(VTC News) - Bên cây đào xù xì vằn vện thời gian, ông Nguyễn Thế Trường đang... trồng cây chuối.
Kỳ 1: Nhà yoga kỳ bí
Tôi tìm đến ngôi nhà trong con ngõ yên tĩnh trên đường Tây Sơn (Hà Nội) để gặp huyền thoại yoga từng nổi đình nổi đám những năm 80 của thế kỷ trước ở nước ta. Người đàn bà chỉ tôi lên gác thượng.
Bên cây đào xù xì vằn vện thời gian, nhà yoga Nguyễn Thế Trường đang... trồng cây chuối. Ông đã "trồng" như thế hơn một giờ. Tôi lặng lẽ ngồi quan sát.
Sau những pha vận khí, ông tập các tư thế như: nến, cày, cá, kìm, rắn, chấu, cung, vặn vỏ đỗ... thì ông dốc vòi chiếc ấm nước vào trong họng khiến cái bụng trống rỗng phình lên. Ông lắc lắc cái bụng như người ta xúc rửa bình, rồi lại cuộn dạ dày cho nước ộc ra phía miệng. Nếu không có khách, ông thậm chí còn vận công dồn khí đẩy nước từ dạ dày ra phía... hậu môn.
Trở lại tư thế ngồi thiền, khuôn mặt ông Trường trở nên hồng hào, rạng rỡ, giọng ông sang sảng: "Tớ vừa xúc rửa toàn bộ nội tạng cho sạch hết dơ bẩn".
Hơn 80 tuổi, ông Nguyễn Thế Trường vẫn vác bao tải gạo leo cầu thang băng băng. Mùa đông rét căm căm vẫn tắm nước lạnh và cởi trần ngồi thiền mấy tiếng đồng hồ ngoài ban công. Ông hà hơi vận khí. Đường khí chạy khắp cơ thể như có con chuột chạy dưới lớp da. Những cục thịt tròn như quả bóng bàn lằn lên ở ngực, đùi, sống lưng.
Một số người Hà Nội vẫn còn nhớ một ngày cuối đông năm 1970, chị Mari, phóng viên tờ báo Unita của Italia đã biểu diễn yoga trước hàng ngàn khán giả thủ đô. Khi nữ phóng viên vừa kết thúc bài biển diễn trong tiếng vỗ tay ầm ầm, một người đàn ông dáng thư sinh, gương mặt trắng trẻo, tiến đến bục ban tổ chức... xin biểu diễn.
Sau khi vận khí chạy rần rần khắp cơ thể, anh từ từ ngồi xuống. Đôi chân mềm như tàu lá vắt chéo qua cổ, dồn khí làm gồ lên ở sống lưng. Những “cục thịt” cứ chạy khắp cơ thể trông rất lạ mắt.
Sau những bài biểu diễn như cuộn tròn cơ thể, vặn xoắn tay chân, anh trở lại tư thế ngồi thiền và mời mọi người kiểm nghiệm khả năng điều khiển nhịp tim.
Điều kỳ lạ chưa từng thấy đã xảy ra, mọi người đếm đi đếm lại chỉ thấy tim đập 28 lần/phút. Cả hội trường phải sững sờ bởi lần đầu tiên được tận mắt thấy nhà yoga bằng xương bằng thịt giữa đời thường chứ không phải xem qua phim ảnh, báo chí.
Riêng nữ phóng viên Mari, người mới tốt nghiệp khoa yoga tại Algeria, do các chuyên gia Ấn Độ hướng dẫn, tiến tới bắt tay anh và trầm trồ thán phục: “Anh là bậc thầy của tôi…”.
Người khách “vô danh” hôm đó chính là Nguyễn Thế Trường, một nhà nghiên cứu trẻ của Viện khoa học giáo dục, người mới chỉ làm quen và tập luyện yoga chưa đầy 4 năm…
Nguyễn Thế Trường sinh ra ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Hồi nhỏ, Trường học rất giỏi, lại được cha rèn dạy chữ nho. Tốt nghiệp trường Hàn Trung, năm 1953 được Nhà nước cử sang Trung Quốc học ở Học viện Bắc Kinh.
