(VTC News) - Mưa rét tiếp tục kéo dài, giá rau xanh tại Hà Nội "đội" lên gấp 2 so với ngày thường mà vẫn không đủ rau để mua.
Không có rau để bán
Ngay tại làng trồng rau ở Hoài Đức, Hà Nội, trong những ngày rét buốt như thế này, người trồng rau vẫn phải ngày đêm đội mưa đội gió để che chắn, chăm sóc cho từng luống rau.
Anh Đào Đình Chiến, một người trồng rau tại xã Song Phương cho biết, kế hoạch của gia đình là ngoài 20 tháng Chạp là sẽ thu hoạch rau của nhà để đem lên các chợ đầu mối bán cho khách.
"Dự định là thế nhưng cuối tuần vừa rồi rét đậm rét hại là một loạt rau hỏng sạch, cứu vãn được một ít nhưng cũng không bõ bèn gì, mà đến giờ này cũng không lớn được nữa bởi trời vẫn rét. Nếu thời tiết cứ tiếp tục như thế này thì e là Tết này nhà tôi không có rau để mà bán".
Cặm cụi bó từng mớ rau lá đang lả đi vì lạnh, cô Xuân người cùng xã Song Phương cho biết, gia đình đang cố gom góp những luống rau còn lành lặn cuối cùng để đem bán vìgiá rau đang tăng cao.
"Mấy luống non là chết hết, còn mấy luống lớn lớn cũng đang ngắc ngoải lắm, không biết có sống được đến lúc cắt không. Có luống này còn thiếu độ dăm ba ngày nữa là đủ độ nhưng cũng đành ngậm ngùi cắt trước, chứ không càng để lại càng chết", cô Xuân nói.
Cô cũng cho biết thêm, nhiều người trong xã năm nay cũng mất Tết, trông cả vào mấy luống rau để có được ít tiền sắm sửa cho gia đình, con cái, nhưng vì không kịp trở tay nên rau chết sạch, có người còn vì quá buồn phiền mà sinh bệnh.
Nhiều gia đình lo rau chết đã là một chuyện, lo không có rau để bán còn là chuyện to hơn. "Lúc rau xanh tăng giá thì không có rau mà bán, còn lúc rau rẻ,thừa ra thì lại chẳng ai mua. Làm cái nghề như chúng tôi nào có khác gì đi đánh bạc, đặt cửa nào trúng thì lạy giời còn không trúng thì đành biết làm sao".
Cũng theo ghi nhận của phóng viên, tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam có hơn 500ha trồng rau màu xen canh, gối vụ đang "bất động" do thời tiết quá lạnh.
Các loại rau ăn lá đang rất khó sinh trưởng trong mưa phùn và giá rét, thậm chí còn bị gió táp, quăn lá, dập lá dù đã được che chắn bằng lưới, kính.
Theo đúng kế hoạch, những người nông dân ở tỉnh Hà Nam sẽ thu hoạch vào dịp cận Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, với nhiệt độ luôn ở mức từ 8 - 10oC trong những ngày qua, rau không thể sinh trưởng được, đồng nghĩa với việc người dân sẽ phải thu hoạch chậm hơn so với dự định.
Các loại cải chíp, cải ngồng, cải ngọt được gieo trồng từ cách đây hơn 1 tháng hiện mới chỉ cao hơn so với lúc đầu được vài cm, trong khi chỉ còn hơn 1 tuần nữa đã là Tết.
Người tiêu dùng không đủ rau để mua
Hiện nay, trên thị trường, nguồn cung rau xanh không dồi dào, đa dạng như cùng thời điểm các năm trước. Chưa kể rau xanh tăng giá cao hơn tới 40 - 50%, song nhiều khi các tiểu thương không có đủ rau để bán.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại một số chợ dân sinh như các chợ Phùng Khoang, chợ Lĩnh Nam, chợ Minh Khai... các tiểu thương bán rau cho biết, giá rau nhập vào đã tăng gấp rưỡi so với ngày thường.
Do vậy mà giá bán cũng tăng mạnh, như rau cải tăng từ 2.000 – 3.000 đồng/mớ, cải cúc tăng 3.000 đồng lên 8.000 đồng/mớ. Riêng súp lơ nhập vào rất đắt nên không bán theo cân mà tính 15.000 đồng/cây, tương tự bắp cải, su hào cũng tăng giá từ 6.000 - 7.000 đồng/cái.
Chị Linh Chi (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, mấy ngày gần đây chị phải mua rau với giá đắt, mà rau cũng không được tươi ngon như bình thường. Thậm chí, những ngày ra sớm từ lúc chợ mới mở hàng mà nhiều khi chị còn không mua được mớ rau nào vì người ta đã mua hết sạch.
