(VTC News) - Chuyện hôn nhân lằng nhằng ấy tưởng chỉ có ở xã hội nguyên thủy, ăn hang ở hốc, lại hiện diện ở thời nay.
Kỳ 1: Lên núi cao tìm chàng trai lấy chị họ làm vợ
Chuyện hôn nhân cận huyết thì nhiều dân tộc vùng cao ở Việt Nam vẫn có. Đây đó, những cuộc hôn nhân cận huyết vẫn xảy ra, nhưng chuyện cả hai anh em lấy cả hai chị em về làm vợ thì quả là kỳ lạ.
Truyền thống gia đình kỳ lạ ấy còn được tăng thêm phần ly kỳ, khi bà nội của hai anh em nọ còn bỏ cả chồng để cưới… chú.
Chuyện hôn nhân lằng nhằng ấy tưởng chỉ có ở xã hội nguyên thủy, ăn hang ở hốc, lại hiện diện ở thời nay.
Cuối tuần, chợ phiên Bảo Lạc (Cao Bằng) người đông như nêm, buôn bán tấp nập. Đồng bào các dân tộc Mông, Lô Lô từ các bản làng đổ về chơi chợ là chính.
Các cô gái Mông, Lô Lô áo váy sắc màu xúng xính. Các chàng trai ôm theo khèn, hoặc kèn lá. Thi thoảng, xen lẫn tiếng mua bán mặc cả xì xồ, là tiếng kèn lá réo rắt, hoặc tiếng khèn ồm ồm.
Các chàng trai Mông vẫn giữ thói quen thổi kèn lá để hấp dẫn bạn tình. Xem cảnh chợ tình mộc mạc, mà thấy mùa xuân dâng đầy trong mắt.
Bà chủ quán phở chỉ trỏ cô gái má hồng đeo gùi ngô nặng trĩu trên lưng bảo: “Con bé kia mới bị kéo làm vợ, cũng ở chợ này đấy. Chuyện buồn cười là thằng em con chú lại là chồng nó. Càng buồn cười hơn, là cả hai thằng con cậu lấy cả hai đứa con bác ruột”.
Nghe chuyện bà chủ cửa hàng phở, tôi như không tin vào tai mình. Tôi tiến đến cô gái mặt non choẹt hỏi chuyện, nhưng nàng chỉ “chư pâu” (không biết).
Tôi hỏi vài câu, mặt nàng ửng hồng, rồi xấu hổ trốn đi mất. Cô gái Mông chẳng biết một từ phổ thông nào cả.
Bà chủ quán phở bảo, cứ lên bản Khâu Pầu (xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc) mà tìm, ắt sẽ thấy.
Đường vào trung tâm xã Hồng Trị dốc ngược như đường lên trời, nhưng xe đã vào được tận nơi.
Người Mông thật kỳ lạ, họ chỉ chọn những ngọn núi cao để sinh cư, dù những quả núi ấy khô khốc, dốc ngược, rất ít đất canh tác. Đất đai màu mỡ họ chẳng ở, cứ cặm cụi trồng ngô trên hốc đá đến là tội nghiệp.
Tôi rẽ vào điểm trường xã Hồng Trị, hỏi đường lên bản Khâu Pầu, cô giáo trường mầm non Lưu Thị Hường chỉ mấy chỏm nhà bé như bao diêm lấp ló trên vách núi xa tít hút bên kia thung lũng thấy thật nản.
Cô giáo Hường hỏi tôi vào nhà ai, vì cả bản Khâu Pầu có mấy hộ gia đình, cô nắm rõ cả. Tôi hỏi nhà anh em Dìa và Dờ, cô Hường bảo tôi ngồi đợi.
Cô đi ra phía sau trường một lát, thì dẫn hai thanh niên đầu tóc bơ phờ, bé choắt đến và giới thiệu đây chính là hai anh em Dìa và Dờ.
Hóa ra, hôm nay, trường mầm non huy động thanh niên, đàn ông trong xã xuống dựng nhà nội trú cho các em học sinh. Hai anh em Dìa và Dờ tòng teng khênh luồng từ đỉnh núi xuống, vừa lúc tôi đến.