Hồi học ở trường, trong một buổi nói chuyện về khí công, thái cực quyền, một người bạn Trung Quốc mang cho cậu mấy cuốn sách cũ kỹ, có cuốn bằng tiếng Phạn, có cuốn bằng tiếng Trung Quốc. Cuốn bằng tiếng Trung Quốc có tên “Sự kinh dị của yoga”.
Về nước, Nguyễn Thế Trường làm việc ở Ban Tu thư, nơi có những học giả lừng danh như cụ Hoàng Ngọc Phách, Lê Thước, Đỗ Đức Hiểu, Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Hoàng Tụy… Ông được vinh dự cùng các soạn giả viết sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 và tham gia soạn cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam.
Con đường tương lai đang sáng lạn thì căn bệnh hen quái ác hoành hành dữ dội hơn. Ông Trường kể: “Ngày còn nhỏ tôi khỏe lắm, thổi xì đồng rất cừ. Tôi thổi rụng cả chèo bẻo, sáo sậu trên trên ngọn cây. Thổi tên có ngạch chết cá dưới nước. Nhưng rồi một hôm, tôi thấy khó thở, thổi tên không qua được ống xì đồng. Mẹ dắt đi khám, bác sĩ bảo bị hen phế quản”.
Bố mẹ bé Trường đã chạy chữa đủ đường nhưng đều vô hiệu. Năm ngày ba cơn, căn bệnh đeo đẳng như hình với bóng.
Càng lớn, bệnh hen càng nặng thêm. Trường thường xuyên khó thở, lên cơn co giật, liên tục phải nhập viện cấp cứu. Bác sĩ bảo: “Bệnh của cậu không thể nào chữa khỏi. Chỉ khi nào lên cơn, tôi cắt cơn cho, thế thôi. Khi bệnh trở thành mãn tính, quá nặng, thì… y học hiện giờ bó tay”.
Cứ mỗi lần gió mùa Đồng Bắc tràn về, Trường lại quằn quại với căn bệnh hen quái ác. Nhiều lúc, đang ăn cơm, lỡ nhai phải miếng ớt là mọi người phải khiêng ngay đi viện. Nhà cửa, nơi làm việc lúc nào cũng phải sạch bóng, khô ráo.
Giữa lúc tưởng như phải từ bỏ con đường công danh vì bệnh tật thì Trường vô tình đọc được bài viết của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đăng trên một tờ báo nói về phương pháp tập thở theo yoga để chữa bệnh. Trường như bừng tỉnh, hy vọng tràn trề. Trường đi tìm bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Tâm sự với bác sĩ, Trường thấy bệnh tình của mình còn nhẹ hơn ông rất nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện mắc bệnh lao, bị phẫu thuật cắt phổi 7 lần, mất 8 xương sườn, dung tích thở chỉ còn 1 lít (ở người bình thường là 4,5 lít). Bác sĩ điều trị cho biết, ông chỉ có thể sống được thêm 2-3 năm nữa. Không muốn chấp nhận kết cục đó, ông đã tìm đọc các tài liệu về khí công, yoga và tìm thấy con đường sống của mình. Ông tập thở bụng để tận dụng tối đa công năng của phần phổi còn lại.
Trong một lần đi công tác ở Campuchia, bác sĩ bị viêm phế quản nặng, các cơ sở y tế nước bạn không có khả năng cứu chữa. Thế là ông nằm khoanh lại với một tư thế tiêu hao ít năng lượng và ôxy nhất, dặn mọi người cứ để nguyên như vậy mà chuyển ông về Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM), vì chỉ cần xê dịch một chút là chết ngay. Và lần đó, ông đã qua khỏi.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là người biết quý trọng từng giây, từng phút sự sống để nghiên cứu khoa học, cống hiến cho nền giáo dục nước nhà. Ông đã kiên trì tập luyện yoga để sống đến tuổi 84, đẩy lùi giờ hẹn của thần chết đến 50 năm trời.
