(VTC News) - Có hàng chục sinh mạng ngư dân nằm lại giữa biển cả vì… mìn.
Kỳ 1: Tan xác giữa biển
Tôi ra đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đúng ngày biển động. Tàu thuyền không ra khơi mà neo đậu đầy quanh đảo. Đó cũng là ngày giỗ anh Phùng Văn Toàn, ở xã An Hải.
Ngôi nhà nhỏ của gia đình anh Toàn nằm chênh vênh trên một đụn cát, bốn bề là những ruộng tỏi. Vợ anh Toàn, chị Bùi Thị Xuân, người đàn bà có dáng người khô quắt, rơm rớm nước mắt thắp hương trên bàn thờ chồng.
Anh Toàn là trụ cột gia đình. Anh mất đi, bao nhiêu lo toan đổ hết lên vai chị. Mình chị nuôi 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn.
Nhìn quanh quất trong nhà, thấy gia sản quý nhất là chiếc tủ đựng vỏ ốc, là những kỷ niệm anh Toàn nhặt được trong những chuyến đi biển dài ngày. 4 mẹ con trông vào 2 sào ruộng toàn cát trắng phau trồng tỏi.
Từ ngày anh mất, làng xóm cho gì thì ăn vậy. Chiếc cong đựng gạo trong buồng lúc nào cũng trống trơn.
Trong những ngày giỗ anh Toàn, thường có đông đủ những người cùng đi trên chuyến tàu định mệnh đó. Họ ngồi lặng lẽ bên bàn thờ anh uống rượu suông.
Trên những khuôn mặt nắng gió rám sạm kia vẫn còn hằn in nét sợ hãi và một nỗi buồn man mác.
Trong hồ sơ của Công an huyện Lý Sơn, những thủy thủ trên con tàu ấy đều khai rằng: Anh Toàn và anh H. đang lặn mò ốc thì lượm được một vật gì đó. Do anh tò mò tháo dỡ vật lạ, nên vật đó nổ. Anh Toàn vỡ ngực chết tại chỗ, anh H bị thương.
Người chết thì đã chết rồi. Những ngư dân này khai thế nào thì biết vậy. Hiện trường là mênh mông biển cả, biết điều tra thế nào.
Trước linh hồn anh Toàn, anh H. không nén nổi nỗi buồn nên bật khóc. Nhấp mấy chén rượu, anh chẳng giữ bí mật riêng ấy nữa, mà kể rành rọt chuyến ra khơi định mệnh.
Đêm ấy trúng rằm, trăng dát ánh vàng trên bãi biển Lý Sơn. Đồng hồ chỉ 11 giờ đêm. Đúng thời khắc đó, toàn bộ đảo Lý Sơn mất điện (khi đó đảo Lý Sơn vẫn dùng điện máy phát).
Phùng Văn Toàn, anh H., cùng 10 thủy thủ nữa lặng lẽ lên con tàu 110 CV (mã lực) nổ máy hướng ra biển cả. Con tàu trị giá 300 triệu này là cổ phần của hơn chục con người, trong đó, có cả vốn của anh Toàn.
Con tàu chở theo 500 cây đá, với trọng lượng 35kg/cây, 5.000 lít dầu, cưỡi sóng phăm phăm khoảng nửa giờ thì rà máy dừng lại. Chiếc neo được thả xuống.
H. mặc bộ đồ lặn chất liệu thun bó sát người, đeo kính, ngậm ống cao su, cầm theo đèn pin 3 cục bọc nilon chống nước rồi ngả người rơi tõm xuống biển.
Chừng 15 phút sau, dây cao su giật mạnh. Mọi người thở phào. Ai nấy mặt mũi dãn ra. Một sợi dây thừng buộc theo hòn đá được thả xuống.
Nhận ám hiệu, họ kéo lên những bọc nilon to tướng. Trong những bọc nilon đó, toàn là thuốc nổ và kíp mìn, trị giá mấy chục triệu bạc.
Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng số lượng, chất lượng thuốc nổ, họ tiếp tục bọc lại, buộc vào thừng rồi thả xuống biển. Đầu dây cột vào be tàu rồi chạy tiếp. Nếu xuất hiện lực lượng tuần tra, chỉ cần dùng dao chém đứt dây là thoát.
Con tàu chạy một mạch 3 ngày 3 đêm thì đến vùng biển giáp quần đảo Trường Sa. Đây là vùng biển có trữ lượng cá lớn nhất nên đánh mìn rất hiệu quả.
Đến ngư trường, mọi người kéo những bao thuốc nổ lên, hì hục nhồi thuốc vào các vỏ lon. Những lon “bò húc”, Cocacola, được dùng làm “bom con”, loại lon đựng dầu nhớt, sữa bột cho trẻ em chứa 1kg thuốc nổ gọi là “bom trung”. Còn chiếc thùng sơn chứa 30kg thuốc là “bom mẹ”.
