• Zalo

Chữ Việt song song 4.0 gây tranh cãi: Bộ GD&ĐT nói gì?

Tin tức - Sự kiệnThứ Năm, 09/04/2020 11:08:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Bộ GD&ĐT lên tiếng trước những tranh luận về sản phẩm "Chữ Việt Nam song song 4.0" của tác giả Trần Tư Bình và Kiều Trường Lâm.

“Hiện nay Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương thay đổi chữ viết Tiếng Việt”, thông báo của Bộ nêu rõ.

Sản phẩm “Chữ Việt Nam song song 4.0” do tác giả Trần Tư Bình và Kiều Trường Lâm sáng tạo mới đây được Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy chứng nhận bản quyền. Thông tin gây nhiều luồng ý kiến tranh cãi, trong đó hầu hết "ném đá", cho rằng tác giả đang tạo ra thứ làm hỏng Tiếng Việt, thiếu nhất quán trong giao tiếp giữa người dân cùng một nước và đi ngược với văn hóa, văn minh của dân tộc.

Chữ Việt song song 4.0 gây tranh cãi: Bộ GD&ĐT nói gì? - 1

 Tác giả Kiều Trường Lâm- đồng sáng tạo sản phẩm "Chữ Việt Nam song song 4.0" (Ảnh: NVCC)

Đây là bộ chữ Việt chỉ sử dụng 26 chữ cái Latin, trong đó dùng 18 chữ cái Latin để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ quốc ngữ. Hiện tại, "Chữ Việt Nam song song 4.0" tạm được gọi là "Chữ VN song song 4.0" hoặc chữ Việt nhanh.

Ông Kiều Trường Lâm cho biết, bộ chữ viết này chỉ như một sự lựa chọn cho những mục đích rất cụ thể, như tốc ký hay bảo mật, hoặc có thể coi là một thứ bài tập để dạy về tín hiệu học, về ký tự công nghệ thông tin.

Đồng thời, ngay từ cái tên sản phẩm “Chữ Việt Nam song song 4.0” đã nói lên một phần mục tiêu, là có thể sử dụng song song với chữ viết hàng ngày, không ảnh hưởng đến chữ Quốc ngữ.

“Đơn thuần đó chỉ là công cụ viết tắt, bổ trợ cho chữ Quốc ngữ không hơn, không kém. Mọi người đang hiểu sai về mong muốn này của tôi và ông Trần Tư Bình”, ông Lâm nói.

Chữ Việt song song 4.0 gây tranh cãi: Bộ GD&ĐT nói gì? - 2

 

Trước những phản đối trái chiều từ dư luận, ông Kiều Trường Lâm trần tình, độc giả cần đặt bộ chữ Việt nhanh của tôi vào hoàn cảnh và mục đích phù hợp để thấy nó không sai; đừng vội đặt bộ chữ vào hoàn cảnh giao tiếp, đọc hiểu kiểu truyền đạt thông tin truyền thống để phán xét, lăng mạ.

"Bộ chữ của chúng tôi chỉ là một loại chữ viết tắt không dấu và không phải chữ cải tiến như một số thông tin thời gian gần đây”, ông Lâm khẳng định lần nữa.

Video: Chính phủ không có chủ trương cải tiến chữ quốc ngữ

Hà Cường
Bình luận
vtcnews.vn