Hoàng A Dìa và Hoàng A Dờ tuy nói không sõi tiếng kinh, nhưng cũng đủ để trò chuyện những câu đơn giản. Tôi hỏi: “Có đúng là hai anh em Dìa và Dờ, lấy hai chị em con bác ruột không?”. Cả Dìa và Dờ đều gật đầu.
Thấy tôi trò chuyện, chụp ảnh lia lịa, mấy đứa bé từ trong lớp học ùa ra, đến bên Dìa và Dờ. Hóa ra là mấy đứa con của Dìa. Mấy đứa trẻ bẽn lẽn, nép vào lòng bố, tròn mắt nhìn người lạ.
Hoàng A Dìa sinh năm 1990, năm nay 24 tuổi. Ở dưới xuôi, tuổi này lấy vợ vẫn còn hơi sớm, nhưng Dìa thì đã… 4 con. Dìa cưới vợ năm 2006, khi mới tròn 16 tuổi.
Dìa bảo: “Ở bản, mình lấy vợ năm 16 tuổi là vừa rồi. Tính ra, thì cũng hơi muộn một tí. Mấy đứa bạn mình toàn lấy vợ năm 13 hoặc 14 tuổi thôi. Mình tự do lấy vợ, lấy vì yêu nhau, chứ không phải vì bố mẹ cưỡng ép đâu. Ở bản mình, bố mẹ toàn cưới vợ cho hồi còn bé tí à”.
Tôi hỏi Hoàng A Dìa: “Nghe người dưới huyện đồn nhiều lắm. Ai cũng khẳng định Dìa lấy con gái của bác ruột. Mình không tin lắm, nên phải tìm lên tận đây để hỏi cho kỹ?”.
Dìa hồn nhiên: “Chuyện mình lấy vợ có gì đâu mà nổi tiếng thế nhà báo? Mình lấy vợ cũng bình thường thôi mà. Yêu nhau, thích nhau thì cứ lấy thôi. Họ bảo vợ mình là con gái của bác mình là đúng đấy. Mẹ vợ mình cũng là chị gái, chị ruột của bố mình mà”.
Tôi hỏi vặn đi, vòng lại mấy lần, Dìa và Dờ đều khẳng định như vậy, thì đúng là chắc chắn tìm đúng người rồi.
Vậy là tôi đã gặp được chàng trai cưới chị họ của mình. Và điều kỳ cục nữa, là cậu em ruột của Dìa cũng cưới luôn em vợ của Dìa. Câu chuyện hôn nhân quanh gia đình này cứ như thể ở thế giới xa xăm nào đó.
Còn tiếp…
Dương Phạm – Phong Nguyệt
Kỳ 1: Lên núi cao tìm chàng trai lấy chị họ làm vợ
Chuyện hôn nhân cận huyết thì nhiều dân tộc vùng cao ở Việt Nam vẫn có. Đây đó, những cuộc hôn nhân cận huyết vẫn xảy ra, nhưng chuyện cả hai anh em lấy cả hai chị em về làm vợ thì quả là kỳ lạ.
Truyền thống gia đình kỳ lạ ấy còn được tăng thêm phần ly kỳ, khi bà nội của hai anh em nọ còn bỏ cả chồng để cưới… chú.
Chuyện hôn nhân lằng nhằng ấy tưởng chỉ có ở xã hội nguyên thủy, ăn hang ở hốc, lại hiện diện ở thời nay.
Cuối tuần, chợ phiên Bảo Lạc (Cao Bằng) người đông như nêm, buôn bán tấp nập. Đồng bào các dân tộc Mông, Lô Lô từ các bản làng đổ về chơi chợ là chính.
Các cô gái Mông, Lô Lô áo váy sắc màu xúng xính. Các chàng trai ôm theo khèn, hoặc kèn lá. Thi thoảng, xen lẫn tiếng mua bán mặc cả xì xồ, là tiếng kèn lá réo rắt, hoặc tiếng khèn ồm ồm.
Các chàng trai Mông vẫn giữ thói quen thổi kèn lá để hấp dẫn bạn tình. Xem cảnh chợ tình mộc mạc, mà thấy mùa xuân dâng đầy trong mắt.
