Thịt gà nhiều chất béo, vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt, giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng, dễ hấp thu và tiêu hóa. Nhiều người cho rằng khi ăn gà thì "nhất thủ nhì vĩ", tức quý nhất là đầu, thứ hai phao câu. Tuy nhiên, bộ phận này tồn trữ nhiều chất độc, vi khuẩn, không phù hợp với người tiêu hóa kém, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Một số bộ phận khác như da gà chứa lượng cholesterol cao cũng không nên ăn nhiều. Trẻ có thể bị ho, dị ứng, ngứa ngáy khi ăn da gà. Phần cổ gà ít thịt, có thể chứa chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại, không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao. Đây cũng là bộ phận dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn nội tạng của gà.
Những người bị gan, có bệnh lý tiêu hóa như khó tiêu, táo bón cũng nên ăn nhiều. Người mắc bệnh tim mạch tránh ăn da và lòng đỏ trứng do chứa nhiều chất béo.
Thịt gà tính ấm, chế biến các món ăn tẩm bổ như hầm, cháo, canh, dùng để bồi bổ, tăng cường sức khỏe cho người bệnh, đau ốm. Thịt gà giàu phốt pho sẽ giúp hỗ trợ xương, răng phát triển, chắc, khỏe, phù hợp với người muốn giảm cân.
Ngoài ra, tùy thuộc vào cách chế biến, món ăn có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ, thịt gà rán khó tiêu, khi luộc hoặc nấu cháo ninh nhừ lại tốt cho tiêu hóa, phù hợp người bị ốm, mệt. Tùy vào sở thích, nhu cầu cá nhân, bạn có thể lựa chọn và chế biến món ăn ngon, tốt cho sức khỏe.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc "Có nên cho trẻ ăn phao câu gà". Hy vọng bạn sẽ sử dụng thực phẩm này một cách khoa học để không ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Bình luận