(VTC News) – Theo chị Minh, phụ nữ uống nấm hết pì lìn dài ngày, thấy sạch nám da và điều tế nhị nữa, là sẽ hứng thú và mạnh mẽ với việc yêu đương.
Sau khi Báo điện tử VTC News, đăng loạt bài đi tìm loài nấm lạ hình “của quý”, mà lương y Phạm Văn Thanh (Lào Cai), gọi là nấm ngọc cẩu, thì cô giáo Hoàng Thị Tuyết Minh (Trường mầm non Chiềng Kheo, Mai Sơn, Sơn La), đã liên lạc đến tòa soạn, cung cấp một số thông tin thú vị về loài nấm lạ này.
Phóng viên Báo điện tử VTC News đã tìm gặp cô giáo Hoàng Thị Tuyết Minh, để tìm hiểu thêm về loài nấm mà bạn đọc cả nước đang rất quan tâm.
Cô giáo Minh rất niềm nở, dễ gần. Căn nhà nhỏ, mặc dù chất đầy thuốc, song vẫn sạch sẽ, ngăn nắp. Nhìn tấm ảnh hai người phụ nữ treo trên tường, tôi ngỡ hai chị em chụp chung, hóa ra, là hai mẹ con chị Minh. Thật khó có thể tin, cô giáo miền núi xinh xắn, trắng trẻo, trước mặt chúng tôi đã ngoài 40 tuổi và có con gái học đại học.
Cô Minh tủm tỉm bảo: “Nhờ những củ nấm đấy. Người Dao đỏ ở Lào Cai gọi là nấm ngọc cẩu, nhưng người Thái ở Sơn La gọi là hết pì lìn, hoặc má pì lìn. Cũng có một số người Thái biết đến loài nấm này, vì nó mọc ở trong rừng vào mùa mưa, nhưng chỉ các thầy thuốc mới biết dùng nó cho các bài thuốc mà thôi”.
Theo cô giáo Hoàng Thị Tuyết Minh, bố cô là một thầy thuốc có tiếng của người Thái ở vùng Hát Lót. Xưa kia, người dân trong vùng có bệnh, đều tìm đến nhờ ông bốc thuốc. Ông cụ khá nổi tiếng với các bài thuốc liên quan đến bệnh xương khớp.
Trong số những người con, thì chỉ có chị Minh, dù theo nghề giáo, song vẫn yêu thích nghề thuốc, nên chịu khó học tập. Từ ngày còn bé xíu, chị đã theo ông lên quả đồi phía sau nhà, rồi đi sâu vào trong rừng để hái thuốc.
Hồi nhỏ, chị rất thích hái nấm. Những củ nấm như những cái ô, trồi lên khỏi mặt đất, sặc sỡ nhiều màu rất hấp dẫn chị.
Trong rừng có nhiều loại nấm, nhưng không phải nấm nào cũng dùng được. Có loại nấm chỉ để ăn như rau, có loại nấm làm thuốc, nhưng có loại nấm cực độc, chỉ ăn một lát, có thể chết người. Vì thế, bố chị thường chỉ dạy cho chị rất kỹ càng về các loại nấm.
Trong số cả trăm loài nấm chị học được, thì chị rất ấn tượng với nấm hết pì lìn. Tiếng Thái dịch ra, có nghĩa là nấm hoa chuối đất. Theo chị, sở dĩ, người Thái gọi thế, vì trông quả nấm, trong giai đoạn sắp ra hoa khá giống với hoa chuối và cũng có màu đỏ.
Bố chị thường sử dụng nấm hết pì lìn trong các bài thuốc bổ cho cả nam và nữ, gồm cả sắc uống và ngâm rượu. Đặc biệt, phụ nữ sau khi sinh, thường được ông cho dùng nấm hết pì lìn.
Từ xưa đến nay, phụ nữ Thái, sau khi sinh, thường tìm đến nhờ ông bốc thuốc, và gọi đó là thang thuốc bổ máu.
Bản thân chị Minh cũng không nắm rõ hoạt chất của nấm hết pì lìn. Tuy nhiên, qua bao năm dùng loại nấm này, chị nhận thấy, nấm có tác dụng tăng cường thể lực cho cả phụ nữ lẫn đàn ông.