Họ chỉ sử dụng “bom mẹ” khi trúng đàn cá cực lớn. Nếu không gặp được đàn cá lớn thì tiếp tục san thuốc nổ ra làm “bom con” và “bom trung” để “bùm” là đủ.
Những lon thuốc này được cắm sẵn kíp nổ. Dây cháy chậm sẽ được dùng trong lúc quan sát đàn cá. Tùy mực nước sâu cạn mà dùng dây cháy ngắn hay dài.
Tàu được trang bị máy tầm ngư. Chạy một lát thì máy tầm ngư báo hiệu phía trước có đàn cá.
Những chiếc thuyền thúng được được thả xuống tứ phía. Mỗi thúng có 3 người, một làm nhiệm vụ quan sát, một người chèo thuyền, một người sử dụng thuốc nổ.
Đám ngư dân quan sát luồng cá bằng mắt thường, ống nhòm, hoặc đeo kính lặn xuống biển. Ở vùng biển này nước trong vắt nên có thể nhìn được rất xa.
Hôm đó, thuyền trưởng Phùng Văn Toàn cùng H. và một người nữa xuống một chiếc thúng.
Anh Toàn phụ trách ném mìn, H. tìm luồng cá. H. nhảy xuống biển. Anh Toàn ngồi giữa thúng hút thuốc, tàn bay lả tả trên đống “bom”. Con tàu chạy rà rà giữ tầm nhìn với những chiếc thuyền thúng.
Dò cá chừng 15 phút sau, H. ngoi lên mặt biển ra ám hiệu gặp đàn cá. Hiểu ý, anh Toàn chọn chiếc dây cháy chậm dài chừng ngón tay cắm vào trái “bom trung”, rồi châm vào điếu thuốc đang đỏ lừ trên miệng.
Một tiếng nổ trầm đục vang lên từ lòng biển. Cột nước bắn lên chừng chục mét, mặt nước tạo xoáy tròn lan rộng dần, chiếc thúng chao đảo.
Vài giây sau, cá bắt đầu nổi bụng trắng mặt biển trong đường kính 50-60m. Đủ các loại cá nục, thu, chình, ngừ, nụ, mú. Có con bằng ngón tay, có con dài cả sải.
Đúng lúc đó thì tàu chạy đến, những cái vợt miệng rộng, cán dài túa ra 4 phía vớt luôn tay. Vài ông hứng chí vác vợt lớn nhảy xuống biển khua ngập hết vợt lớn đến vợt bé, đổ đầy ắp cả thuyền thúng.
Những con cá ở “điểm 0” vỡ nát tanh bành, máu đỏ lòm cả mặt biển. Đám thủy thủ lựa những con nát quá ném lại cho biển cả. Chỉ một quả “bom trung”, trị giá vài trăm ngàn đồng, đã thu được mấy tạ cá.
Suốt buổi đó, con tàu và đám ngư dân quần nát bãi san hô giữa đại dương. Đám thợ lặn cứ úp mặt xuống nước một lát lại trồi lên ra hiệu. Những trái “bom” liên tiếp được tung xuống, cá cứ đầy thêm, dìm thành tàu sâu xuống mặt nước biển.
14 giờ chiều, khi con tàu đã đầy ắp cá, khi trên thúng của anh Toàn chỉ còn quả “bom con” duy nhất, thì cũng là lúc biển “đòi nợ máu”.
Sau khi lặn xuống những rạn san hô, H. trồi lên ra hiệu dùng nốt quả “bom con” để “gọi” mấy chú cá mú đắt tiền đang trốn trong hang trồi lên mặt biển.
Vẫn bình tĩnh như mọi lần, anh Toàn bấm dây cháy chậm chừng gang tay, cắm vào quả “bom”, rồi châm ngòi vào điếu thuốc đỏ lừ lập bập trên môi.
Dây cháy chậm nhả khói xanh, bốc mùi khét lẹt. Khi anh Toàn chuẩn bị tung “bom” xuống biển, thì không thấy phụt khói nữa.
Nghĩ dây cháy chậm chất lượng kém, tắt lửa giữa chừng nên quẳng quả “bom” xuống thúng, ra hiệu cho tàu chạy lại chuyển xuống dây cháy chậm khác.
Khi con tàu đang phom phom chạy đến, khi H. đang bơi lại gần, cách thúng vài sải tay thì… đoàng… Một tiếng nổ vang trời, khói lửa mù mịt. Chiếc thúng tan tác. Thân thể, xương thịt anh Toàn vung vãi trên mặt biển. Anh H. bị sức ép của quả “bom” cũng nổi lềnh phềnh.
