(VTC News) – Những ngày điều trị tại nhà, nhiều người thấy bà suy kiệt thì khuyên bà không nên mổ và xạ trị, may chăng còn kéo dài thêm được sự sống.
Kỳ 1: Hành trình thoát chết kỳ lạ của bệnh nhân ung thư dạ dày
Hai chữ “ung thư” quả thực là sợ hãi, bởi vì trong cách hiểu của nhiều người, đó là một căn bệnh kinh hoàng. Trước đây, nhắc tới ung thư, cũng có nghĩa là người bệnh phải sống chung với hàng núi thuốc, với xạ trị, hóa trị, sẽ rụng tóc, sẽ héo hon mòn mỏi và gần như ai cũng nghĩ mình…sẽ chết, sớm hay muộn thì cũng chỉ là vài tháng hay may mắn lắm thì vài năm.
Nhưng cũng có những trường hợp vượt qua ung thư một cách kỳ lạ. Bị bệnh viện trả về, đồng nghĩa với việc bị “kết ản tử”, họ vẫn sống sót. Có thể họ vượt qua do khổ luyện, hay dùng các bài thuốc lạ, hay vì một cơ duyên nào đó… tất cả đều chưa có một lý giải chính xác.
PV VTC News đã tìm gặp và ghi nhận một số trường hợp đặc biệt, với mong muốn có thêm những hướng đi và niềm hy vọng mới cho những người đang mắc phải căn bệnh quái ác này.
Ở độ tuổi 68, bà Trần Thị Hợi (Khối 17, phường Hưng Bình, TP. Vinh, Nghệ An) vẫn tràn đầy sinh lực. Với làn da hồng hào, mái tóc đen cùng khuôn mặt luôn tươi tắn, hàng ngày bà vẫn tập thể dục, đi chợ... như chưa hề có bất cứ biểu hiện bệnh tật nào cả. Nhìn vào bà, không ai nghĩ rằng mới chỉ cách đây 6 năm, bà còn là một bệnh nhân ung thư suy sụp và tuyệt vọng.
Nhắc lại câu chuyện vượt qua bệnh tật, ông Nguyễn Ngô Hương (chồng bà Hợi) cho biết: “Tôi không dám nhận định vợ tôi chiến thắng ung thư nhờ cái gì nữa, chỉ có thể nói đó là cái duyên gặp thầy gặp thuốc, cái phúc phận của gia đình mình”.
Theo ông Hương, nhờ áp dụng một số phương pháp chữa bệnh kỳ lạ, mà vợ ông đã chữa khỏi bệnh căn bệnh ung thư dạ dày trong vòng 2 năm.
Bà Hợi vốn công tác ở bưu điện tỉnh, sau khi về hưu, bà chỉ quanh quẩn điền viên, vui vầy với con cháu. Những tưởng bà sẽ được hưởng cuộc sống an nhàn cuối đời, nhưng thật không ngờ những cơn đau bắt đầu xuất hiện và liên tục kéo đến. Tháng 8/2009, các bác sĩ phát hiện bà mắc bệnh ung thư dạ dày.
Trò chuyện với chúng tôi, bà Hợi vẫn nhớ như in những ngày tháng ấy. Trước đó, bà thỉnh thoảng thấy đau vùng hạ vị, sau đó những cơn đau tăng dần, có những lúc bà nằm một chỗ, không ăn không uống, không đi lại được.
Nghĩ mình mắc bệnh của phụ nữ, bà ra bệnh viện phụ sản Trung ương khám. Các bác sĩ sau khi chẩn đoán đã khẳng định từ vùng rốn của bà trở xuống không có bất cứ biểu hiện gì. Đồng thời, họ khuyên bà nên qua những bệnh viện khác để kiểm tra phía trên vùng hạ vị, may chăng phát hiện ra điều gì đó bất thường.
Lúc đó, bà không nghĩ mình mắc bệnh về dạ dày, bởi vì nếu thế sẽ phải đau ở vùng thượng vị, nhưng lúc đó khối u trong dạ dày bà có lẽ đã quá to nên những cơn đau đã chạy xuống phía dưới.
