(VTC News) - Các cụ bảo, con đại bàng khổng lồ đã thành tinh, canh giữ hang ma, bảo vệ linh hồn người Xá.
Kỳ 5 (kỳ cuối): Đại bàng khổng lồ và những bí ẩn chưa có lời giải về hang ma
Điều đáng ngạc nhiên là rất ít quan tài bị mọt, mục. Hầu hết đều còn nguyên vẹn, thậm chí bên trong quan tài vẫn nhẵn thín, các vết chạm khắc còn nguyên vẹn và khi úp 2 mặt quan tài vẫn khít như mới.
Theo ông Mùi Văn Chiển, toàn bộ quan tài trên các vách đá đều làm từ thân cây đinh thối, loại gỗ quý từng rất phổ biến ở thung lũng Suối Bàng.
Theo anh Đinh Văn Sửu, Bí thư Đảng ủy xã Suối Bàng, cách đây chừng 30, ở Suối Bàng còn rất nhiều cây đinh thối. Đinh thối là thứ gỗ cực quý, rất bền, không mối mọt, côn trùng không xâm phạm. Đinh thối không mọc ở rừng sâu, mà mọc ở thung lũng thấp, nơi bìa rừng.
Thi thoảng, khi cày ruộng, đào mương, người dân suối Bàng vẫn chạm phải những gốc đinh thối chìm sâu dưới lòng đất. Có thể, những cây đinh thối này đã được người xưa khai thác để làm quan tài, chỉ còn lại gốc.
Cách nay 20-30 năm, người dưới xuôi lên khai hoang, đã khai thác tuyệt chủng loài đinh thối ở Suối Bàng. Giờ ở Suối Bàng chỉ còn một số cây to cỡ một người ôm, chưa khai thác được.
Cũng thời điểm đó, những nhóm săn tìm cổ vật dưới xuôi cũng kéo nhau vào các hang đá phá dỡ quan tài để tìm đồ cổ, của quý.
Ngày đó, người ta còn chưa quan tâm đến những quan tài, mồ mả cổ xưa này, nên mặc kệ nhóm mộ tặc kia hoành hành. Nhóm đào mồ trộm mả này đã xâm phạm nghiêm trọng các hang mộ đá, khiến ngày nay chúng không còn nguyên vẹn.
Tôi đứng ở miệng hang, ngửa mặt lên trời để tìm những quan tài còn găm trong vách đá, thì bất chợt một bóng đen khổng lồ bay vụt qua, mất hút trong một hang động nào đó trên vách đá phía trên hang ma, kèm theo đó là tiếng kêu rợn người.
Ông Mùi Văn Chiển thấy con chim khổng lồ, thì chạy lên chỗ bát hương khấn vái, rồi yêu cầu chúng tôi rời khỏi hang động.
Ông Chiển bảo rằng, đó là con đại bàng khổng lồ, đã sống ở vách đá này 40 năm rồi. Từ ngày nhỏ xíu, ông đã thấy con đại bàng khổng lồ, sải cách dài cỡ 2m, bay lượn trên đỉnh Củm Tây mỗi chiều, rồi mất hút trên đỉnh núi rậm rạp này.
Các cụ bảo, con đại bàng đó đã thành tinh, canh giữ hang ma, bảo vệ linh hồn người Xá.
Hồi đi săn khỉ và phát hiện ra hang mộ này, ông Chiển đã thấy con đại bàng trú ngụ ở vách đá ngay phía trên hang động và giờ nó vẫn ở đấy.
Ông Chiển kéo tôi vào những khe đá ngay miệng hang động quan tài, chỉ tôi những bãi phân, cùng những đống xương trắng hếu, toàn là xương chuột rừng, xương sóc và những con thú nhỏ.
Con đại bàng khổng lồ này đã ăn thịt, nuốt chửng các loài vật, rồi thải ra những chiếc đầu lâu thú nhỏ tràn lan trên vách đá.
Từ chân núi Củm Tây, nơi có hang động Tạng Mè, chứa đựng nhiều câu chuyện bí ẩn, huyễn hoặc liên quan đến tộc người xưa, tôi cuốc bộ về phía sông Đà mênh mang sóng nước.
Suối Bàng là vùng đất xa xôi, hiểm trở của tỉnh Sơn La, nhưng nếu đi theo đường sông, thì cách Hòa Bình không xa lắm. Từ bờ sông, xuôi dòng vài chục cây số là đến đất Hòa Bình. Phía bên kia sông là đất Phù Yên. Thế nhưng, điều kỳ lạ, là vùng đất ấy chưa từng phát hiện quan tài thân cây trên vách đá. Trong khi đó, phía bên này sông, thuộc xã Suối Bàng, những vách đá thâm u chi chít những chiếc quan tài thân cây bí ẩn, nằm đó đã hàng trăm, hàng ngàn năm.
