Theo Sputnik, chương trình The World One được một nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Massachusetts (MIT) tạo ra năm 1973 với mục đích mô phỏng một hình mẫu toàn cầu bền vững. Chương trình mô phỏng này đưa ra dự đoán “cuộc sống văn minh như ta đang biết đến sẽ kết thúc vào năm 2040" – với một trong những dấu mốc quan trọng rơi vào năm 2020, tức là chỉ 2 năm nữa tính từ 2018.
Dự đoán dựa trên phân tích kết hợp của tình trạng ô nhiễm, dân số tăng cao và tài nguyên bị khai thác cạn kiệt sẽ khiến môi trường sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề. “Nếu chúng ta không hành động, văn minh nhân loại sẽ quay về số không. Ô nhiễm trở nên quá trầm trọng và con người bắt đầu chết dần mòn, khiến dân số giảm xuống mức thấp hơn năm 1900” – báo cáo của chương trình cho biết. “Ở giai đoạn này, khoảng từ năm 2040 đến 2050, cuộc sống văn minh như chúng ta đang biết đến trên hành tinh sẽ ngừng tồn tại.”
Chương trình Worldometers.com ước tính dân số thế giới năm 1900 sẽ ở khoảng 1,6 tỷ người, trong khi đó dân số thế giới năm 2018 được ước tính là 7,6 tỷ người. “Điểm quay đầu”, theo chương trình máy tính này là năm 2020. “Khoảng năm 2020, các điều kiện sống trên hành tinh sẽ ở mức vô cùng xấu, sau đó bắt đầu lao dốc."
Trái với dự đoán của chương trình mô phỏng này, trong một tài liệu Liên Hợp Quốc từng công bố dân số thế giới vượt ngưỡng 9 tỷ vào năm 2040.
Theo Express, một số dự đoán của chương trình này trước kia về chất lượng cuộc sống và sự suy giảm một số nguồn tài nguyên quan trọng đã trở thành hiện thực.
Trong một báo cáo của Tổ chức y tế thế giới năm 2016 cũng cho biết năm 2020 và 2040 là những mốc thế giới sẽ chứng kiến sự thay đổi lớn về nhân khẩu học.
Bình luận