Dù tuổi tác cao lại mang trong mình căn bệnh mãn tính, nhưng khi nhìn vào trí tuệ, sức khỏe của Đại sư Tịnh Vân, mới biết dù sống chung với bệnh tật bạn vẫn có thể khỏe mạnh và trường thọ.
Bị bệnh tiểu đường 51 năm, bác sĩ “phán định” sống không quá 80
Hơn 51 năm trước tôi bị mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ nói tôi sống không đến 80 tuổi, nhưng hiện nay tôi đã hơn 90 tuổi mà vẫn tiếp tục sống. Nhớ lại thời gian phát hiện bệnh, tôi thường xuyên đi tiểu, nhanh cảm thấy đói, khát.
Nguy hiểm hơn có 1 ngày, tôi hoàn toàn hôn mê, mọi người cảm thấy tình hình nghiêm trọng liền đưa tôi đến bệnh viện. Bác sĩ sau khi khám và xem xét tỉ mỉ, cuối cùng kết luận tôi bị bệnh tiểu đường. Lúc đầu tôi không biết bệnh tiểu đường là gì, sau này mới biết rằng, cái gọi là uống nhiều, đi tiểu nhiều, nhanh đói chính là 3 triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Sau khi bị “tuyên án” bệnh tiểu đường nhiều năm, tôi luôn cảm thấy mệt mỏi, toàn thân không có lực. Sau này bác sĩ nói với tôi có thể dùng thuốc trước, nếu đường huyết vẫn tăng cao sẽ phải điều trị bằng tiêm insulin. Như vậy, mỗi ngày tôi đều làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, tiêm và uống thuốc.
Tôi hiểu rõ đây là căn bệnh theo tôi đến suốt đời. Dựa vào những kiến thức bác sĩ cung cấp cho tôi về bệnh tiểu đường, đối với tôi căn bệnh này cũng không phải phòng bị quá mức. Nó cũng không gây cho tôi quá nhiều mối đe dọa, tôi sống với bệnh tiểu đường giống như sống với một người “bạn đời”, cần phải hòa thuận.
Tất nhiên, vì bệnh tiểu đường cũng có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của tôi. Bác sĩ cảnh báo tôi phải chú ý đến chế độ ăn uống, nên ăn gì, không thể ăn gì, điều này khiến tôi cảm thấy rất phiền muộn. Bởi vì bình thường người bệnh tiểu đường không thể ăn quá nhiều mì, gạo, để tránh tăng lượng đường trong máu, nhưng không ăn mì, gạo, thức ăn không đầy đủ, điều này thực sự khá khó khăn.
Sau đó, tôi cũng không có ăn kiêng quá mức, vẫn ăn cơm, ăn mì mỗi ngày. Đến bây giờ, đường huyết của tôi luôn duy trì ở mức ổn định. Tôi luôn nghĩ rằng, bệnh tiểu đường không phải là vấn đề, nhưng phải lao động, làm việc, vận động, bởi vì mỗi ngày vận động, sẽ tiêu hao lượng đường dư thừa, như vậy không có gì là nghiêm trọng.
Có rất nhiều người hỏi tôi, bác sĩ nói tôi “sống không quá 80”, tại sao tôi sống khỏe mạnh đến hơn 90 tuổi? Thực tế, tôi có 5 thói quen và tôi đã kiên trì thực hiện suốt nửa đời người:
Ăn nhiều rau ít thịt – Không gây gánh nặng cho cơ thể
Mọi người muốn cơ thể khỏe mạnh nên ăn nhiều rau ít thịt, không phải là không được ăn thịt, mà là không nên ăn quá nhiều, để không gây gánh nặng cho cơ thể.
Ăn nhiều nhạt ít mặn – đây mới là tốt cho sức khỏe
Người Trung Quốc có một câu nói là "nhạt thì vô vị", trong thực tế, những món ăn thanh đạm mới là thứ mà cơ thể khỏe mạnh cần. Bởi vì ăn quá nhiều muối, rất dễ khát nước, phải cần một lượng nước lớn để giải quyết, dẫn đến gây gánh nặng cho thận. Đặc biệt ăn quá nhiều muối, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch,…
Ăn nhiều trái cây, ăn ít đường – ăn nhiều đường gây bất lợi cho cơ thể
Đa số mọi người đều thích ăn đường hoặc thực phẩm có vị ngọt đậm mà không để ý rằng đường rất có hại cho cơ thể. Để hạn chế tác hại của đường, tốt nhất nên thay thế các thực phẩm có đường tinh luyện bằng trái cây tươi, giúp bổ sung vitamin, dinh dưỡng cho cơ thể.
Ăn ít thực phẩm, nhai nhiều – khi ăn cơm không được căng thẳng
Cuộc sống hiện đại rất bận rộn nên việc ăn uống hằng ngày không được chú trọng. Có người thích nhậu nhẹt, có người ăn uống qua loa chỉ để no bụng, số khác thì lại vừa ăn vừa làm việc. Đây là thói quen gây hại lớn cho sức khỏe. Khi ăn uống có quy luật, khoa học, ăn chậm nhai kỹ giúp bảo vệ cơ quan tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.
Sống chậm để duy trì sức khỏe – nếu muốn sống cho chính mình
Áp lực cuộc sống cũng gây ra nhiều bệnh mạn tính. Bên cạnh thời gian lao động chân chính cần phải có giây phút nghỉ ngơi thật sự, tinh thần thoải mái, tránh căng thăng. Đây mới là liều thuốc bổ dưỡng nhất cho sức khỏe.
Video: Mỗi bữa chỉ ăn một bát cơm, nữ sinh 22 tuổi bị tiểu đường, béo phì
Bình luận