Qua bệnh viện Bạch Mai, sau quá trình nội soi và chụp cắt lớp, kết quả cho thấy trong niêm mạc dạ dày có một khối u lồi ra, to bằng miệng chén. Lúc đó vì chưa sinh thiết nên bác sĩ cũng chỉ nghi là bị ung thư. Bệnh viện cấp cho bà 1 số thuốc bảo về uống và tiếp tục theo dõi.
Sau một thời gian ngắn điều trị tại nhà, các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn tăng dần. Bà Hợi cùng gia đình điếng người khi tai họa giáng xuống trong lần đi khám tiếp theo ở bênh viện K Hà Nội.
Bà kể, hôm đó đúng vào phiên trực khám của giáo sư Nguyễn Đại Bình (thời điểm ấy còn là Trưởng khoa ngoại bệnh viên K Tam Hiệp, Hà Nội). Nhìn thấy phim chụp nội soi, giáo sư Nguyễn Đại Bình đã khẳng định gần như chắc chắn bà mắc ung thư biểu mô tuyến dạ dày.
Các bác sĩ viện K tiến hành sinh thiết, chẩn đoán đây là khối u ác tính, nên đã đề nghị bệnh nhân mổ cắt khối u và điều trị truyền hóa chất. Tuy nhiên, ngày lên bàn mổ, do quá sợ hãi nên huyết áp của bà cứ tăng cao vùn vụt. Ca mổ không thể thực hiện được, bệnh viện đành cho bà về nhà điều trị huyết áp, chờ lần sau ra mổ lại.
Bà Hợi cùng gia đình vô cùng lo lắng, bởi bà biết mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày thì gần như sớm muộn gì cũng sẽ ra đi. Trong những ngày uống thuốc tây tại nhà, có nhiều người bảo rằng căn bệnh này phát triển rất nhanh, và may chăng chỉ sống thêm được nhiều lắm là 2 năm.
Lại có người thấy bà có biểu hiện đã rất nặng thì khuyên can bà không nên mổ, may ra còn kéo dài thêm được sự sống. Vì một khi đã thò dao kéo vào trong người, tuổi lại cao, chỉ sợ cơ thể không chống cự nổi với bệnh tật.
“Là người bị bệnh thì phương pháp điều trị thế nào cũng phải chấp nhận, nhưng tôi sợ nhất là truyền hóa chất. Nghĩ đến cảnh cứ truyền hai tuần lại nghỉ hai tuần, mỗi lần truyền liên tục trong 54 giờ, cứ liên miên trong bệnh viện truyền hóa chất đến 12 tháng, tôi đã vô cùng suy sụp và rất mệt mỏi”, bà Hợi tâm sự.
Trong những lần ra Hà Nội khám bệnh, nhìn thấy những bệnh nhân ung thư khi vào phòng truyền hóa chất thì khỏe nhưng khi ra thì bước không nổi, con cái phải bế lên, thì bà rất sợ hãi. Hàng loạt trường hợp mắc bệnh ung thư cũng đã chết, dù hóa trị nhiều lần, khiến bà càng mất niềm tin vào phương pháp điều trị này.
Thời điểm ấy, bà gầy tong teo, từ 62kg xuống còn hơn 40kg, suốt ngày bị những cơn đau hành hạ khiến bà chỉ nằm một chỗ. Người thân, họ hàng, bạn bè đến thăm đều động viên bà thật bình tĩnh, chuẩn bị tinh thần cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Trước đó, gia đình bà cũng nghe ngóng đủ mọi cách chữa trị bệnh ung thư. Trong cơn hoảng loạn, thì có một người bạn đến thăm và mách cho gia đình bà về một thầy lang người Thái ở huyện Mai Châu, Hòa Bình, có những bài thuốc gia truyền có thể giúp kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư, và một thầy lang khác với phương pháp chữa bệnh kỳ bí tận mãi vùng cao biên giới Sốp Cộp, Sơn La.
Có bệnh vái tứ phương, gia đình bà lập tức chuẩn bị lên đường với những niềm hy vọng le lói.