Chị Bùi Thị Xuân khóc ngất suốt 3 ngày 3 đêm bên bãi biển mới nhận được xác chồng. Chị không còn nhận ra anh với cái hình hài bị trúng bom ở “điểm 0” nữa.
Trong kho ướp lạnh của con tàu đầy ắp cá hôm đó, có cả xác của chồng chị…
Còn tiếp...
Dương Phạm
Kỳ 1: Tan xác giữa biển
Tôi ra đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đúng ngày biển động. Tàu thuyền không ra khơi mà neo đậu đầy quanh đảo. Đó cũng là ngày giỗ anh Phùng Văn Toàn, ở xã An Hải.
Ngôi nhà nhỏ của gia đình anh Toàn nằm chênh vênh trên một đụn cát, bốn bề là những ruộng tỏi. Vợ anh Toàn, chị Bùi Thị Xuân, người đàn bà có dáng người khô quắt, rơm rớm nước mắt thắp hương trên bàn thờ chồng.
Anh Toàn là trụ cột gia đình. Anh mất đi, bao nhiêu lo toan đổ hết lên vai chị. Mình chị nuôi 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn.
Nhìn quanh quất trong nhà, thấy gia sản quý nhất là chiếc tủ đựng vỏ ốc, là những kỷ niệm anh Toàn nhặt được trong những chuyến đi biển dài ngày. 4 mẹ con trông vào 2 sào ruộng toàn cát trắng phau trồng tỏi.
Bàn thờ anh Toàn |
Trong những ngày giỗ anh Toàn, thường có đông đủ những người cùng đi trên chuyến tàu định mệnh đó. Họ ngồi lặng lẽ bên bàn thờ anh uống rượu suông.
Trên những khuôn mặt nắng gió rám sạm kia vẫn còn hằn in nét sợ hãi và một nỗi buồn man mác.
Trong hồ sơ của Công an huyện Lý Sơn, những thủy thủ trên con tàu ấy đều khai rằng: Anh Toàn và anh H. đang lặn mò ốc thì lượm được một vật gì đó. Do anh tò mò tháo dỡ vật lạ, nên vật đó nổ. Anh Toàn vỡ ngực chết tại chỗ, anh H bị thương.
Người chết thì đã chết rồi. Những ngư dân này khai thế nào thì biết vậy. Hiện trường là mênh mông biển cả, biết điều tra thế nào.
Trước linh hồn anh Toàn, anh H. không nén nổi nỗi buồn nên bật khóc. Nhấp mấy chén rượu, anh chẳng giữ bí mật riêng ấy nữa, mà kể rành rọt chuyến ra khơi định mệnh.
Tài sản lớn nhất anh Toàn để lại cho vợ con là một tủ vỏ ốc |
Phùng Văn Toàn, anh H., cùng 10 thủy thủ nữa lặng lẽ lên con tàu 110 CV (mã lực) nổ máy hướng ra biển cả. Con tàu trị giá 300 triệu này là cổ phần của hơn chục con người, trong đó, có cả vốn của anh Toàn.
Con tàu chở theo 500 cây đá, với trọng lượng 35kg/cây, 5.000 lít dầu, cưỡi sóng phăm phăm khoảng nửa giờ thì rà máy dừng lại. Chiếc neo được thả xuống.
H. mặc bộ đồ lặn chất liệu thun bó sát người, đeo kính, ngậm ống cao su, cầm theo đèn pin 3 cục bọc nilon chống nước rồi ngả người rơi tõm xuống biển.
Chừng 15 phút sau, dây cao su giật mạnh. Mọi người thở phào. Ai nấy mặt mũi dãn ra. Một sợi dây thừng buộc theo hòn đá được thả xuống.
Nhận ám hiệu, họ kéo lên những bọc nilon to tướng. Trong những bọc nilon đó, toàn là thuốc nổ và kíp mìn, trị giá mấy chục triệu bạc.
Một nạn nhân bỏ mạng vì thuốc nổ |
Con tàu chạy một mạch 3 ngày 3 đêm thì đến vùng biển giáp quần đảo Trường Sa. Đây là vùng biển có trữ lượng cá lớn nhất nên đánh mìn rất hiệu quả.
Đến ngư trường, mọi người kéo những bao thuốc nổ lên, hì hục nhồi thuốc vào các vỏ lon. Những lon “bò húc”, Cocacola, được dùng làm “bom con”, loại lon đựng dầu nhớt, sữa bột cho trẻ em chứa 1kg thuốc nổ gọi là “bom trung”. Còn chiếc thùng sơn chứa 30kg thuốc là “bom mẹ”.
Họ chỉ sử dụng “bom mẹ” khi trúng đàn cá cực lớn. Nếu không gặp được đàn cá lớn thì tiếp tục san thuốc nổ ra làm “bom con” và “bom trung” để “bùm” là đủ.