Bản Bò nằm nép mình bên bờ sông Đà. Cư dân người Thái định cư ngàn đời nay ở bên mép nước. Họ an táng tổ tiên ngay triền núi cách nhà không xa và thờ cúng tổ tiên chu đáo. Họ không có ký ức gì về những quan tài thân cây gác tít hút trên vách đá dựng đứng bên sông.
Từ bản Bò, đi thuyền ngược sông Đà chừng 5km, thì đến quả núi khá hùng vĩ. Anh lái đò người Thái chính gốc cũng chỉ biết kể câu chuyện về bộ tộc người Xá bí ẩn như người Mường kể, về cuộc thi thố bắn cung tranh giành lãnh địa.
Dừng thuyền bên mép sông, anh lái đò chỉ tay lên lưng chừng núi, nơi có hang ma tên là Cưa Bó. Đứng dưới thuyền, nhìn rõ những chiếc quan tài thân cây tròn ùng ục gác trên lưng chừng hang đá ông choèn.
Theo anh lái đò, trước đây, hang Cưa Bó nằm trên vách đá cheo leo, nhưng khi đắp đập thủy điện Hòa Bình, nước dâng lên cao vài chục mét, thì hang chỉ còn cách mặt nước khoảng 30m.
Mùa thủy điện Hòa Bình tích nước, thì có thể trèo lên hang được, nhưng mùa nước cạn, hang cách mặt nước gần 100m, rất khó có thể trèo lên.
Tôi bám vào vách đá, lần dò từng bước, rất vất vả mới trèo lên được hang Cưa Bó. Gọi là hang, nhưng thực ra là một mái đá nông choen hoẻn.
Trong hang Cưa Bó có hơn chục chiếc quan tài thân cây, vẫn còn xương cốt, hộp sọ. Xương cốt trong những quan tài này đều rất lớn, giống với hang Tạng Mè.
Cách hang Cưa Bó không xa, theo hướng ngược lên thượng nguồn sông Đà, là hang Pưa Ta, cùng dãy núi này. Theo anh lái đò, hang này rất hiểm trở, khó trèo, ít người lên được.
Bên trong hang Pưa Ta có 20 cỗ mộ thân cây còn rất nguyên vẹn. Cửa hang có dựng một thân gỗ đinh thối, rộng 40cm, chạm khắc hình một cô tiên đang bay, mắt nhìn về phía mặt trời mọc.
Việc giải mã người xưa bằng cách nào đưa được những chiếc quan tài thân cây nặng hàng tạ, cùng với xác người lên tận vách đá cheo, hiểm trở, quả là thách thức với các nhà nghiên cứu.
Quan sát kỹ lưỡng những quan tài thân cây ở trên núi ở bản Lồi, bản Bò, Khoang Tuống, tôi nhận thấy một điều đặc biệt, là nó tương đối giống với những quan tài thân cây mà các nhà khoa học khai quật được nhiều ở vùng Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng.
Hơn 2.000 năm về trước, vùng đồng bằng sông Hồng còn sình lầy, cư dân sống bằng nghề đánh cá, nên họ thường táng người chết vào những chiếc mộ hình thuyền. Thân cây khoét rỗng cũng là biểu tượng cho những chiếc mộ thuyền.
Nhờ có tầng đất sú vẹt yếm khí, nên những chiếc quan tài đều còn khá nguyên vẹn, thậm chí còn xương cốt. Điều đặc biệt, là những bộ xương người thời xưa, trong những mộ thân cây khai quật được ở vùng Động Xá (Hưng Yên) cũng rất lớn. Căn cứ vào độ dài của dóng xương chân, một số nhà khoa học khẳng định rằng, họ cao gần 2m, to lớn hơn người ngày nay rất nhiều.
Nhưng điều khác biệt, là những chiếc quan tài thân cây ở vùng đồng bằng sông Hồng có tuổi trên 2.000 năm, thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn, trong khi những quan tài thân cây ở Suối Bàng chỉ độ vài trăm năm, cùng lắm là hơn ngàn năm như dự đoán của các nhà khoa học.
Những chiếc quan tài thân cây bí ẩn trên vách đá ở Sơn La liệu có liên quan gì đến những quan tài thân cây ở vùng sông Hồng? Đây có lẽ là câu hỏi không dễ trả lời, nhưng khá thú vị.