Khi sức khoẻ kiệt quệ, ông nói với mọi người nên để cho ông ra đi. Ông đã viết thư cho ngành y, đề nghị không có bất cứ sự can thiệp nào khi mình ngã bệnh, để cho ông được chết nhẹ nhàng. Và mọi sự xảy ra đúng như ý ông.
Sau khi trò chuyện với bác sĩ Viện, ông Trường mới nhớ đến mấy cuốn sách mà người bạn Trung Quốc tặng từ hơn 10 năm trước. Tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga thì ông đọc làu làu, nhưng tiếng Phạn thì đọc sao được.
Rất may, ông Lê Trí Viễn, khi đó đang dạy ở Viện Bắc Kinh đại học đã gửi cho ông khá nhiều tài liệu về tiếng Phạn để ông tự học, rồi ông cũng nhờ một người bạn ở Nga tìm mua cho cuốn từ điển Phạn – Nga.
Vừa tự học, vừa năng lui tới Ủy ban Quốc tế làm quen với mấy người Ấn Độ để học hỏi thêm, vậy mà ông đọc thông, viết thạo được chữ Phạn mới đáng phục. Bạn bè Ấn Độ lại tặng ông nhiều tài liệu gốc nói về phương pháp luyện tập yoga. Cho đến giờ, một số nhà khoa học vẫn phải nhờ ông dịch những tài liệu bằng tiếng Hán cổ, tiếng Phạn.
Với ông Trường, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là một người thầy khả kính, là tấm gương để ông noi theo. Ông nhớ mãi lời bác sĩ Viện nói: “Con hãy nghe hơi thở của con, con sẽ nghe được nhịp của vũ trụ”.
Còn tiếp…
Nguyệt Phong
Kỳ 1: Nhà yoga kỳ bí
Tôi tìm đến ngôi nhà trong con ngõ yên tĩnh trên đường Tây Sơn (Hà Nội) để gặp huyền thoại yoga từng nổi đình nổi đám những năm 80 của thế kỷ trước ở nước ta. Người đàn bà chỉ tôi lên gác thượng.
Bên cây đào xù xì vằn vện thời gian, nhà yoga Nguyễn Thế Trường đang... trồng cây chuối. Ông đã "trồng" như thế hơn một giờ. Tôi lặng lẽ ngồi quan sát.
Sau những pha vận khí, ông tập các tư thế như: nến, cày, cá, kìm, rắn, chấu, cung, vặn vỏ đỗ... thì ông dốc vòi chiếc ấm nước vào trong họng khiến cái bụng trống rỗng phình lên. Ông lắc lắc cái bụng như người ta xúc rửa bình, rồi lại cuộn dạ dày cho nước ộc ra phía miệng. Nếu không có khách, ông thậm chí còn vận công dồn khí đẩy nước từ dạ dày ra phía... hậu môn.
Trở lại tư thế ngồi thiền, khuôn mặt ông Trường trở nên hồng hào, rạng rỡ, giọng ông sang sảng: "Tớ vừa xúc rửa toàn bộ nội tạng cho sạch hết dơ bẩn".
Ông Nguyễn Thế Trường biểu diễn. Ảnh nhân vật cung cấp |
Hơn 80 tuổi, ông Nguyễn Thế Trường vẫn vác bao tải gạo leo cầu thang băng băng. Mùa đông rét căm căm vẫn tắm nước lạnh và cởi trần ngồi thiền mấy tiếng đồng hồ ngoài ban công. Ông hà hơi vận khí. Đường khí chạy khắp cơ thể như có con chuột chạy dưới lớp da. Những cục thịt tròn như quả bóng bàn lằn lên ở ngực, đùi, sống lưng.
