Cơ quan chức năng đã báo cáo Bộ Tài chính các phương án từ 60 USD/thùng tới 20-25 USD/thùng. Thậm chí, kịch bản giá dầu xuống dưới 20 USD/thùng cũng đã được tính toán để cân đối ngân sách.
Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế nói về khó khăn trong việc thu ngân sách khi giá dầu xuống.
Ông Phụng giải thích, khi giá dầu thô giảm thì giá dầu nguyên liệu cũng giảm, các doanh nghiệp và nền kinh tế được hưởng lợi do chi phí đầu vào xuống thấp.
Từ đó, giúp thu nhập doanh nghiệp tăng, tích lũy nội bộ của nền kinh tế tăng. Bởi vậy, thu thuế địa phương cũng tăng theo
Tại buổi họp báo quý 1 của Tổng cục Thuế vừa diễn ra sáng 25/3, lãnh đạo ngành thuế liên tục kêu khó thu thuế khi giá dầu xuống thấp.
Ông Vũ Hồng Long -Vụ trưởng Vụ Dự toán,Tổng cục Thuế- cho hay, với 1 USD giảm của giá dầu, ngân sách có thể giảm tương ứng khoảng 1.500 tỷ đồng. Bởi vậy, với phương án nếu giá dầu còn 30 USD/thùng, túi tiền của quốc gia có thể bị hụt 45.000 tỉ đồng.
Theo ông Long, cơ quan chức năng đã báo cáo Bộ Tài chính các phương án từ 60 USD/thùng tới 20-25 USD/thùng. Thậm chí, kịch bản giá dầu xuống dưới 20 USD/thùng cũng đã được tính toán để cân đối ngân sách.
Minh chứng là trong năm 2015, ngay sau khi xây dựng dự toán giá dầu cả năm là 100 USD/thùng thì giá nhiên liệu đã nhanh chóng tụt sâu và chỉ còn 80 USD/thùng và thậm chí còn chưa tới 60 USD/thùng vào cuối năm.
Còn ông Nguyễn Văn Phụng -Vụ trưởng Vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế - cho rằng, dầu thô hiện chiếm tỷ trọng không nhiều trong ngân sách nhưng liên quan tới lực lượng lao động lớn và một loạt ngành nghề như: hóa dầu, các dịch vụ cho giàn khoan, các dịch vụ cung cấp lao động, tư vấn thiết kế,... Bởi vậy, theo ông Phụng, việc tính thu từ dầu vào ngân sách cũng để đảm bảo cân đối vĩ mô nền kinh tế.
Trước câu hỏi, liệu khi giá dầu xuống quá thấp có thể đóng mỏ dầu, ông Phụng nhận xét: “ Một mỏ khoan rồi nếu đóng lại có thể còn chết nữa. Nhiều khi giá bán dưới giá thành một chút vẫn phải giữ vì phải tính tới chi phí khôi phục mỏ sau này. Nhiều khi doanh nghiệp chấp nhận lỗ vận hành để đỡ lỗ trong tương lai”.
Tuy nhiên, ông Phụng cũng cho rằng, đây là vấn đề đã được quy định trong hợp đồng và các nhà đầu tư sẽ tự cân nhắc thời điểm nào giảm trữ lượng hay không. Điều này theo ông cũng đồng nghĩa, Nhà nước sẽ không bù lỗ khi giá dầu xuống thấp.
Ông Phụng đặt vấn đề: Tại sao năm ngoái, giá dầu thô xuống làm giảm ngân sách trung ương nhưng ngân sách địa phương vẫn tăng? Theo đó, khi giá dầu thô giảm thì giá dầu nguyên liệu cũng giảm, các doanh nghiệp và nền kinh tế được hưởng lợi do chi phí đầu vào xuống thấp. Từ đó, giúp thu nhập doanh nghiệp tăng, tích lũy nội bộ của nền kinh tế tăng.
Do các đơn vị của nền kinh tế có tích lũy, nên số thu từ các doanh nghiệp cũng tăng lên và được chia cho cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Tuy nhiên, Việt Nam có 63 tỉnh thành nhưng chỉ có 13 tỉnh thành là nộp về trung ương còn lại 50 tỉnh thành là nộp lại cho ngân sách địa phương.
Khi doanh nghiệp làm ăn có lãi, phần lớn thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp đều "chạy" về ngân sách địa phương. Bởi vậy, vị lãnh đạo này ví von: "Thế mới có câu chuyện là khi giá dầu xuống, trung ương căng thẳng về nguồn thu nhưng địa phương lại tươi cười".
Báo cáo của Tổng cục Thuế cho thấy, trong hai tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý đạt 145.750 tỉ đồng, đạt 17,4% dự toán và tăng 6,1% so cùng kỳ.
Trong số này, thu dầu thô đạt 5.770 tỉ đồng, bằng 10,6% dự toán và chỉ bằng 43,1% so với cùng kỳ năm 2015 do cơ sở giá dầu thanh toán bình quân 2 tháng đạt khoảng 36 USD/thùng, giảm tới 24 USD/thùng so với giá tính dự toán.Tuy nhiên, bù lại thu nội địa đạt xấp xỉ 140.000 tỉ đồng, bằng 17,8% dự toán tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Hầu hết, các khoản thu quan trọng tiến độ thu đạt khá và cao hơn cùng kỳ năm trước (thu từ khu vực doanh nghiệp FDI tăng 13,8%; thuế thu nhập cá nhân tăng 12,6%...) Có 34/63 địa phương thu nội địa đạt dự toán (trên 17% và có 52/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ.
Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế nói về khó khăn trong việc thu ngân sách khi giá dầu xuống.
Ông Phụng giải thích, khi giá dầu thô giảm thì giá dầu nguyên liệu cũng giảm, các doanh nghiệp và nền kinh tế được hưởng lợi do chi phí đầu vào xuống thấp.
Từ đó, giúp thu nhập doanh nghiệp tăng, tích lũy nội bộ của nền kinh tế tăng. Bởi vậy, thu thuế địa phương cũng tăng theo
Mới 1 USD giảm của giá dầu, ngân sách có thể giảm tương ứng khoảng 1.500 tỷ đồng (Ảnh minh họa) |
Ông Vũ Hồng Long -Vụ trưởng Vụ Dự toán,Tổng cục Thuế- cho hay, với 1 USD giảm của giá dầu, ngân sách có thể giảm tương ứng khoảng 1.500 tỷ đồng. Bởi vậy, với phương án nếu giá dầu còn 30 USD/thùng, túi tiền của quốc gia có thể bị hụt 45.000 tỉ đồng.
Theo ông Long, cơ quan chức năng đã báo cáo Bộ Tài chính các phương án từ 60 USD/thùng tới 20-25 USD/thùng. Thậm chí, kịch bản giá dầu xuống dưới 20 USD/thùng cũng đã được tính toán để cân đối ngân sách.
Minh chứng là trong năm 2015, ngay sau khi xây dựng dự toán giá dầu cả năm là 100 USD/thùng thì giá nhiên liệu đã nhanh chóng tụt sâu và chỉ còn 80 USD/thùng và thậm chí còn chưa tới 60 USD/thùng vào cuối năm.
Còn ông Nguyễn Văn Phụng -Vụ trưởng Vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế - cho rằng, dầu thô hiện chiếm tỷ trọng không nhiều trong ngân sách nhưng liên quan tới lực lượng lao động lớn và một loạt ngành nghề như: hóa dầu, các dịch vụ cho giàn khoan, các dịch vụ cung cấp lao động, tư vấn thiết kế,... Bởi vậy, theo ông Phụng, việc tính thu từ dầu vào ngân sách cũng để đảm bảo cân đối vĩ mô nền kinh tế.
Trước câu hỏi, liệu khi giá dầu xuống quá thấp có thể đóng mỏ dầu, ông Phụng nhận xét: “ Một mỏ khoan rồi nếu đóng lại có thể còn chết nữa. Nhiều khi giá bán dưới giá thành một chút vẫn phải giữ vì phải tính tới chi phí khôi phục mỏ sau này. Nhiều khi doanh nghiệp chấp nhận lỗ vận hành để đỡ lỗ trong tương lai”.
Tuy nhiên, ông Phụng cũng cho rằng, đây là vấn đề đã được quy định trong hợp đồng và các nhà đầu tư sẽ tự cân nhắc thời điểm nào giảm trữ lượng hay không. Điều này theo ông cũng đồng nghĩa, Nhà nước sẽ không bù lỗ khi giá dầu xuống thấp.
Ông Phụng đặt vấn đề: Tại sao năm ngoái, giá dầu thô xuống làm giảm ngân sách trung ương nhưng ngân sách địa phương vẫn tăng? Theo đó, khi giá dầu thô giảm thì giá dầu nguyên liệu cũng giảm, các doanh nghiệp và nền kinh tế được hưởng lợi do chi phí đầu vào xuống thấp. Từ đó, giúp thu nhập doanh nghiệp tăng, tích lũy nội bộ của nền kinh tế tăng.
Do các đơn vị của nền kinh tế có tích lũy, nên số thu từ các doanh nghiệp cũng tăng lên và được chia cho cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Tuy nhiên, Việt Nam có 63 tỉnh thành nhưng chỉ có 13 tỉnh thành là nộp về trung ương còn lại 50 tỉnh thành là nộp lại cho ngân sách địa phương.
Khi doanh nghiệp làm ăn có lãi, phần lớn thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp đều "chạy" về ngân sách địa phương. Bởi vậy, vị lãnh đạo này ví von: "Thế mới có câu chuyện là khi giá dầu xuống, trung ương căng thẳng về nguồn thu nhưng địa phương lại tươi cười".
Báo cáo của Tổng cục Thuế cho thấy, trong hai tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý đạt 145.750 tỉ đồng, đạt 17,4% dự toán và tăng 6,1% so cùng kỳ.
Trong số này, thu dầu thô đạt 5.770 tỉ đồng, bằng 10,6% dự toán và chỉ bằng 43,1% so với cùng kỳ năm 2015 do cơ sở giá dầu thanh toán bình quân 2 tháng đạt khoảng 36 USD/thùng, giảm tới 24 USD/thùng so với giá tính dự toán.Tuy nhiên, bù lại thu nội địa đạt xấp xỉ 140.000 tỉ đồng, bằng 17,8% dự toán tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Hầu hết, các khoản thu quan trọng tiến độ thu đạt khá và cao hơn cùng kỳ năm trước (thu từ khu vực doanh nghiệp FDI tăng 13,8%; thuế thu nhập cá nhân tăng 12,6%...) Có 34/63 địa phương thu nội địa đạt dự toán (trên 17% và có 52/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ.
Nguồn: Lao động
Bình luận