Phạm Ngọc Dương
Kỳ 5 (kỳ cuối): Đại bàng khổng lồ và những bí ẩn chưa có lời giải về hang ma
Điều đáng ngạc nhiên là rất ít quan tài bị mọt, mục. Hầu hết đều còn nguyên vẹn, thậm chí bên trong quan tài vẫn nhẵn thín, các vết chạm khắc còn nguyên vẹn và khi úp 2 mặt quan tài vẫn khít như mới.
Theo ông Mùi Văn Chiển, toàn bộ quan tài trên các vách đá đều làm từ thân cây đinh thối, loại gỗ quý từng rất phổ biến ở thung lũng Suối Bàng.
Theo anh Đinh Văn Sửu, Bí thư Đảng ủy xã Suối Bàng, cách đây chừng 30, ở Suối Bàng còn rất nhiều cây đinh thối. Đinh thối là thứ gỗ cực quý, rất bền, không mối mọt, côn trùng không xâm phạm. Đinh thối không mọc ở rừng sâu, mà mọc ở thung lũng thấp, nơi bìa rừng.
Thi thoảng, khi cày ruộng, đào mương, người dân suối Bàng vẫn chạm phải những gốc đinh thối chìm sâu dưới lòng đất. Có thể, những cây đinh thối này đã được người xưa khai thác để làm quan tài, chỉ còn lại gốc.
Quan tài được làm bằng gỗ đinh thối |
Cách nay 20-30 năm, người dưới xuôi lên khai hoang, đã khai thác tuyệt chủng loài đinh thối ở Suối Bàng. Giờ ở Suối Bàng chỉ còn một số cây to cỡ một người ôm, chưa khai thác được.
Cũng thời điểm đó, những nhóm săn tìm cổ vật dưới xuôi cũng kéo nhau vào các hang đá phá dỡ quan tài để tìm đồ cổ, của quý.
Ngày đó, người ta còn chưa quan tâm đến những quan tài, mồ mả cổ xưa này, nên mặc kệ nhóm mộ tặc kia hoành hành. Nhóm đào mồ trộm mả này đã xâm phạm nghiêm trọng các hang mộ đá, khiến ngày nay chúng không còn nguyên vẹn.
Tôi đứng ở miệng hang, ngửa mặt lên trời để tìm những quan tài còn găm trong vách đá, thì bất chợt một bóng đen khổng lồ bay vụt qua, mất hút trong một hang động nào đó trên vách đá phía trên hang ma, kèm theo đó là tiếng kêu rợn người.
Ông Mùi Văn Chiển thấy con chim khổng lồ, thì chạy lên chỗ bát hương khấn vái, rồi yêu cầu chúng tôi rời khỏi hang động.
Ông Chiển bảo rằng, đó là con đại bàng khổng lồ, đã sống ở vách đá này 40 năm rồi. Từ ngày nhỏ xíu, ông đã thấy con đại bàng khổng lồ, sải cách dài cỡ 2m, bay lượn trên đỉnh Củm Tây mỗi chiều, rồi mất hút trên đỉnh núi rậm rạp này.
Các cụ bảo, con đại bàng đó đã thành tinh, canh giữ hang ma, bảo vệ linh hồn người Xá.
Lông đại bàng khổng lồ |
Đại bàng ăn chuột, sóc, thải ra xương sọ |
Hồi đi săn khỉ và phát hiện ra hang mộ này, ông Chiển đã thấy con đại bàng trú ngụ ở vách đá ngay phía trên hang động và giờ nó vẫn ở đấy.
Ông Chiển kéo tôi vào những khe đá ngay miệng hang động quan tài, chỉ tôi những bãi phân, cùng những đống xương trắng hếu, toàn là xương chuột rừng, xương sóc và những con thú nhỏ.
Con đại bàng khổng lồ này đã ăn thịt, nuốt chửng các loài vật, rồi thải ra những chiếc đầu lâu thú nhỏ tràn lan trên vách đá.
Từ chân núi Củm Tây, nơi có hang động Tạng Mè, chứa đựng nhiều câu chuyện bí ẩn, huyễn hoặc liên quan đến tộc người xưa, tôi cuốc bộ về phía sông Đà mênh mang sóng nước.
Gỗ đinh thối được đẽo hình sừng trâu để gác quan tài |
Suối Bàng là vùng đất xa xôi, hiểm trở của tỉnh Sơn La, nhưng nếu đi theo đường sông, thì cách Hòa Bình không xa lắm. Từ bờ sông, xuôi dòng vài chục cây số là đến đất Hòa Bình. Phía bên kia sông là đất Phù Yên. Thế nhưng, điều kỳ lạ, là vùng đất ấy chưa từng phát hiện quan tài thân cây trên vách đá. Trong khi đó, phía bên này sông, thuộc xã Suối Bàng, những vách đá thâm u chi chít những chiếc quan tài thân cây bí ẩn, nằm đó đã hàng trăm, hàng ngàn năm.