Những lon thuốc này được cắm sẵn kíp nổ. Dây cháy chậm sẽ được dùng trong lúc quan sát đàn cá. Tùy mực nước sâu cạn mà dùng dây cháy ngắn hay dài.
Tàu được trang bị máy tầm ngư. Chạy một lát thì máy tầm ngư báo hiệu phía trước có đàn cá.
Những chiếc thuyền thúng được được thả xuống tứ phía. Mỗi thúng có 3 người, một làm nhiệm vụ quan sát, một người chèo thuyền, một người sử dụng thuốc nổ.
Đám ngư dân quan sát luồng cá bằng mắt thường, ống nhòm, hoặc đeo kính lặn xuống biển. Ở vùng biển này nước trong vắt nên có thể nhìn được rất xa.
Hôm đó, thuyền trưởng Phùng Văn Toàn cùng H. và một người nữa xuống một chiếc thúng.
Anh Toàn phụ trách ném mìn, H. tìm luồng cá. H. nhảy xuống biển. Anh Toàn ngồi giữa thúng hút thuốc, tàn bay lả tả trên đống “bom”. Con tàu chạy rà rà giữ tầm nhìn với những chiếc thuyền thúng.
Dò cá chừng 15 phút sau, H. ngoi lên mặt biển ra ám hiệu gặp đàn cá. Hiểu ý, anh Toàn chọn chiếc dây cháy chậm dài chừng ngón tay cắm vào trái “bom trung”, rồi châm vào điếu thuốc đang đỏ lừ trên miệng.
Một tiếng nổ trầm đục vang lên từ lòng biển. Cột nước bắn lên chừng chục mét, mặt nước tạo xoáy tròn lan rộng dần, chiếc thúng chao đảo.
Vài giây sau, cá bắt đầu nổi bụng trắng mặt biển trong đường kính 50-60m. Đủ các loại cá nục, thu, chình, ngừ, nụ, mú. Có con bằng ngón tay, có con dài cả sải.
Đúng lúc đó thì tàu chạy đến, những cái vợt miệng rộng, cán dài túa ra 4 phía vớt luôn tay. Vài ông hứng chí vác vợt lớn nhảy xuống biển khua ngập hết vợt lớn đến vợt bé, đổ đầy ắp cả thuyền thúng.
Những con cá ở “điểm 0” vỡ nát tanh bành, máu đỏ lòm cả mặt biển. Đám thủy thủ lựa những con nát quá ném lại cho biển cả. Chỉ một quả “bom trung”, trị giá vài trăm ngàn đồng, đã thu được mấy tạ cá.
Suốt buổi đó, con tàu và đám ngư dân quần nát bãi san hô giữa đại dương. Đám thợ lặn cứ úp mặt xuống nước một lát lại trồi lên ra hiệu. Những trái “bom” liên tiếp được tung xuống, cá cứ đầy thêm, dìm thành tàu sâu xuống mặt nước biển.
Một nạn nhân được ướp đá đưa vào bờ |
Sau khi lặn xuống những rạn san hô, H. trồi lên ra hiệu dùng nốt quả “bom con” để “gọi” mấy chú cá mú đắt tiền đang trốn trong hang trồi lên mặt biển.
Vẫn bình tĩnh như mọi lần, anh Toàn bấm dây cháy chậm chừng gang tay, cắm vào quả “bom”, rồi châm ngòi vào điếu thuốc đỏ lừ lập bập trên môi.
Dây cháy chậm nhả khói xanh, bốc mùi khét lẹt. Khi anh Toàn chuẩn bị tung “bom” xuống biển, thì không thấy phụt khói nữa.
Nghĩ dây cháy chậm chất lượng kém, tắt lửa giữa chừng nên quẳng quả “bom” xuống thúng, ra hiệu cho tàu chạy lại chuyển xuống dây cháy chậm khác.
Khi con tàu đang phom phom chạy đến, khi H. đang bơi lại gần, cách thúng vài sải tay thì… đoàng… Một tiếng nổ vang trời, khói lửa mù mịt. Chiếc thúng tan tác. Thân thể, xương thịt anh Toàn vung vãi trên mặt biển. Anh H. bị sức ép của quả “bom” cũng nổi lềnh phềnh.
Chị Bùi Thị Xuân khóc ngất suốt 3 ngày 3 đêm bên bãi biển mới nhận được xác chồng. Chị không còn nhận ra anh với cái hình hài bị trúng bom ở “điểm 0” nữa.
Trong kho ướp lạnh của con tàu đầy ắp cá hôm đó, có cả xác của chồng chị…
Còn tiếp...
Dương Phạm
Bình luận