Còn tiếp…
Hải Minh
Kỳ 1: Hành trình thoát chết kỳ lạ của bệnh nhân ung thư dạ dày
Hai chữ “ung thư” quả thực là sợ hãi, bởi vì trong cách hiểu của nhiều người, đó là một căn bệnh kinh hoàng. Trước đây, nhắc tới ung thư, cũng có nghĩa là người bệnh phải sống chung với hàng núi thuốc, với xạ trị, hóa trị, sẽ rụng tóc, sẽ héo hon mòn mỏi và gần như ai cũng nghĩ mình…sẽ chết, sớm hay muộn thì cũng chỉ là vài tháng hay may mắn lắm thì vài năm.
Nhưng cũng có những trường hợp vượt qua ung thư một cách kỳ lạ. Bị bệnh viện trả về, đồng nghĩa với việc bị “kết ản tử”, họ vẫn sống sót. Có thể họ vượt qua do khổ luyện, hay dùng các bài thuốc lạ, hay vì một cơ duyên nào đó… tất cả đều chưa có một lý giải chính xác.
PV VTC News đã tìm gặp và ghi nhận một số trường hợp đặc biệt, với mong muốn có thêm những hướng đi và niềm hy vọng mới cho những người đang mắc phải căn bệnh quái ác này.
Ở độ tuổi 68, bà Trần Thị Hợi (Khối 17, phường Hưng Bình, TP. Vinh, Nghệ An) vẫn tràn đầy sinh lực. Với làn da hồng hào, mái tóc đen cùng khuôn mặt luôn tươi tắn, hàng ngày bà vẫn tập thể dục, đi chợ... như chưa hề có bất cứ biểu hiện bệnh tật nào cả. Nhìn vào bà, không ai nghĩ rằng mới chỉ cách đây 6 năm, bà còn là một bệnh nhân ung thư suy sụp và tuyệt vọng.
Nhắc lại câu chuyện vượt qua bệnh tật, ông Nguyễn Ngô Hương (chồng bà Hợi) cho biết: “Tôi không dám nhận định vợ tôi chiến thắng ung thư nhờ cái gì nữa, chỉ có thể nói đó là cái duyên gặp thầy gặp thuốc, cái phúc phận của gia đình mình”.
Bà Trần Thị Hợi |
Theo ông Hương, nhờ áp dụng một số phương pháp chữa bệnh kỳ lạ, mà vợ ông đã chữa khỏi bệnh căn bệnh ung thư dạ dày trong vòng 2 năm.
Bà Hợi vốn công tác ở bưu điện tỉnh, sau khi về hưu, bà chỉ quanh quẩn điền viên, vui vầy với con cháu. Những tưởng bà sẽ được hưởng cuộc sống an nhàn cuối đời, nhưng thật không ngờ những cơn đau bắt đầu xuất hiện và liên tục kéo đến. Tháng 8/2009, các bác sĩ phát hiện bà mắc bệnh ung thư dạ dày.
Trò chuyện với chúng tôi, bà Hợi vẫn nhớ như in những ngày tháng ấy. Trước đó, bà thỉnh thoảng thấy đau vùng hạ vị, sau đó những cơn đau tăng dần, có những lúc bà nằm một chỗ, không ăn không uống, không đi lại được.
Nghĩ mình mắc bệnh của phụ nữ, bà ra bệnh viện phụ sản Trung ương khám. Các bác sĩ sau khi chẩn đoán đã khẳng định từ vùng rốn của bà trở xuống không có bất cứ biểu hiện gì. Đồng thời, họ khuyên bà nên qua những bệnh viện khác để kiểm tra phía trên vùng hạ vị, may chăng phát hiện ra điều gì đó bất thường.
Lúc đó, bà không nghĩ mình mắc bệnh về dạ dày, bởi vì nếu thế sẽ phải đau ở vùng thượng vị, nhưng lúc đó khối u trong dạ dày bà có lẽ đã quá to nên những cơn đau đã chạy xuống phía dưới.
