(VTC News) - Từ đầu năm đến nay, Cục An toàn thực phẩm đã xử lý 172 cơ sở vi phạm, phạt hơn 3 tỷ đồng, trong đó, vi phạm quảng cáo chiếm hơn 80 % với hơn 2,4 tỷ đồng.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị gặp gỡ báo chí phổ biến tuyên truyền về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm ngày 30/9.
Cũng tại Hội nghị, ông Trần Văn Châu – Trường phòng Thanh tra (Cục An toàn thực phẩm - ATTP), Bộ Y tế thông tin, từ đầu năm phòng thanh tra đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên phạm vi về ATTP trên cả nước.
Trước những vi phạm của các đơn vị, Cục An toàn thực phẩm đã thu hồi 11 giấy xác nhận, 5 giấy quảng cáo, thu hồi tiêu hủy nhiều loại thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để hạn chế những vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian tới, ông Châu cho biết, các cơ quan chức năng cần nâng cao năng lực của cả hệ thống từ Trung ương đến các quận huyện, xã phường.
“Lần đầu tiên, chúng tôi thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành đến tận địa phương, để đảm bảo công tác ATTP ngay tại cơ sở”, ông Châu nói.
TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, từ những con số về ngộ độc và xử phạt liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm trong 9 tháng vừa qua, có thể nhận thấy đây là vấn đề nhức nhối. Bởi vậy, trong thời gian tới, Cục ATTP sẽ ban hành những văn bản, tiêu chuyển đối với các vấn đề về ATTP.
“Quảng cáo là vấn đề cần phải kiểm tra, như việc in quảng cáo, phát tờ rơi hoặc quảng cáo trên internet. Đây là vấn đề rất đau đầu”, TS Phong cho hay.
“Đã có rất nhiều người thông tin đến tôi về việc có một số đối tượng quảng cáo, bán thực phẩm là hàng xách tay, đặc biệt là thực phẩm chức năng. Tôi phải khẳng định lại một lần nữa là, đối với các sản phẩm là hàng sách tay, bán ra thị trường dưới mọi hình thức là vi phạm pháp luật. Bởi, hàng xách tay chỉ được sử dụng với mục đích phục vụ cá nhân”.
Về vấn đề ngộ độc thực phẩm, ông Lâm Quốc Hùng – Trưởng phòng Giám sát Ngộ độc thực phẩm (Cục An toàn thực phẩm) cho biết, trong 9 tháng đầu năm, toàn tuốc có 129 vụ ngộ độc thực phẩm, với 196 người người mắc và 20 người tử vong. Trong đó có 28 vụ ngộ độc tập thể.
“Nếu so sánh với với cùng kỳ năm trước, số liệu về vụ việc và số lượng người mắc cũng như tử vong do ngộ độc đều giảm. Nhưng những con số này vấn rất đáng báo động đối người dân”, TS Hùng cho biết.
Ngoài ra, vấn đề ngộ độc thực phẩm tại gia đình hiện nay vẫn duy trì với hơn 50% số mắc, nguyên nhân là do việc sử dụng thức ăn trong bếp ăn gia đình không đảm bảo, ví dụ như việc sử dụng cóc, cá nóc, ve sầu…
Không những thế, việc nhiều cơ sở sản xuất, khu chế xuất giao trắng việc chế biến món ăn cho các cơ sở chuyên về suất ăn sẵn cũng là nguyên nhân gây ngộ độc. Bởi khi giao cho các cơ sở sản xuất suất ăn sẵn thì việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ không được kiểm soát chặt chẽ.
» Cục trưởng An toàn thực phẩm: Mua đúng, dùng đúng, không nghe tin đồn
» Quảng cáo Định Tâm Đan không đúng, công ty Dược phẩm Quốc Gia bị phạt
» Núp bóng khám chữa bệnh miễn phí để bán thực phẩm chức năng
» Những thực phẩm gây suy giảm sinh lý nam giới
Tuấn Phong
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị gặp gỡ báo chí phổ biến tuyên truyền về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm ngày 30/9.
Cũng tại Hội nghị, ông Trần Văn Châu – Trường phòng Thanh tra (Cục An toàn thực phẩm - ATTP), Bộ Y tế thông tin, từ đầu năm phòng thanh tra đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên phạm vi về ATTP trên cả nước.
Để hạn chế những vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian tới, ông Châu cho biết, các cơ quan chức năng cần nâng cao năng lực của cả hệ thống từ Trung ương đến các quận huyện, xã phường.
“Lần đầu tiên, chúng tôi thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành đến tận địa phương, để đảm bảo công tác ATTP ngay tại cơ sở”, ông Châu nói.
TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, từ những con số về ngộ độc và xử phạt liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm trong 9 tháng vừa qua, có thể nhận thấy đây là vấn đề nhức nhối. Bởi vậy, trong thời gian tới, Cục ATTP sẽ ban hành những văn bản, tiêu chuyển đối với các vấn đề về ATTP.
“Quảng cáo là vấn đề cần phải kiểm tra, như việc in quảng cáo, phát tờ rơi hoặc quảng cáo trên internet. Đây là vấn đề rất đau đầu”, TS Phong cho hay.
“Đã có rất nhiều người thông tin đến tôi về việc có một số đối tượng quảng cáo, bán thực phẩm là hàng xách tay, đặc biệt là thực phẩm chức năng. Tôi phải khẳng định lại một lần nữa là, đối với các sản phẩm là hàng sách tay, bán ra thị trường dưới mọi hình thức là vi phạm pháp luật. Bởi, hàng xách tay chỉ được sử dụng với mục đích phục vụ cá nhân”.
Về vấn đề ngộ độc thực phẩm, ông Lâm Quốc Hùng – Trưởng phòng Giám sát Ngộ độc thực phẩm (Cục An toàn thực phẩm) cho biết, trong 9 tháng đầu năm, toàn tuốc có 129 vụ ngộ độc thực phẩm, với 196 người người mắc và 20 người tử vong. Trong đó có 28 vụ ngộ độc tập thể.
“Nếu so sánh với với cùng kỳ năm trước, số liệu về vụ việc và số lượng người mắc cũng như tử vong do ngộ độc đều giảm. Nhưng những con số này vấn rất đáng báo động đối người dân”, TS Hùng cho biết.
Ngoài ra, vấn đề ngộ độc thực phẩm tại gia đình hiện nay vẫn duy trì với hơn 50% số mắc, nguyên nhân là do việc sử dụng thức ăn trong bếp ăn gia đình không đảm bảo, ví dụ như việc sử dụng cóc, cá nóc, ve sầu…
Không những thế, việc nhiều cơ sở sản xuất, khu chế xuất giao trắng việc chế biến món ăn cho các cơ sở chuyên về suất ăn sẵn cũng là nguyên nhân gây ngộ độc. Bởi khi giao cho các cơ sở sản xuất suất ăn sẵn thì việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ không được kiểm soát chặt chẽ.
» Cục trưởng An toàn thực phẩm: Mua đúng, dùng đúng, không nghe tin đồn
» Quảng cáo Định Tâm Đan không đúng, công ty Dược phẩm Quốc Gia bị phạt
» Núp bóng khám chữa bệnh miễn phí để bán thực phẩm chức năng
» Những thực phẩm gây suy giảm sinh lý nam giới
Tuấn Phong
Bình luận