• Zalo

Chuyên gia Nga: Thế giới vẫn nguy hiểm nếu không có vũ khí hạt nhân

Thế giớiThứ Ba, 11/07/2017 11:38:00 +07:00Google News

Các chuyên gia chính trị và quân sự của Nga cho rằng, mặc dù vũ khí hạt nhân rất nguy hiểm nhưng chúng là công cụ đảm bảo cho sự ổn định chiến lược và ý tưởng về thế giới phi hạt nhân lại ẩn chứa những nguy hiểm tiềm tàng.

Vào ngày 7/7/2017, 122 trong số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc tán thành Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân – một hiệp ước quốc tế mới nhắm đến việc giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.

Hiệp ước này bao gồm những điều khoản cấm đối với việc “phát triển, thử nghiệm, sản xuất, tàng trữ, chuyển giao, sử dụng và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân”.

Các cường quốc hạt nhân bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp không tham gia đàm phán và thay vào đó tìm kiếm giải pháp tăng cường sức mạnh cho Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968.

1039683974

 Tổ hợp tên lửa RS-24 Yars trên đường đến khu vực triển khai. (Ảnh: Sputnik)

Hiệp ước mới gồm 20 điểm về điều kiện thi hành, sẽ được ký kết chính thức vào ngày 20/9 tới đây trong kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Nhiều khả năng các cường quốc hạt nhân sẽ không tham gia ký kết hoặc không phê chuẩn hiệp ước này.

Mátxcơva đã tuyên bố không phê chuẩn hiệp định này, đồng thời đưa ra quan điểm về lợi ích của mình. Bộ ngoại giao Nga cũng bày tỏ quan ngại việc hiệp định mới này sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến tình hình quốc tế hiện tại cũng như cả vấn đề cấm phổ biến vũ khí hạt nhân.

1055380823

Tên lửa Trident II D5 không trang bị đầu đạn hạt nhân phóng lên từ tàu ngầm USS Maryland (SSBN 738) ngoài khơi bờ biển Florida vào tháng 8/2016. (Ảnh: Bảo tàng quốc gia Hải quân Hoa Kỳ)

Theo Russian Today, lập trường này của Mátxcơva xuất phát từ quan điểm cho rằng sức mạnh hủy diệt và độ nguy hiểm của vũ khí hạt nhân lại là yếu tố ngăn cản đối đầu quân sự trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân.

Trên thực tế, cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ không bước vào giai đoạn “nóng” bởi lẽ cả hai bên đều sở hữu vũ khí hạt nhân.

Đầu năm nay, thứ trưởng ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nêu rõ lập trường của Nga cho rằng Matxcơva sẽ tiếp tục xem vũ khí hạt nhân là một yếu tố để duy trì ổn định và đảm bảo cho an ninh của nước Nga và quốc tế, cũng như ngăn cản những cuộc xung đột quân sự toàn cầu.

Video: Triều tiên phóng thử tên lửa ICBM

Phía Mỹ và các đồng minh Anh, Pháp dường như cũng có lập trường tương tự. Sau khi hiệp ước mới được thông qua vào ngày 7/7 vừa qua, đại diện 3 nước này đưa ra tuyên bố chung trong đó nêu rõ các quốc gia này “không có ý định ký kết, phê chuẩn hay trở thành thành viên” của hiệp ước mới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cũng phát biểu với báo giới rằng một thế giới phi hạt nhân là một giấc mơ: “Nó là một điều tuyệt vời, giấc mơ về việc không một quốc gia nào có vũ khí hạt nhân, nhưng nếu các quốc gia tiếp tục sở hữu vũ khí hạt nhân, thì chúng tôi chắc chắn sẽ đứng đầu tất cả”.

Theo một thống kê mới về lực lượng hạt nhân toàn cầu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, số lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới tiếp tục giảm xuống với tốc độ chậm, từ 15.395 năm 2016 xuống 14.935 trong năm 2017.

Trong số 4.150 đầu đạn hạt nhân được triển khai, có 1.950 đầu đạn thuộc về Nga, 1.800 đầu đạn của Mỹ và số còn lại thuộc về các quốc gia khác sở hữu vũ khí hạt nhân.

1035490159 4

Tên lửa liên lục địa của Liên Xô trong lẽ duyệt binh kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng Mười Nga tại Quảng trường Đỏ, Mátxcơva. (Ảnh: Sputnik)

Trả lời phỏng vấn của Russian Today, nhà phân tích quân sự người Nga Konstantin Sivkov cho rằng: “Tình trạng cân bằng hạt nhân đã tồn tại giữa Liên Xô và Mỹ từng ngăn cản cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 3”. Theo ông, sự cân bằng vẫn được và cần được duy trì ở thời điểm hiện tại.

Nguyễn Tiến (Nguồn: Sputnik)
Bình luận
vtcnews.vn