Nếu trẻ em cứ lên lớp sáng chiều, tối đi học thêm và chỉ có cơ hội chơi và luyện tập thể thao đều đặn trong một tháng nghỉ hè, thì bóng đá Việt Nam sẽ không bao giờ có Văn Quyến cả! Nhà báo Hồng Ngọc tuyên bố ngay sau khi trận chung kết bóng đá nam Olympic 2012 kết thúc với chiến thắng lần đầu tiên thuộc về đội Mexico trước Brazil ở chung kết Olympic.
* Hồng Ngọc có ngạc nhiên về thất bại của bóng đá châu Âu ở Olympic London vừa qua không, khi chỉ có đội chủ nhà vượt qua vòng bảng?
- Chỉ một chút thôi… Năm kỳ Olympic gần đây, người châu Âu không thể chiến thắng rồi, chứ không phải chỉ ở lần này. Vả chăng, đại diện cho châu Âu kỳ này ngoài chủ nhà Anh và Tây Ban Nha chỉ là Belarus và Thụy Sĩ!
* Mình ngạc nhiên vì châu Âu là trung tâm của bóng đá thế giới, và họ vẫn luân phiên thống trị World Cup cùng với Nam Mỹ. Trên bình diện thế giới, danh hiệu Olympic chỉ thua kém World Cup mà thôi! Khác biệt ở đây là gì vậy?
- Có vài lý do tôi có thể hiểu được. Thứ nhất, Olympic diễn ra cùng năm và sau vòng chung kết EURO, nên các đại diện của châu Âu thường bị tổn thất về nhân lực và thể lực, do những cầu thủ xuất sắc nhất của họ (những cầu thủ U23 trong thành phần đội tuyển quốc gia, và ba cầu thủ trên 23 tuổi được tăng cường) đã phải tranh đấu ở EURO. Chúng ta thấy đấy, Tây Ban Nha vừa được tôn vinh là thống trị thế giới, nhưng khi tham dự Olympic, họ thậm chí không ghi nổi một bàn thắng và cam chịu vị trí cuối bảng.
Thứ hai, châu Âu là trung tâm của ngành công nghiệp bóng đá thế giới chứ không hẳn là trung tâm của bóng đá theo mọi nghĩa như về tài năng. Những tài năng bóng đá lớn nhất phần nhiều là từ Nam Mỹ, nơi trẻ con thường chơi bóng sớm hơn, nhiều hơn, và ít lệ thuộc quy tắc hơn, những yếu tố nền tảng cho sự đam mê, kỹ năng điêu luyện, và tính sáng tạo.
Thứ ba, đào tạo ở châu Âu hướng tới phát triển toàn diện, cái giá phải trả là cầu thủ chín muộn hơn, ở tuổi 25-28. Người Pháp thậm chí cấm cầu thủ của mình xoạc bóng trước tuổi 17.
Zidane chỉ thật sự được biết đến ở tuổi 24. Ở độ tuổi dự Olympic, đa phần các cầu thủ châu Âu nhìn chung kém kỹ năng hơn so với các cầu thủ Nam Mỹ, thậm chí kém cả nhiều đội bóng châu Phi với sự phát triển thể chất sớm hơn. Cái đích mà bóng đá châu Âu hướng đến là trình độ cầu thủ ở tuổi chín muồi, chứ không phải ở độ tuổi dự Olympic.
* Bạn không nhắc đến các đội bóng châu Á sao? Ở Olympic vừa rồi có tới hai đại diện châu Á ở bán kết!
- Là hai đội bóng châu Á của hai quốc gia có trình độ phát triển như châu Âu thôi. Câu chuyện về họ không còn mới nữa, dù có thể ở giải đấu này họ đi xa hơn giải đấu khác chút ít. Đó là vấn đề của phong độ hoặc vận may.
* Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều bất bại trước vòng bán kết, trong những bại tướng của họ có Anh và Tây Ban Nha, đó đâu phải là vận may? Nhìn Nhật Bản ta lại nhớ cái thời mà họ tự nhận mình là đôi giày nhỏ so với bóng đá Việt Nam (miền Nam trước đây)!
- Chuyện “đôi giày nhỏ” với tôi chỉ mang ý nghĩa huyền thoại. Người Nhật có đặc tính rất khiêm tốn, đặc biệt là trong giao tiếp. Bóng đá Nhật đã giành huy chương đồng Olympic 1968 rồi. Bóng đá Việt Nam cả miền Nam lẫn miền Bắc là cái gì khi đó?
Thực tế là người Nhật vốn không mấy chú tâm vào phát triển bóng đá, có thể là quan chức bóng đá Nhật nọ ước ao bóng đá của họ được quan tâm như ở Việt Nam.
Chỉ từ đầu những năm 1990, người Nhật mới có chương trình phát triển bóng đá, mở đầu bằng việc thành lập các câu lạc bộ chuyên nghiệp và giải chuyên nghiệp, cùng với xây dựng cả hệ thống bóng đá. Và rồi từ World Cup 1998 đến nay, đội tuyển Nhật đều đặn có mặt ở vòng chung kết World Cup. Người Hàn Quốc thì yêu bóng đá hơn, nên đội tuyển của họ có vị thế sớm hơn.
Câu chuyện phát triển bóng đá không đơn giản là đá bóng đơn thuần. Nhật thuộc hàng các nước phát triển từ vài thập kỷ trước, và Hàn Quốc cũng làm được điều này từ hơn thập kỷ qua. Người Nhật đã chế tạo ra những sản phẩm tốt nhất thế giới, còn người Hàn Quốc cũng đã tạo dựng được những tập đoàn điện tử, ô tô, đóng tàu, công nghệ vào hàng lớn nhất thế giới gần đây.
Họ làm được thế nhờ thể chế, văn hóa, con người của họ nuôi dưỡng sự phát triển chứ không phải là kìm hãm. Một tài năng như Văn Quyến mà đặt trong môi trường bóng đá và xã hội Nhật thì có thể anh ta đang thi đấu ở Manchester United như Kagawa hay Park Ji Sung trước đây, chứ không phải chọn con đường bán độ rồi tàn lụi.
Cái đầu điều khiển đôi chân chứ không phải là ngược lại. Còn chúng ta đã tạo dựng được sản phẩm gì ra hồn chưa mà đòi có một đội bóng đá so sánh được với đội Nhật?
* Nhật Bản và Hàn Quốc đi theo con đường của châu Âu cả về tổ chức xã hội và bóng đá. Nhưng châu Phi và Nam Mỹ, Trung Mỹ cũng từng vô địch Olympic mà?
- Chúng ta không chọn được thể chất cho mình như giống với người châu Phi. Trẻ con của chúng ta cũng không được chơi bóng từ khi còn nhỏ như ở Nam Mỹ. Tôi chưa biết trường mẫu giáo nào cho trẻ con chơi bóng đá cả. Nếu vào lớp một thì hết cơ hội rồi, bởi các cháu ngày phải lên lớp, tối và cuối tuần phải đi học thêm, để có thêm “học vấn thuộc lòng”.
Chỉ có cơ hội cho một tháng nghỉ hè thì không bao giờ có Văn Quyến cả. Mà Văn Quyến đá bóng giỏi là vì nhà nghèo ở nông thôn nên không được đi học thêm, nếu không…
* Nhưng dù sao mình vẫn mong có ngày Việt Nam giành huy chương bóng đá Olympic….
* Hồng Ngọc có ngạc nhiên về thất bại của bóng đá châu Âu ở Olympic London vừa qua không, khi chỉ có đội chủ nhà vượt qua vòng bảng?
- Chỉ một chút thôi… Năm kỳ Olympic gần đây, người châu Âu không thể chiến thắng rồi, chứ không phải chỉ ở lần này. Vả chăng, đại diện cho châu Âu kỳ này ngoài chủ nhà Anh và Tây Ban Nha chỉ là Belarus và Thụy Sĩ!
* Mình ngạc nhiên vì châu Âu là trung tâm của bóng đá thế giới, và họ vẫn luân phiên thống trị World Cup cùng với Nam Mỹ. Trên bình diện thế giới, danh hiệu Olympic chỉ thua kém World Cup mà thôi! Khác biệt ở đây là gì vậy?
- Có vài lý do tôi có thể hiểu được. Thứ nhất, Olympic diễn ra cùng năm và sau vòng chung kết EURO, nên các đại diện của châu Âu thường bị tổn thất về nhân lực và thể lực, do những cầu thủ xuất sắc nhất của họ (những cầu thủ U23 trong thành phần đội tuyển quốc gia, và ba cầu thủ trên 23 tuổi được tăng cường) đã phải tranh đấu ở EURO. Chúng ta thấy đấy, Tây Ban Nha vừa được tôn vinh là thống trị thế giới, nhưng khi tham dự Olympic, họ thậm chí không ghi nổi một bàn thắng và cam chịu vị trí cuối bảng.
Bóng đá Việt Nam không có được sự phát triển về kinh tế và tính tổ chức xã hội như người Hàn Quốc hay Nhật Bản… |
Thứ hai, châu Âu là trung tâm của ngành công nghiệp bóng đá thế giới chứ không hẳn là trung tâm của bóng đá theo mọi nghĩa như về tài năng. Những tài năng bóng đá lớn nhất phần nhiều là từ Nam Mỹ, nơi trẻ con thường chơi bóng sớm hơn, nhiều hơn, và ít lệ thuộc quy tắc hơn, những yếu tố nền tảng cho sự đam mê, kỹ năng điêu luyện, và tính sáng tạo.
Thứ ba, đào tạo ở châu Âu hướng tới phát triển toàn diện, cái giá phải trả là cầu thủ chín muộn hơn, ở tuổi 25-28. Người Pháp thậm chí cấm cầu thủ của mình xoạc bóng trước tuổi 17.
Zidane chỉ thật sự được biết đến ở tuổi 24. Ở độ tuổi dự Olympic, đa phần các cầu thủ châu Âu nhìn chung kém kỹ năng hơn so với các cầu thủ Nam Mỹ, thậm chí kém cả nhiều đội bóng châu Phi với sự phát triển thể chất sớm hơn. Cái đích mà bóng đá châu Âu hướng đến là trình độ cầu thủ ở tuổi chín muồi, chứ không phải ở độ tuổi dự Olympic.
* Bạn không nhắc đến các đội bóng châu Á sao? Ở Olympic vừa rồi có tới hai đại diện châu Á ở bán kết!
- Là hai đội bóng châu Á của hai quốc gia có trình độ phát triển như châu Âu thôi. Câu chuyện về họ không còn mới nữa, dù có thể ở giải đấu này họ đi xa hơn giải đấu khác chút ít. Đó là vấn đề của phong độ hoặc vận may.
* Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều bất bại trước vòng bán kết, trong những bại tướng của họ có Anh và Tây Ban Nha, đó đâu phải là vận may? Nhìn Nhật Bản ta lại nhớ cái thời mà họ tự nhận mình là đôi giày nhỏ so với bóng đá Việt Nam (miền Nam trước đây)!
- Chuyện “đôi giày nhỏ” với tôi chỉ mang ý nghĩa huyền thoại. Người Nhật có đặc tính rất khiêm tốn, đặc biệt là trong giao tiếp. Bóng đá Nhật đã giành huy chương đồng Olympic 1968 rồi. Bóng đá Việt Nam cả miền Nam lẫn miền Bắc là cái gì khi đó?
Thực tế là người Nhật vốn không mấy chú tâm vào phát triển bóng đá, có thể là quan chức bóng đá Nhật nọ ước ao bóng đá của họ được quan tâm như ở Việt Nam.
Chỉ từ đầu những năm 1990, người Nhật mới có chương trình phát triển bóng đá, mở đầu bằng việc thành lập các câu lạc bộ chuyên nghiệp và giải chuyên nghiệp, cùng với xây dựng cả hệ thống bóng đá. Và rồi từ World Cup 1998 đến nay, đội tuyển Nhật đều đặn có mặt ở vòng chung kết World Cup. Người Hàn Quốc thì yêu bóng đá hơn, nên đội tuyển của họ có vị thế sớm hơn.
… Và cũng không có những tố chất bẩm sinh để chơi bóng hay như người Mexico (ảnh) hay các nước Nam Mỹ và châu Phi |
Câu chuyện phát triển bóng đá không đơn giản là đá bóng đơn thuần. Nhật thuộc hàng các nước phát triển từ vài thập kỷ trước, và Hàn Quốc cũng làm được điều này từ hơn thập kỷ qua. Người Nhật đã chế tạo ra những sản phẩm tốt nhất thế giới, còn người Hàn Quốc cũng đã tạo dựng được những tập đoàn điện tử, ô tô, đóng tàu, công nghệ vào hàng lớn nhất thế giới gần đây.
Họ làm được thế nhờ thể chế, văn hóa, con người của họ nuôi dưỡng sự phát triển chứ không phải là kìm hãm. Một tài năng như Văn Quyến mà đặt trong môi trường bóng đá và xã hội Nhật thì có thể anh ta đang thi đấu ở Manchester United như Kagawa hay Park Ji Sung trước đây, chứ không phải chọn con đường bán độ rồi tàn lụi.
Cái đầu điều khiển đôi chân chứ không phải là ngược lại. Còn chúng ta đã tạo dựng được sản phẩm gì ra hồn chưa mà đòi có một đội bóng đá so sánh được với đội Nhật?
* Nhật Bản và Hàn Quốc đi theo con đường của châu Âu cả về tổ chức xã hội và bóng đá. Nhưng châu Phi và Nam Mỹ, Trung Mỹ cũng từng vô địch Olympic mà?
- Chúng ta không chọn được thể chất cho mình như giống với người châu Phi. Trẻ con của chúng ta cũng không được chơi bóng từ khi còn nhỏ như ở Nam Mỹ. Tôi chưa biết trường mẫu giáo nào cho trẻ con chơi bóng đá cả. Nếu vào lớp một thì hết cơ hội rồi, bởi các cháu ngày phải lên lớp, tối và cuối tuần phải đi học thêm, để có thêm “học vấn thuộc lòng”.
Văn Quyến là một trong những tài năng trẻ hiếm hoi của BĐVN |
Chỉ có cơ hội cho một tháng nghỉ hè thì không bao giờ có Văn Quyến cả. Mà Văn Quyến đá bóng giỏi là vì nhà nghèo ở nông thôn nên không được đi học thêm, nếu không…
* Nhưng dù sao mình vẫn mong có ngày Việt Nam giành huy chương bóng đá Olympic….
Theo TTVH
Bình luận