Bản Bò nằm nép mình bên bờ sông Đà. Cư dân người Thái định cư ngàn đời nay ở bên mép nước. Họ an táng tổ tiên ngay triền núi cách nhà không xa và thờ cúng tổ tiên chu đáo. Họ không có ký ức gì về những quan tài thân cây gác tít hút trên vách đá dựng đứng bên sông.
Từ bản Bò, đi thuyền ngược sông Đà chừng 5km, thì đến quả núi khá hùng vĩ. Anh lái đò người Thái chính gốc cũng chỉ biết kể câu chuyện về bộ tộc người Xá bí ẩn như người Mường kể, về cuộc thi thố bắn cung tranh giành lãnh địa.
Dừng thuyền bên mép sông, anh lái đò chỉ tay lên lưng chừng núi, nơi có hang ma tên là Cưa Bó. Đứng dưới thuyền, nhìn rõ những chiếc quan tài thân cây tròn ùng ục gác trên lưng chừng hang đá ông choèn.
Theo anh lái đò, trước đây, hang Cưa Bó nằm trên vách đá cheo leo, nhưng khi đắp đập thủy điện Hòa Bình, nước dâng lên cao vài chục mét, thì hang chỉ còn cách mặt nước khoảng 30m.
Mùa thủy điện Hòa Bình tích nước, thì có thể trèo lên hang được, nhưng mùa nước cạn, hang cách mặt nước gần 100m, rất khó có thể trèo lên.
Nhiều quan tài phơi mưa nắng đã mục |
Tôi bám vào vách đá, lần dò từng bước, rất vất vả mới trèo lên được hang Cưa Bó. Gọi là hang, nhưng thực ra là một mái đá nông choen hoẻn.
Trong hang Cưa Bó có hơn chục chiếc quan tài thân cây, vẫn còn xương cốt, hộp sọ. Xương cốt trong những quan tài này đều rất lớn, giống với hang Tạng Mè.
Cách hang Cưa Bó không xa, theo hướng ngược lên thượng nguồn sông Đà, là hang Pưa Ta, cùng dãy núi này. Theo anh lái đò, hang này rất hiểm trở, khó trèo, ít người lên được.
Bên trong hang Pưa Ta có 20 cỗ mộ thân cây còn rất nguyên vẹn. Cửa hang có dựng một thân gỗ đinh thối, rộng 40cm, chạm khắc hình một cô tiên đang bay, mắt nhìn về phía mặt trời mọc.
Việc giải mã người xưa bằng cách nào đưa được những chiếc quan tài thân cây nặng hàng tạ, cùng với xác người lên tận vách đá cheo, hiểm trở, quả là thách thức với các nhà nghiên cứu.
Quan sát kỹ lưỡng những quan tài thân cây ở trên núi ở bản Lồi, bản Bò, Khoang Tuống, tôi nhận thấy một điều đặc biệt, là nó tương đối giống với những quan tài thân cây mà các nhà khoa học khai quật được nhiều ở vùng Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng.
Quan tài thân cây khổng lồ thuộc văn hóa Đông Sơn, khai quật được ở Động Xá, hiện lưu giữ ở Bảo tàng Hưng Yên |
Hơn 2.000 năm về trước, vùng đồng bằng sông Hồng còn sình lầy, cư dân sống bằng nghề đánh cá, nên họ thường táng người chết vào những chiếc mộ hình thuyền. Thân cây khoét rỗng cũng là biểu tượng cho những chiếc mộ thuyền.
Nhờ có tầng đất sú vẹt yếm khí, nên những chiếc quan tài đều còn khá nguyên vẹn, thậm chí còn xương cốt. Điều đặc biệt, là những bộ xương người thời xưa, trong những mộ thân cây khai quật được ở vùng Động Xá (Hưng Yên) cũng rất lớn. Căn cứ vào độ dài của dóng xương chân, một số nhà khoa học khẳng định rằng, họ cao gần 2m, to lớn hơn người ngày nay rất nhiều.
Nhưng điều khác biệt, là những chiếc quan tài thân cây ở vùng đồng bằng sông Hồng có tuổi trên 2.000 năm, thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn, trong khi những quan tài thân cây ở Suối Bàng chỉ độ vài trăm năm, cùng lắm là hơn ngàn năm như dự đoán của các nhà khoa học.
Những chiếc quan tài thân cây bí ẩn trên vách đá ở Sơn La liệu có liên quan gì đến những quan tài thân cây ở vùng sông Hồng? Đây có lẽ là câu hỏi không dễ trả lời, nhưng khá thú vị.
Phạm Ngọc Dương
Bình luận