Một số người Hà Nội vẫn còn nhớ một ngày cuối đông năm 1970, chị Mari, phóng viên tờ báo Unita của Italia đã biểu diễn yoga trước hàng ngàn khán giả thủ đô. Khi nữ phóng viên vừa kết thúc bài biển diễn trong tiếng vỗ tay ầm ầm, một người đàn ông dáng thư sinh, gương mặt trắng trẻo, tiến đến bục ban tổ chức... xin biểu diễn.
Video tư thế yoga siêu khó của cô gái mập
Sau khi vận khí chạy rần rần khắp cơ thể, anh từ từ ngồi xuống. Đôi chân mềm như tàu lá vắt chéo qua cổ, dồn khí làm gồ lên ở sống lưng. Những “cục thịt” cứ chạy khắp cơ thể trông rất lạ mắt.
Sau những bài biểu diễn như cuộn tròn cơ thể, vặn xoắn tay chân, anh trở lại tư thế ngồi thiền và mời mọi người kiểm nghiệm khả năng điều khiển nhịp tim.
Điều kỳ lạ chưa từng thấy đã xảy ra, mọi người đếm đi đếm lại chỉ thấy tim đập 28 lần/phút. Cả hội trường phải sững sờ bởi lần đầu tiên được tận mắt thấy nhà yoga bằng xương bằng thịt giữa đời thường chứ không phải xem qua phim ảnh, báo chí.
Riêng nữ phóng viên Mari, người mới tốt nghiệp khoa yoga tại Algeria, do các chuyên gia Ấn Độ hướng dẫn, tiến tới bắt tay anh và trầm trồ thán phục: “Anh là bậc thầy của tôi…”.
Người khách “vô danh” hôm đó chính là Nguyễn Thế Trường, một nhà nghiên cứu trẻ của Viện khoa học giáo dục, người mới chỉ làm quen và tập luyện yoga chưa đầy 4 năm…
Nguyễn Thế Trường sinh ra ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Hồi nhỏ, Trường học rất giỏi, lại được cha rèn dạy chữ nho. Tốt nghiệp trường Hàn Trung, năm 1953 được Nhà nước cử sang Trung Quốc học ở Học viện Bắc Kinh.
Ông Nguyễn Thế Trường tập yoga. Ảnh nhân vật cung cấp |
Hồi học ở trường, trong một buổi nói chuyện về khí công, thái cực quyền, một người bạn Trung Quốc mang cho cậu mấy cuốn sách cũ kỹ, có cuốn bằng tiếng Phạn, có cuốn bằng tiếng Trung Quốc. Cuốn bằng tiếng Trung Quốc có tên “Sự kinh dị của yoga”.
Về nước, Nguyễn Thế Trường làm việc ở Ban Tu thư, nơi có những học giả lừng danh như cụ Hoàng Ngọc Phách, Lê Thước, Đỗ Đức Hiểu, Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Hoàng Tụy… Ông được vinh dự cùng các soạn giả viết sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 và tham gia soạn cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam.
Con đường tương lai đang sáng lạn thì căn bệnh hen quái ác hoành hành dữ dội hơn. Ông Trường kể: “Ngày còn nhỏ tôi khỏe lắm, thổi xì đồng rất cừ. Tôi thổi rụng cả chèo bẻo, sáo sậu trên trên ngọn cây. Thổi tên có ngạch chết cá dưới nước. Nhưng rồi một hôm, tôi thấy khó thở, thổi tên không qua được ống xì đồng. Mẹ dắt đi khám, bác sĩ bảo bị hen phế quản”.
Ông Nguyễn Thế Trường |
Bố mẹ bé Trường đã chạy chữa đủ đường nhưng đều vô hiệu. Năm ngày ba cơn, căn bệnh đeo đẳng như hình với bóng.