Tác giả trò chuyện với hai anh em Dìa và Dờ. Hai anh em cưới hai chị em con bác ruột. |
Nghe chuyện bà chủ cửa hàng phở, tôi như không tin vào tai mình. Tôi tiến đến cô gái mặt non choẹt hỏi chuyện, nhưng nàng chỉ “chư pâu” (không biết).
Tôi hỏi vài câu, mặt nàng ửng hồng, rồi xấu hổ trốn đi mất. Cô gái Mông chẳng biết một từ phổ thông nào cả.
Bà chủ quán phở bảo, cứ lên bản Khâu Pầu (xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc) mà tìm, ắt sẽ thấy.
Đường vào trung tâm xã Hồng Trị dốc ngược như đường lên trời, nhưng xe đã vào được tận nơi.
Người Mông thật kỳ lạ, họ chỉ chọn những ngọn núi cao để sinh cư, dù những quả núi ấy khô khốc, dốc ngược, rất ít đất canh tác. Đất đai màu mỡ họ chẳng ở, cứ cặm cụi trồng ngô trên hốc đá đến là tội nghiệp.
Tôi rẽ vào điểm trường xã Hồng Trị, hỏi đường lên bản Khâu Pầu, cô giáo trường mầm non Lưu Thị Hường chỉ mấy chỏm nhà bé như bao diêm lấp ló trên vách núi xa tít hút bên kia thung lũng thấy thật nản.
Cô giáo Hường hỏi tôi vào nhà ai, vì cả bản Khâu Pầu có mấy hộ gia đình, cô nắm rõ cả. Tôi hỏi nhà anh em Dìa và Dờ, cô Hường bảo tôi ngồi đợi.
Hoàng A Dìa |
Hóa ra, hôm nay, trường mầm non huy động thanh niên, đàn ông trong xã xuống dựng nhà nội trú cho các em học sinh. Hai anh em Dìa và Dờ tòng teng khênh luồng từ đỉnh núi xuống, vừa lúc tôi đến.
Hoàng A Dìa và Hoàng A Dờ tuy nói không sõi tiếng kinh, nhưng cũng đủ để trò chuyện những câu đơn giản. Tôi hỏi: “Có đúng là hai anh em Dìa và Dờ, lấy hai chị em con bác ruột không?”. Cả Dìa và Dờ đều gật đầu.
Thấy tôi trò chuyện, chụp ảnh lia lịa, mấy đứa bé từ trong lớp học ùa ra, đến bên Dìa và Dờ. Hóa ra là mấy đứa con của Dìa. Mấy đứa trẻ bẽn lẽn, nép vào lòng bố, tròn mắt nhìn người lạ.
Hoàng A Dìa và những đứa con với chị họ |
Dìa bảo: “Ở bản, mình lấy vợ năm 16 tuổi là vừa rồi. Tính ra, thì cũng hơi muộn một tí. Mấy đứa bạn mình toàn lấy vợ năm 13 hoặc 14 tuổi thôi. Mình tự do lấy vợ, lấy vì yêu nhau, chứ không phải vì bố mẹ cưỡng ép đâu. Ở bản mình, bố mẹ toàn cưới vợ cho hồi còn bé tí à”.
Tôi hỏi Hoàng A Dìa: “Nghe người dưới huyện đồn nhiều lắm. Ai cũng khẳng định Dìa lấy con gái của bác ruột. Mình không tin lắm, nên phải tìm lên tận đây để hỏi cho kỹ?”.
Dìa hồn nhiên: “Chuyện mình lấy vợ có gì đâu mà nổi tiếng thế nhà báo? Mình lấy vợ cũng bình thường thôi mà. Yêu nhau, thích nhau thì cứ lấy thôi. Họ bảo vợ mình là con gái của bác mình là đúng đấy. Mẹ vợ mình cũng là chị gái, chị ruột của bố mình mà”.
Tôi hỏi vặn đi, vòng lại mấy lần, Dìa và Dờ đều khẳng định như vậy, thì đúng là chắc chắn tìm đúng người rồi.
Vậy là tôi đã gặp được chàng trai cưới chị họ của mình. Và điều kỳ cục nữa, là cậu em ruột của Dìa cũng cưới luôn em vợ của Dìa. Câu chuyện hôn nhân quanh gia đình này cứ như thể ở thế giới xa xăm nào đó.
Còn tiếp…
Dương Phạm – Phong Nguyệt
Bình luận