• Zalo

Chương trình giáo dục phổ thông mới có gì đặc biệt?

Giáo dụcThứ Sáu, 13/01/2017 07:56:00 +07:00Google News

Bộ GD-ĐT công bố có nhiều điểm thay đổi trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới hiện đã và đang tiếp tục hoàn thiện để xin ý kiến rộng hơn trước khi Hội đồng Thẩm định Quốc gia xem xét và trình Bộ trưởng phê duyệt để làm căn cứ xây dựng chương trình các môn học.

Chương trình được tổ chức theo 2 giai đoạn: giai đoạn GD cơ bản ( từ lớp 1- lớp 9) và giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp ( lớp 10-12).

chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-moi-1

 Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có nhiều điểm mới

Giai đoạn GD cơ bản nhìn chung không thay đổi nhiều về số lượng môn học và thời lượng. Riêng giai đoạn định hướng nghề nghiệp: lớp 10 được coi là lớp dự hướng, học sinh học các môn như đang có trong chương trình hiện hành, nhưng mỗi học kỳ không học quá 8 môn.

Bắt đầu từ lớp 11, học sinh được tự chọn 5 môn (trong các môn: Ngữ văn 1, Ngữ văn 2, Toán 1, Toán 2, Ngoại ngữ 1, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học 1, Tin học 2, Thiết kế và công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc) với sự tư vấn, hướng dẫn của nhà trường và gia đình.

So với dự thảo chương trình GDPT tổng thể trước đây (năm 2015, 2016), dự thảo mới (phiên bản tháng 1/2017) khác biệt chủ yếu ở giai đoạn định hướng nghề nghiệp.

Cụ thể là ở cách tổ chức dạy học: lớp 10 dự hướng và từ lớp 11, học sinh được tự chọn 5 môn như đã nêu ở trên.

Sự thay đổi này nhằm khắc phục vấn đề khó khăn và cũng là hạn chế nhất của các lần đổi mới. Đó là vấn đề tổ chức dạy học phân hóa, phân luồng ở THPT như thế nào cho có hiệu quả và phù hợp với cá nhân người học, thực tiễn nhà trường và đáp ứng được yêu cầu mới của đất nước.

Cụ thể: Ngoài việc tích hợp trong từng môn học, có các môn học tích hợp và hệ thống chủ đề liên môn.

Cấp Tiểu học sẽ tích hợp khá cao. Có những môn học tích hợp như: Thế giới quanh ta, Tìm hiểu Xã hội, Tìm hiểu Tự nhiên;…

Ngoài ra, ngay cả những môn học có tính độc lập cũng phải cùng thực hiện nhiều nội dung giáo dục, chẳng hạn môn Tiếng Việt cũng phải góp phần giáo dục đạo đức, giáo dục lịch sử…

Với THCS yêu cầu tích hợp thể hiện ở các môn như Khoa học tự nhiên (tích hợp một số nội dung lý, hóa, sinh); môn Lịch sử và Địa lý và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Mức độ tích hợp ở các môn học này theo hướng bên cạnh những nội dung mang tính độc lập, các môn xác định một số nội dung, chủ đề chung để tích hợp lại nhằm phát huy hiệu quả của dạy học tích hợp và tránh chồng chéo lên nhau (cùng một nội dung nhiều môn học cùng dạy).

Ngoài ra, việc tích hợp còn thể hiện ở yêu cầu tất cả các môn học đều phải hướng đến cùng một nhiệm vụ là phát triển các phẩm chất và năng lực chung đã nêu trong chương trình. Khi có chung một mục đích thì tự khắc các môn học sẽ phải “ tích hợp”, gắn bó với nhau nhiều hơn.

Minh Đức
Bình luận
vtcnews.vn