Càng lớn, bệnh hen càng nặng thêm. Trường thường xuyên khó thở, lên cơn co giật, liên tục phải nhập viện cấp cứu. Bác sĩ bảo: “Bệnh của cậu không thể nào chữa khỏi. Chỉ khi nào lên cơn, tôi cắt cơn cho, thế thôi. Khi bệnh trở thành mãn tính, quá nặng, thì… y học hiện giờ bó tay”.
|
Giữa lúc tưởng như phải từ bỏ con đường công danh vì bệnh tật thì Trường vô tình đọc được bài viết của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đăng trên một tờ báo nói về phương pháp tập thở theo yoga để chữa bệnh. Trường như bừng tỉnh, hy vọng tràn trề. Trường đi tìm bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Tâm sự với bác sĩ, Trường thấy bệnh tình của mình còn nhẹ hơn ông rất nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện mắc bệnh lao, bị phẫu thuật cắt phổi 7 lần, mất 8 xương sườn, dung tích thở chỉ còn 1 lít (ở người bình thường là 4,5 lít). Bác sĩ điều trị cho biết, ông chỉ có thể sống được thêm 2-3 năm nữa. Không muốn chấp nhận kết cục đó, ông đã tìm đọc các tài liệu về khí công, yoga và tìm thấy con đường sống của mình. Ông tập thở bụng để tận dụng tối đa công năng của phần phổi còn lại.
Ông Trường biểu diễn yoga vào những năm 1970. Ảnh nhân vật cung cấp |
Trong một lần đi công tác ở Campuchia, bác sĩ bị viêm phế quản nặng, các cơ sở y tế nước bạn không có khả năng cứu chữa. Thế là ông nằm khoanh lại với một tư thế tiêu hao ít năng lượng và ôxy nhất, dặn mọi người cứ để nguyên như vậy mà chuyển ông về Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM), vì chỉ cần xê dịch một chút là chết ngay. Và lần đó, ông đã qua khỏi.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là người biết quý trọng từng giây, từng phút sự sống để nghiên cứu khoa học, cống hiến cho nền giáo dục nước nhà. Ông đã kiên trì tập luyện yoga để sống đến tuổi 84, đẩy lùi giờ hẹn của thần chết đến 50 năm trời.
Khi sức khoẻ kiệt quệ, ông nói với mọi người nên để cho ông ra đi. Ông đã viết thư cho ngành y, đề nghị không có bất cứ sự can thiệp nào khi mình ngã bệnh, để cho ông được chết nhẹ nhàng. Và mọi sự xảy ra đúng như ý ông.
Sau khi trò chuyện với bác sĩ Viện, ông Trường mới nhớ đến mấy cuốn sách mà người bạn Trung Quốc tặng từ hơn 10 năm trước. Tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga thì ông đọc làu làu, nhưng tiếng Phạn thì đọc sao được.
Rất may, ông Lê Trí Viễn, khi đó đang dạy ở Viện Bắc Kinh đại học đã gửi cho ông khá nhiều tài liệu về tiếng Phạn để ông tự học, rồi ông cũng nhờ một người bạn ở Nga tìm mua cho cuốn từ điển Phạn – Nga.
Vừa tự học, vừa năng lui tới Ủy ban Quốc tế làm quen với mấy người Ấn Độ để học hỏi thêm, vậy mà ông đọc thông, viết thạo được chữ Phạn mới đáng phục. Bạn bè Ấn Độ lại tặng ông nhiều tài liệu gốc nói về phương pháp luyện tập yoga. Cho đến giờ, một số nhà khoa học vẫn phải nhờ ông dịch những tài liệu bằng tiếng Hán cổ, tiếng Phạn.
Với ông Trường, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là một người thầy khả kính, là tấm gương để ông noi theo. Ông nhớ mãi lời bác sĩ Viện nói: “Con hãy nghe hơi thở của con, con sẽ nghe được nhịp của vũ trụ”.
Còn tiếp…
Nguyệt Phong
Bình luận