Đặc biệt, phụ nữ uống nấm hết pì lìn dài ngày, thấy huyết áp bình ổn, sạch nám da và điều tế nhị nữa, là sẽ hứng thú và mạnh mẽ với việc yêu đương.
Còn đàn ông, ngoài việc sử dụng nấm hết pì lìn trong các bài thuốc, thì thường phối hợp với các cây thuốc khác để ngâm rượu uống, nhằm tăng cường sinh lực, chữa rối loạn cương dương, liệt dương, yếu sinh lý.
Thuốc ngâm rượu bổ dương cho đàn ông, mà bố cô giáo Minh truyền lại, bây giờ chị vẫn làm cho mọi người gồm khúc khắc, ba trành, y tú lán, trai co lạn, kíp cong... và thành phần chính là nấm hết pì lìn.
Để có nấm hết pì lìn, vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, khi mùa mưa vừa hết, cô giáo Minh phải trực tiếp vào rừng thu hái. Thân gái, nhưng nhiều dãy núi cao như Mường Hung (thuộc huyện sông Mã và Sốp Cộp), rồi dãy núi U Bò (Bắc Yên, Phù Yên), chị đều đã đặt chân đến để tìm loài nấm quý hết pì lìn.
Theo chị Minh, chị đã có tới 30 năm đi rừng tìm nấm và hái thuốc, tiếp tục công việc bốc thuốc cứu người do bố truyền lại.
Mặc dù rất bận rộn, song cô giáo Minh không dám thuê người đi lấy nấm, bởi loài nấm này có màu sắc sặc sỡ, rất dễ lẫn với các loại nấm độc. Chỉ khi chị tự tay đào nấm, mang nấm về, mới dám chế biến thành thuốc cho người dùng.
Theo cô giáo Minh, mặc dù gọi là nấm, song hết pì lìn thực ra không phải nấm thực sự, nó giống một loài ký sinh thân thảo. Tuy nhiên, từ đời xưa đã gọi là nấm, nên đành phải gọi theo.
Loài nấm hết pì lìn ký sinh trên một số loại rễ cây mọc sâu dưới đất. Phần củ nằm dưới đất và chỉ nhô thân nấm lên khỏi mặt đất vào mùa mưa. Lúc đó, người thu hái mới phát hiện được chúng.
Những người có kinh nghiệm, chỉ cần biết khu rừng nào có loài cây đó, thì nhiều khả năng sẽ xuất hiện nấm hết pì lìn vào mùa mưa.
Loài nấm này có chiều cao tối đa lên tới 30cm. Giá trị dược liệu tốt nhất của nấm nằm ở phần cục thịt nhô lên khỏi mặt đất. Cũng theo cô giáo Minh, nấm ở càng cao, càng có nhiều giá trị dược liệu.
Còn tiếp...
Phong Nguyệt
Sau khi Báo điện tử VTC News, đăng loạt bài đi tìm loài nấm lạ hình “của quý”, mà lương y Phạm Văn Thanh (Lào Cai), gọi là nấm ngọc cẩu, thì cô giáo Hoàng Thị Tuyết Minh (Trường mầm non Chiềng Kheo, Mai Sơn, Sơn La), đã liên lạc đến tòa soạn, cung cấp một số thông tin thú vị về loài nấm lạ này.
Phóng viên Báo điện tử VTC News đã tìm gặp cô giáo Hoàng Thị Tuyết Minh, để tìm hiểu thêm về loài nấm mà bạn đọc cả nước đang rất quan tâm.
Cô giáo Minh rất niềm nở, dễ gần. Căn nhà nhỏ, mặc dù chất đầy thuốc, song vẫn sạch sẽ, ngăn nắp. Nhìn tấm ảnh hai người phụ nữ treo trên tường, tôi ngỡ hai chị em chụp chung, hóa ra, là hai mẹ con chị Minh. Thật khó có thể tin, cô giáo miền núi xinh xắn, trắng trẻo, trước mặt chúng tôi đã ngoài 40 tuổi và có con gái học đại học.
