Đầu năm, một lãnh đạo cao cấp của Liên đoàn bóng đá Việt Nam - dự kiến sẽ rời VFF sau Đại hội vào tháng 6 tới – đã mở lòng bày tỏ một cách thật thà rằng: “Nhiều đơn vị mời tôi về là giám đốc điều hành hoặc giám đốc đối ngoại” nhưng “thật lòng tôi vẫn thích được tiếp tục cống hiến cho bóng đá nước nhà”.
Và người hâm mộ lo, lo cho sức khỏe của lãnh đạo VFF và cũng có lo cho cả số phận doanh nghiệp định mời ông về làm CEO. Có người nói vui rằng nếu nhìn vào thực trạng của Vi-Ép-Ép thì một số tập đoàn Vina "gì đó" mời về làm CEO là hợp mọi nhẽ. Ít ra thì VFF với mấy cái Vina kia cũng có cùng họ... Vi cả.
Nhưng lại nghịch lý ở chỗ, người đáng nghỉ vì tuổi đã cao, sức đã yếu thì nhiều nơi mời chào về để "bóc lột sức lao động" còn thanh niên trẻ khỏe, thậm chí cầu thủ gắn mác tuyển thủ hẳn hoi dư sức để chơi bóng thì lại đang rơi vào hoàn cảnh... thất nghiệp.
Đúng là ở trên cao thì thấy cái gì cũng dễ dàng thật.
Nghịch lý ấy, với nhiều cầu thủ bị khoác cái tên là "bi kịch". Một ông lãnh đạo khác ở VFF khi nói về trường hợp Lê Công Vinh thì thản nhiên đến lạnh lùng: "Tôi rất đau với câu chuyện này vì Công Vinh là một tài năng bóng đá, anh phải có CLB để chứng minh năng lực của mình. Đó đúng là một bi kịch.
Bi kịch của Công Vinh đã phản ánh một mặt nào đó sự khiên cưỡng và bất cập trong các quy định quản lý và chuyển nhượng cầu thủ của VFF. Tôi nghĩ VFF cần có những quy định và nội dung mới phù hợp với tình hình hiện tại của bóng đá VN".
Nhưng cuối cùng ông chốt: "Tuy nhiên, trong tình hình khó khăn chung, Công Vinh cũng cần nhìn lại một chút là liệu giá của anh đưa ra có cao quá không và liệu anh còn sung sức như thời đỉnh cao phong độ không?"
Vậy là cái bi kịch thất nghiệp mà cầu thủ phải gánh do chính cầu thủ đấy nhé chứ không phải cốt lõi vấn đề là do cái ông được "nhiều doanh nghiệp mời về làm CEO" kia.
Túm lại là cầu thủ có sao là do cơ chế, còn quan chức thì kiểu gì cũng... có ghế. Mùa xuân nhiều nơi có trò chơi đánh đu mà cụ Hồ Xuân Hương tả: "Trai cong gối hạc..."
Bây giờ, nghe quan chức VFF ngửa lòng mà cứ ngỡ họ đang đánh đu.
Thời buổi này, người thật thà đã hiếm, người nghỉ hưu vài năm vẫn cảm thấy “còn sức khỏe và nhiệt huyết làm việc… còn đáng quý hơn.
Đúng là mừng thật. Đại để là lãnh đạo VFF thì không sợ thiếu việc làm ngay cả khi đã hưu. Mấy doanh nghiệp làm cả công văn tới VFF đề nghị lãnh đạo VFF về làm CEO có khi phải xem lại luật lao động xem mình có vi phạm gì không. Người ta cống hiến cả đời rồi, giờ muốn nghỉ cũng không được, định vắt sức thêm nữa hay sao?
Công Vinh thất nghiệp- chủ tịch Hỷ bó tay? |
Và người hâm mộ lo, lo cho sức khỏe của lãnh đạo VFF và cũng có lo cho cả số phận doanh nghiệp định mời ông về làm CEO. Có người nói vui rằng nếu nhìn vào thực trạng của Vi-Ép-Ép thì một số tập đoàn Vina "gì đó" mời về làm CEO là hợp mọi nhẽ. Ít ra thì VFF với mấy cái Vina kia cũng có cùng họ... Vi cả.
Nhưng lại nghịch lý ở chỗ, người đáng nghỉ vì tuổi đã cao, sức đã yếu thì nhiều nơi mời chào về để "bóc lột sức lao động" còn thanh niên trẻ khỏe, thậm chí cầu thủ gắn mác tuyển thủ hẳn hoi dư sức để chơi bóng thì lại đang rơi vào hoàn cảnh... thất nghiệp.
Đúng là ở trên cao thì thấy cái gì cũng dễ dàng thật.
Nghịch lý ấy, với nhiều cầu thủ bị khoác cái tên là "bi kịch". Một ông lãnh đạo khác ở VFF khi nói về trường hợp Lê Công Vinh thì thản nhiên đến lạnh lùng: "Tôi rất đau với câu chuyện này vì Công Vinh là một tài năng bóng đá, anh phải có CLB để chứng minh năng lực của mình. Đó đúng là một bi kịch.
Bi kịch của Công Vinh đã phản ánh một mặt nào đó sự khiên cưỡng và bất cập trong các quy định quản lý và chuyển nhượng cầu thủ của VFF. Tôi nghĩ VFF cần có những quy định và nội dung mới phù hợp với tình hình hiện tại của bóng đá VN".
Nhưng cuối cùng ông chốt: "Tuy nhiên, trong tình hình khó khăn chung, Công Vinh cũng cần nhìn lại một chút là liệu giá của anh đưa ra có cao quá không và liệu anh còn sung sức như thời đỉnh cao phong độ không?"
Vậy là cái bi kịch thất nghiệp mà cầu thủ phải gánh do chính cầu thủ đấy nhé chứ không phải cốt lõi vấn đề là do cái ông được "nhiều doanh nghiệp mời về làm CEO" kia.
Túm lại là cầu thủ có sao là do cơ chế, còn quan chức thì kiểu gì cũng... có ghế. Mùa xuân nhiều nơi có trò chơi đánh đu mà cụ Hồ Xuân Hương tả: "Trai cong gối hạc..."
Bây giờ, nghe quan chức VFF ngửa lòng mà cứ ngỡ họ đang đánh đu.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận