Nguyễn Hòa Hiệp - cựu sinh viên Đại học Kiến trúc đã thiết kế một công trình làm từ tre và giấy dó khiến nhiều người ngạc nhiên.
Bước vào ĐH Kiến trúc TP HCM những ngày này, nhiều người sẽ ngạc nhiên và tò mò với một gian rạp trắng tinh, trông như một tổ kén đặt giữa sảnh chính của trường.
Đó là Pavilon, một công trình làm từ tre và giấy dó do kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Hòa Hiệp, cựu sinh viên của trường, thiết kế với sự thi công của nhóm sinh viên tình nguyện.
Chiếc kén thực chất là không gian trưng bày 17 đồ án kiến trúc của bảy KTS trẻ trên khắp VN từng học tập tại ĐH Kiến trúc TP HCM, trong khuôn khổ triển lãm kiến trúc Saigon Architects, từ ngày 25/4-5/5.
Đây là hoạt động đầu tiên trong chuỗi hoạt động hướng tới Ngày kiến trúc Việt Nam 27/4 và kỷ niệm 40 năm thành lập ĐH Kiến trúc TP HCM.
Không bục nói, không ghế bàn trải thảm, thầy trò đều đứng dự lễ khai mạc. Các giảng viên chủ động mời sinh viên ra giữa sân khấu, đứng sát hiệu trưởng, trưởng khoa, đại diện Hội KTS TP HCM cho “đông vui, có không khí”.
Trước khi bước lên phát biểu, ông hiệu trưởng còn kịp gạt tay khi một giảng viên đưa một bài diễn văn có sẵn.
“Triển lãm là thành quả lao động của nhiều thế hệ học trò do trường đào tạo. Đây là cơ hội để nhà trường tự hào giới thiệu thành quả đó với mọi người. Nhưng đây không chỉ là sự kiện kỷ niệm mà còn là dịp gặp gỡ giữa các thế hệ sinh viên trường kiến trúc, kết hợp đào tạo với thực hành, tạo sân chơi có giá trị giữa KTS và giảng viên, chia sẻ kinh nghiệm thực tế, câu chuyện nghề nghiệp giữa các KTS và sinh viên kiến trúc” - hiệu trưởng Lê Văn Thương khẳng định.
Trong mạch ý nghĩa đó, “Gian triển lãm với hình tượng tổ kén ẩn dụ cho sự khởi đầu của hành trình sáng tạo, ẩn dụ rất tình cảm cho ngày trở về với chiếc nôi đào tạo” - TS Phạm Phú Cường, quyền trưởng khoa kiến trúc, phát biểu.
Bước vào chiếc kén khổng lồ, người xem sẽ thấy một thanh gỗ xù xì treo ngay lối vào. Đó là dụng cụ để gia cố, tăng độ gắn kết giữa các thanh tre khi thực hiện chiếc rạp Pavilon.
Công trình hoàn thành nhưng thanh gỗ vẫn ở đó như một lời nhắc nhở về lòng tri ân của người thợ xây, người thiết kế đối với vật dụng đã giúp mình hoàn thành công việc - KTS Nguyễn Hòa Hiệp chia sẻ.
Triển lãm Saigon Architects chỉ chọn trưng bày các dự án đã được thi công và đánh giá tốt tại VN từ năm 2010 đến nay. Vì vậy, sinh viên được tiếp xúc với các thiết kế nổi bật, hiện đại trong ngành kiến trúc, có cơ hội nhận suất thực tập tại các văn phòng kiến trúc nổi tiếng.
Sau lễ khai mạc triển lãm, một tọa đàm diễn ra giữa sinh viên, giảng viên và các KTS tại hội trường lớn. Vì quá đông người tham dự nên ban tổ chức “mời” sinh viên ngồi bệt trên sân khấu.
Các KTS nổi tiếng thích ngồi chung hàng ghế với sinh viên, có người ngồi ngay lối đi và sẵn sàng cho mọi câu hỏi về nghề. Phong cách tọa đàm cởi mở, hài hước đã khiến sinh viên quan tâm theo dõi. Một số bạn đứng tràn ra tới cửa hội trường vẫn hóng tai vào nghe nói chuyện.
Một buổi chiều nóng ở Sài Gòn đã không khiến người ta ái ngại khi phải chen chúc xem triển lãm trong chiếc rạp làm từ tre và giấy dó, cũng như không cản được những người trẻ có đam mê với cái đẹp chia sẻ, lắng nghe nhau.
Nguồn: Tường Hân/Tuổi trẻ
Bước vào ĐH Kiến trúc TP HCM những ngày này, nhiều người sẽ ngạc nhiên và tò mò với một gian rạp trắng tinh, trông như một tổ kén đặt giữa sảnh chính của trường.
Đó là Pavilon, một công trình làm từ tre và giấy dó do kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Hòa Hiệp, cựu sinh viên của trường, thiết kế với sự thi công của nhóm sinh viên tình nguyện.
Chiếc kén thực chất là không gian trưng bày 17 đồ án kiến trúc của bảy KTS trẻ trên khắp VN từng học tập tại ĐH Kiến trúc TP HCM, trong khuôn khổ triển lãm kiến trúc Saigon Architects, từ ngày 25/4-5/5.
Chiếc kén lạ - bên trong là không gian triển lãm kiến trúc. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Đây là hoạt động đầu tiên trong chuỗi hoạt động hướng tới Ngày kiến trúc Việt Nam 27/4 và kỷ niệm 40 năm thành lập ĐH Kiến trúc TP HCM.
Không bục nói, không ghế bàn trải thảm, thầy trò đều đứng dự lễ khai mạc. Các giảng viên chủ động mời sinh viên ra giữa sân khấu, đứng sát hiệu trưởng, trưởng khoa, đại diện Hội KTS TP HCM cho “đông vui, có không khí”.
Trước khi bước lên phát biểu, ông hiệu trưởng còn kịp gạt tay khi một giảng viên đưa một bài diễn văn có sẵn.
“Triển lãm là thành quả lao động của nhiều thế hệ học trò do trường đào tạo. Đây là cơ hội để nhà trường tự hào giới thiệu thành quả đó với mọi người. Nhưng đây không chỉ là sự kiện kỷ niệm mà còn là dịp gặp gỡ giữa các thế hệ sinh viên trường kiến trúc, kết hợp đào tạo với thực hành, tạo sân chơi có giá trị giữa KTS và giảng viên, chia sẻ kinh nghiệm thực tế, câu chuyện nghề nghiệp giữa các KTS và sinh viên kiến trúc” - hiệu trưởng Lê Văn Thương khẳng định.
Trong mạch ý nghĩa đó, “Gian triển lãm với hình tượng tổ kén ẩn dụ cho sự khởi đầu của hành trình sáng tạo, ẩn dụ rất tình cảm cho ngày trở về với chiếc nôi đào tạo” - TS Phạm Phú Cường, quyền trưởng khoa kiến trúc, phát biểu.
Bước vào chiếc kén khổng lồ, người xem sẽ thấy một thanh gỗ xù xì treo ngay lối vào. Đó là dụng cụ để gia cố, tăng độ gắn kết giữa các thanh tre khi thực hiện chiếc rạp Pavilon.
Công trình hoàn thành nhưng thanh gỗ vẫn ở đó như một lời nhắc nhở về lòng tri ân của người thợ xây, người thiết kế đối với vật dụng đã giúp mình hoàn thành công việc - KTS Nguyễn Hòa Hiệp chia sẻ.
Triển lãm Saigon Architects chỉ chọn trưng bày các dự án đã được thi công và đánh giá tốt tại VN từ năm 2010 đến nay. Vì vậy, sinh viên được tiếp xúc với các thiết kế nổi bật, hiện đại trong ngành kiến trúc, có cơ hội nhận suất thực tập tại các văn phòng kiến trúc nổi tiếng.
Sau lễ khai mạc triển lãm, một tọa đàm diễn ra giữa sinh viên, giảng viên và các KTS tại hội trường lớn. Vì quá đông người tham dự nên ban tổ chức “mời” sinh viên ngồi bệt trên sân khấu.
Các KTS nổi tiếng thích ngồi chung hàng ghế với sinh viên, có người ngồi ngay lối đi và sẵn sàng cho mọi câu hỏi về nghề. Phong cách tọa đàm cởi mở, hài hước đã khiến sinh viên quan tâm theo dõi. Một số bạn đứng tràn ra tới cửa hội trường vẫn hóng tai vào nghe nói chuyện.
Một buổi chiều nóng ở Sài Gòn đã không khiến người ta ái ngại khi phải chen chúc xem triển lãm trong chiếc rạp làm từ tre và giấy dó, cũng như không cản được những người trẻ có đam mê với cái đẹp chia sẻ, lắng nghe nhau.
Nguồn: Tường Hân/Tuổi trẻ
Bình luận