong khi cá chép, rô phi, mè được coi là “an toàn” thì cũng có tới 50-60% không đạt tiêu chuẩn do WHO đặt ra. Cách đây 10 năm cũng đã có một nghiên cứu cảnh báo về chất lượng cá tươi ở khu vực Định Công, Đầm Vực về hàm lượng arsenic, thủy ngân có trong thịt cá.
Đến nay, không những các chỉ số này không được cải thiện mà thủy sản ở đây còn bị nhiễm nặng hơn và nhiễm nhiều kim loại hơn. Cụ thể, hàm lượng chì và thủy ngân đã tăng 200-300% so với mức ô nhiễm năm 2000.
Sông hồ nào cũng ô nhiễm
Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và cộng đồng tại 120 hồ ao, đầm, thủy vực tại 6 quận trung tâm gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa… chỉ có 6 hồ đạt tiêu chuẩn cho phép. Còn lại ô nhiễm nặng trong khi, đó là nơi cung cấp thủy sản cho thị trường Hà Nội.
Để chứng minh cho điều này thì một nghiên cứu, khảo sát của Trường ĐH Y Hà Nội đã cho thấy nước ở các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Nhuệ ô nhiễm nặng nhất đến mức mất cả khả năng làm sạch tự nhiên vốn có lại là nguồn nước cung cấp cho khu vực nuôi trồng thủy sản lớn nhất Hà Nội là Hoàng Mai, Thanh Trì.
Trung tâm Quan trắc phân tích tài nguyên môi trường thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hà Nam sau khi phân tích mẫu nước sông Nhuệ tại khu vực này đã kết luận nước sông Nhuệ ô nhiễm trên mức báo động 3 với các chỉ số: nồng độ ammoni vượt 151 lần tiêu chuẩn cho phép, COD vượt 4 lần, nồng độ oxygen hòa tan chỉ đạt 1,18mg/l, thấp hơn 5 lần chỉ số chuẩn.
Đó cũng là lý do vì sao tất cả các mẫu thủy sản ở hồ Yên Sở rộng 137ha thuộc quận Hoàng Mai, không có một mẫu nào đạt tiêu chuẩn cho phép và đây cũng là hồ nước bị ô nhiễm nặng nhất trong số 16 hồ khảo sát ở Hà Nội.
Theo các nhà khoa học sở dĩ nguồn nước ở các sông bị ô nhiễm nặng là do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp qua hệ thống cống và tiêu thoát ra các sông chính là Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Sét và sông Lừ… với khối lượng đã được Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội tính khoảng 500 nghìn m3/ngày.
Lượng nước thải này chảy trực tiếp ra sông mà không thông qua một hệ thống xử lý nào, đặc biệt là nước thải công nghiệp.
Trong khi đáng lẽ nước thải công nghiệp, theo quy định trước đi đổ ra sông phải xử lý để giảm sự độc hại. Ngay UBND TP Hà Nội cũng thừa nhận: Năm 2013, thành phố không hoàn thành chỉ tiêu xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung.
Còn các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, chưa đến 10% trong số ấy được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Cụ thể trong tổng số có 83 khu công nghiệp và cụm công nghiệp, có 7 khu là có hệ thống xử lý nước thải.
Tuy nhiên, ngay cả hệ thống nước thải được đầu tư ở 7 khu công nghiệp ấy cũng có điều cần nói là chưa đạt chuẩn. Chẳng hạn khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 1 với công suất 3.000m3/ngày đêm.
Công suất đó được xem là quá thấp so với yêu cầu. Tại khu công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn cũng vậy, nước thải công nghiệp đậm đặc dầu mỡ, kim loại nặng không được thu gom xử lý tập trung mà để cho các nhà máy tự xử lý rồi thải trực tiếp ra môi trường.
Việc tự xử lý như vậy không có cơ sở để bảo đảm chất lượng nước thải đạt chỉ số cho phép.
Cùng với nguồn nước - môi trường sống của thủy sản nhiễm kim loại nặng thì việc nuôi trồng một cách cảm tính của người nuôi thủy sản lại càng làm cho sản phẩm của mình thêm độc hại.
Ấy là họ không biết cách quản lý môi trường nước để bên cạnh phòng trừ dịch bệnh còn làm cho thủy sản giảm tình trạng nhiễm kim loại độc hại.
Có sẵn môi trường nước như thế nào thì họ thả, nuôi trồng thủy sản thế ấy và chỉ quan tâm đến số lượng chứ không quan trọng chất lượng (trừ khi nuôi để ăn).
Chưa kể đến họ còn cho ăn thêm thức ăn công nghiệp, bột tăng trọng như đối với cá, cua. Mà bột tăng trọng này hiện không quản lý được chất lượng do có nhiều người nuôi trồng mua không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chỉ còn cách… nhịn!
Trước tình trạng thủy sản nhiễm kim loại như vậy, PGS.TS Phạm Duy Tường, thành viên nhóm nghiên cứu cảnh báo với hàm lượng nhiễm độc cao như chrome, nikel có thể gây nhiễm độc gan, thận đồng thời làm tổn hại hệ hô hấp.
Còn đối với chì, theo TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vào cơ thể với mức nào thì chì cũng có hại cho sức khỏe.
Bởi nếu tích tụ lâu dài, chì sẽ gắn chặt vào các tổ chức của cơ thể, đặc biệt là hệ cơ xương, khiến cho quá trình đào thải càng chậm dẫn đến suy thận, tổn thương thần kinh ngoại vi, giảm chức năng não bộ mà không thể hồi phục, vô sinh, sẩy thai...
Riêng với trẻ em, chì có tỷ lệ nghịch với sự phát triển chỉ số thông minh, chỉ cần nồng độ trong máu là 100microgam/lít cũng đã ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Còn ở người lớn là 250microgam/lít, thận, hệ thần kinh… đã bị phá hủy, nếu cao hơn nữa, có thể hôm mê và tử vong.
Asenic cũng có tác hại tương tự. Do vậy, để tránh ngộ độc kim loại và bảo vệ sức khỏe không bị “nhiễm” chì, asenic, thủy ngân, không có cách nào khác ngoài “cạch” những thủy sản nhiễm kim loại ấy, nhất là trong hoàn cảnh môi trường sống của thủy sản chưa có cách xử lý, vệ sinh an toàn thực phẩm đang báo động nghiêm trọng như hiện nay!
» Thực phẩm kéo dài chuyện phòng the
» 10 món nên ăn đầu năm để may mắn cả năm
» 10 loại thực phẩm dính thuốc sâu khủng khiếp nhất
Theo Cục ATTP và Petrotimes
Bình luận