Cô giáo Hoàng Thị Tuyết Minh trực tiếp đi hái nấm hết pì lìn trong rừng |
Theo cô giáo Hoàng Thị Tuyết Minh, bố cô là một thầy thuốc có tiếng của người Thái ở vùng Hát Lót. Xưa kia, người dân trong vùng có bệnh, đều tìm đến nhờ ông bốc thuốc. Ông cụ khá nổi tiếng với các bài thuốc liên quan đến bệnh xương khớp.
Trong số những người con, thì chỉ có chị Minh, dù theo nghề giáo, song vẫn yêu thích nghề thuốc, nên chịu khó học tập. Từ ngày còn bé xíu, chị đã theo ông lên quả đồi phía sau nhà, rồi đi sâu vào trong rừng để hái thuốc.
Nấm ngọc cẩu có hình của quý |
Trong số cả trăm loài nấm chị học được, thì chị rất ấn tượng với nấm hết pì lìn. Tiếng Thái dịch ra, có nghĩa là nấm hoa chuối đất. Theo chị, sở dĩ, người Thái gọi thế, vì trông quả nấm, trong giai đoạn sắp ra hoa khá giống với hoa chuối và cũng có màu đỏ.
Bố chị thường sử dụng nấm hết pì lìn trong các bài thuốc bổ cho cả nam và nữ, gồm cả sắc uống và ngâm rượu. Đặc biệt, phụ nữ sau khi sinh, thường được ông cho dùng nấm hết pì lìn.
Từ xưa đến nay, phụ nữ Thái, sau khi sinh, thường tìm đến nhờ ông bốc thuốc, và gọi đó là thang thuốc bổ máu.
Theo lương y Phạm Văn Thanh, không phải loại nấm ngọc cẩu nào, mọc ở đâu cũng có dược tính cao |
Đặc biệt, phụ nữ uống nấm hết pì lìn dài ngày, thấy huyết áp bình ổn, sạch nám da và điều tế nhị nữa, là sẽ hứng thú và mạnh mẽ với việc yêu đương.
Video: Cây nấm khổng lồ hiếm thấy
Còn đàn ông, ngoài việc sử dụng nấm hết pì lìn trong các bài thuốc, thì thường phối hợp với các cây thuốc khác để ngâm rượu uống, nhằm tăng cường sinh lực, chữa rối loạn cương dương, liệt dương, yếu sinh lý.
Thuốc ngâm rượu bổ dương cho đàn ông, mà bố cô giáo Minh truyền lại, bây giờ chị vẫn làm cho mọi người gồm khúc khắc, ba trành, y tú lán, trai co lạn, kíp cong... và thành phần chính là nấm hết pì lìn.
Cô giáo Minh đã có 30 năm đi rừng tìm nấm hết pì lìn |
Theo chị Minh, chị đã có tới 30 năm đi rừng tìm nấm và hái thuốc, tiếp tục công việc bốc thuốc cứu người do bố truyền lại.
Mặc dù rất bận rộn, song cô giáo Minh không dám thuê người đi lấy nấm, bởi loài nấm này có màu sắc sặc sỡ, rất dễ lẫn với các loại nấm độc. Chỉ khi chị tự tay đào nấm, mang nấm về, mới dám chế biến thành thuốc cho người dùng.
Củ nấm ngọc cẩu khổng lồ mà lương y Phạm Văn Thanh thu hái được ở Tây Côn Lĩnh |
Loài nấm hết pì lìn ký sinh trên một số loại rễ cây mọc sâu dưới đất. Phần củ nằm dưới đất và chỉ nhô thân nấm lên khỏi mặt đất vào mùa mưa. Lúc đó, người thu hái mới phát hiện được chúng.
Những người có kinh nghiệm, chỉ cần biết khu rừng nào có loài cây đó, thì nhiều khả năng sẽ xuất hiện nấm hết pì lìn vào mùa mưa.
Loài nấm này có chiều cao tối đa lên tới 30cm. Giá trị dược liệu tốt nhất của nấm nằm ở phần cục thịt nhô lên khỏi mặt đất. Cũng theo cô giáo Minh, nấm ở càng cao, càng có nhiều giá trị dược liệu.
Phong Nguyệt
Bình luận