Các triệu chứng của ung thư dạ dày thường khá mơ hồ và rất khó nhận biết. Ảnh minh họa |
Qua bệnh viện Bạch Mai, sau quá trình nội soi và chụp cắt lớp, kết quả cho thấy trong niêm mạc dạ dày có một khối u lồi ra, to bằng miệng chén. Lúc đó vì chưa sinh thiết nên bác sĩ cũng chỉ nghi là bị ung thư. Bệnh viện cấp cho bà 1 số thuốc bảo về uống và tiếp tục theo dõi.
Sau một thời gian ngắn điều trị tại nhà, các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn tăng dần. Bà Hợi cùng gia đình điếng người khi tai họa giáng xuống trong lần đi khám tiếp theo ở bênh viện K Hà Nội.
Bà kể, hôm đó đúng vào phiên trực khám của giáo sư Nguyễn Đại Bình (thời điểm ấy còn là Trưởng khoa ngoại bệnh viên K Tam Hiệp, Hà Nội). Nhìn thấy phim chụp nội soi, giáo sư Nguyễn Đại Bình đã khẳng định gần như chắc chắn bà mắc ung thư biểu mô tuyến dạ dày.
Các bác sĩ viện K tiến hành sinh thiết, chẩn đoán đây là khối u ác tính, nên đã đề nghị bệnh nhân mổ cắt khối u và điều trị truyền hóa chất. Tuy nhiên, ngày lên bàn mổ, do quá sợ hãi nên huyết áp của bà cứ tăng cao vùn vụt. Ca mổ không thể thực hiện được, bệnh viện đành cho bà về nhà điều trị huyết áp, chờ lần sau ra mổ lại.
Bà Hợi cùng gia đình vô cùng lo lắng, bởi bà biết mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày thì gần như sớm muộn gì cũng sẽ ra đi. Trong những ngày uống thuốc tây tại nhà, có nhiều người bảo rằng căn bệnh này phát triển rất nhanh, và may chăng chỉ sống thêm được nhiều lắm là 2 năm.
Lại có người thấy bà có biểu hiện đã rất nặng thì khuyên can bà không nên mổ, may ra còn kéo dài thêm được sự sống. Vì một khi đã thò dao kéo vào trong người, tuổi lại cao, chỉ sợ cơ thể không chống cự nổi với bệnh tật.
Không ai nghĩ bà Hợi đã từng suy sụp và tuyệt vọng hồi còn mắc căn bệnh ung thư vài năm trước |
“Là người bị bệnh thì phương pháp điều trị thế nào cũng phải chấp nhận, nhưng tôi sợ nhất là truyền hóa chất. Nghĩ đến cảnh cứ truyền hai tuần lại nghỉ hai tuần, mỗi lần truyền liên tục trong 54 giờ, cứ liên miên trong bệnh viện truyền hóa chất đến 12 tháng, tôi đã vô cùng suy sụp và rất mệt mỏi”, bà Hợi tâm sự.
Trong những lần ra Hà Nội khám bệnh, nhìn thấy những bệnh nhân ung thư khi vào phòng truyền hóa chất thì khỏe nhưng khi ra thì bước không nổi, con cái phải bế lên, thì bà rất sợ hãi. Hàng loạt trường hợp mắc bệnh ung thư cũng đã chết, dù hóa trị nhiều lần, khiến bà càng mất niềm tin vào phương pháp điều trị này.
Thời điểm ấy, bà gầy tong teo, từ 62kg xuống còn hơn 40kg, suốt ngày bị những cơn đau hành hạ khiến bà chỉ nằm một chỗ. Người thân, họ hàng, bạn bè đến thăm đều động viên bà thật bình tĩnh, chuẩn bị tinh thần cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Trước đó, gia đình bà cũng nghe ngóng đủ mọi cách chữa trị bệnh ung thư. Trong cơn hoảng loạn, thì có một người bạn đến thăm và mách cho gia đình bà về một thầy lang người Thái ở huyện Mai Châu, Hòa Bình, có những bài thuốc gia truyền có thể giúp kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư, và một thầy lang khác với phương pháp chữa bệnh kỳ bí tận mãi vùng cao biên giới Sốp Cộp, Sơn La.
Có bệnh vái tứ phương, gia đình bà lập tức chuẩn bị lên đường với những niềm hy vọng le lói.
Còn tiếp…
Hải Minh
Bình luận