Gần đây, xuất hiện trong một diễn đàn lớn về công nghệ bàn về bột ngọt, nhiều ý kiến cho rằng khi ăn bún, phở ở các hàng quán, có nêm mì chính hay bị cảm giác gai gai, tê người, chóng mặt, bủn rủn tay chân.
Một người dùng nickname Maxdoan phản hồi khi nói về những thực phẩm nêm nếm mì chính: “Ăn vô là có chuyện, người bị đơ đơ, hai vai và ngực cứ như bị gì xuống, phải uống nước liên tục”.
Hay bình luận của m.khoi cho rằng: “Em bị say bột ngọt, cảm giác như say xe, say sóng”.
Tình trạng này từng được gọi là “Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc”, xuất phát từ năm 1968 (60 năm sau khi mì chính ra đời). Khi đó, một nhà khoa học người Mỹ đã mô tả một vài triệu chứng xuất hiện sau khi ăn bị tê mỏi, khó thở, chóng mặt, hồi hộp,…
Nhà khoa học này giả định những triệu chứng trên có thể gây ra bởi một số thành phần gia vị được sử dụng rộng rãi trong chế biến món ăn ở nhà hàng Trung Quốc như rượu, nước tương, muối ăn hoặc mì chính.
Tuy nhiên, Uỷ ban Hỗn hợp các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) sau nhiều năm nghiên cứu đã kết luận: "Không chứng minh được mì chính là tác nhân gây ra các triệu chứng của Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc".
Song có lẽ người dùng vẫn không “nguôi ngoai” sự nghi ngờ đằng sau những nghiên cứu trên.
Langthangbinhminh100- trong cùng diễn đàn bàn về mì chính cho rằng : “Có hai thứ cần làm rõ:
-Mì chính thử nghiệm có đúng là loại mì chính chúng ta ăn và có cảm giác “đơ đơ” không?
- Với những người đang ăn bình thường, canh chua, canh ngoa ngoài hàng tự nhiên bị đơ đơ, người uể oải, hơi nôn nao khó chịu nhưng không giống ngộ độc tiêu chảy. Trước khi bị thế sẽ không ai nghĩ là do mì chính, phải bị rồi mới nghĩ tơi mì chính. Vậy nguyên nhân bị là gì? Để gây nên một hiện tượng giống nhau như thế, chất gì làm điều đó (Canh chua, canh thịt... không có hành the, để loại trừ trường hợp ăn bún, phở nghi do hành the nên có các triệu chứng uể oải, đau đầu...)
-Ăn mì chính lượng bao nhiêu thì đủ? Có ai thử nghiệm ăn nhiều hơn, vượt tất cả các tiêu chuẩn để xem tác dụng phụ giống như tác dụng phụ của thuốc chưa?”
Bình luận này nhận được rất nhiều sự quan tâm của các thành viên trong diễn đàn. Thực chất người dùng vẫn chưa có câu trả lời đích xác về nguyên nhân ăn các món ăn nêm nếm gia vị ngoài hàng quán gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, uể oải trên.
Không loại trừ nguyên nhân mì chính giả, hay một số người có cơ địa quá mẫn cảm với lượng lớn bột ngọt được sử dụng trong các món ăn đường phố hoặc do yếu tố tâm lý ở người sử dụng sau khi nghe nhiều thông tin không hay về bột ngọt.
Bột ngọt được nhiều tổ chức y tế và sức khỏe uy tín trên thế giới như JECFA - Ủy ban các Chuyên gia về phụ gia thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông của Liên Hiệp Quốc (FAO); EC/SCF - Ủy ban Khoa học Thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu); FDA - Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ... đã kết luận bột ngọt là một gia vị an toàn đối với cả người lớn và trẻ em với liều dùng hằng ngày không xác định (lượng dùng tùy theo sở thích và khẩu vị)...
Theo một số chuyên gia y tế trong nước, thì nhiều tổ chức y tế và sức khỏe như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) chứng nhận mì chính an toàn. Tại Việt Nam, mì chính được Bộ Y tế xếp vào danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.
Hiện tượng một số người ăn mì chính cảm thấy mỏi gáy, lạnh sống lưng… trước hết cần loại trừ nguyên nhân khác trùng lắp như cơ thể đang mệt, bị nhiễm siêu vi, dị ứng với các thành phần khác trong thức ăn có nêm mì chính… nếu không tìm thấy nguyên nhân hoặc cùng loại thức ăn đó nhưng không cho mì chính thì không bị thì có thể nghi ngờ cơ thể nhay cảm với mì chính, khi đó khắc phục bằng cách tránh sử dụng mì chính trong chế biến thực phẩm.
Video: Ăn thực phẩm còn thừa sau Tết, nguy cơ ngộ độc chết người
Bình luận