"Chợ mấy ngày hôm nay đông lắm, cũng do gần Tết rồi nên người ta mua sắm nhiều. Thấy báo đài nói rằng rét vẫn còn kéo dài nên chắc ai cũng muốn tranh thủ mua về để tích trữ. Nên là bây giờ chỉ ra muộn một chút thôi là không còn rau để mua rồi".
Còn theo chị Dương, một người bán rau tại chợ Lĩnh Nam cho biết, mấy sạp bán rau cạnh chỗ chị cũng phải đóng cửa suốt. "Lý do rét buốt một phần thôi, chủ yếu là lúc lên chợ đầu mối không lấy được hàng, vì không có nhiều, mà người ta tranh nhau mua ghê lắm".
Chị cho biết, vì không nhập được nhiều rau để bán nên mấy ngày gần đây, chỉ đến 3 - 4 giờ chiều là đã hết hàng, trong khi bình thường có thể 6 - 7 giờ tối chị mới đóng cửa. Thu nhập của chị vì thế mà cũng kém hẳn, dù giá bán đã tăng lên đáng kể so với những ngày thường..
Hiện nay, cả người mua lẫn người bán đều lo ngại rằng, nếu vẫn duy trì thời tiết lạnh sâu kèm theo mưa buốt như hiện nay, nguồn cung rau chắc chắn sẽ còn khan hiếm cho tới cận Tết và thậm chí đến Tết, khiến cho người cầu thì phải mua rau xanh giá đắt, còn người cung cũng không có hàng để mà bán cho người cầu.
Huyền Trân
Không có rau để bán
Ngay tại làng trồng rau ở Hoài Đức, Hà Nội, trong những ngày rét buốt như thế này, người trồng rau vẫn phải ngày đêm đội mưa đội gió để che chắn, chăm sóc cho từng luống rau.
Anh Đào Đình Chiến, một người trồng rau tại xã Song Phương cho biết, kế hoạch của gia đình là ngoài 20 tháng Chạp là sẽ thu hoạch rau của nhà để đem lên các chợ đầu mối bán cho khách.
"Dự định là thế nhưng cuối tuần vừa rồi rét đậm rét hại là một loạt rau hỏng sạch, cứu vãn được một ít nhưng cũng không bõ bèn gì, mà đến giờ này cũng không lớn được nữa bởi trời vẫn rét. Nếu thời tiết cứ tiếp tục như thế này thì e là Tết này nhà tôi không có rau để mà bán".
Rau xanh phủ trong băng tuyết ngày 24/1 |
"Mấy luống non là chết hết, còn mấy luống lớn lớn cũng đang ngắc ngoải lắm, không biết có sống được đến lúc cắt không. Có luống này còn thiếu độ dăm ba ngày nữa là đủ độ nhưng cũng đành ngậm ngùi cắt trước, chứ không càng để lại càng chết", cô Xuân nói.
Cô cũng cho biết thêm, nhiều người trong xã năm nay cũng mất Tết, trông cả vào mấy luống rau để có được ít tiền sắm sửa cho gia đình, con cái, nhưng vì không kịp trở tay nên rau chết sạch, có người còn vì quá buồn phiền mà sinh bệnh.
Nhiều gia đình lo rau chết đã là một chuyện, lo không có rau để bán còn là chuyện to hơn. "Lúc rau xanh tăng giá thì không có rau mà bán, còn lúc rau rẻ,thừa ra thì lại chẳng ai mua. Làm cái nghề như chúng tôi nào có khác gì đi đánh bạc, đặt cửa nào trúng thì lạy giời còn không trúng thì đành biết làm sao".
Các loại rau ăn lá đang rất khó sinh trưởng trong mưa phùn và giá rét, thậm chí còn bị gió táp, quăn lá, dập lá dù đã được che chắn bằng lưới, kính.
Theo đúng kế hoạch, những người nông dân ở tỉnh Hà Nam sẽ thu hoạch vào dịp cận Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, với nhiệt độ luôn ở mức từ 8 - 10oC trong những ngày qua, rau không thể sinh trưởng được, đồng nghĩa với việc người dân sẽ phải thu hoạch chậm hơn so với dự định.
Các loại cải chíp, cải ngồng, cải ngọt được gieo trồng từ cách đây hơn 1 tháng hiện mới chỉ cao hơn so với lúc đầu được vài cm, trong khi chỉ còn hơn 1 tuần nữa đã là Tết.
Người tiêu dùng không đủ rau để mua
Hiện nay, trên thị trường, nguồn cung rau xanh không dồi dào, đa dạng như cùng thời điểm các năm trước. Chưa kể rau xanh tăng giá cao hơn tới 40 - 50%, song nhiều khi các tiểu thương không có đủ rau để bán.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại một số chợ dân sinh như các chợ Phùng Khoang, chợ Lĩnh Nam, chợ Minh Khai... các tiểu thương bán rau cho biết, giá rau nhập vào đã tăng gấp rưỡi so với ngày thường.
Do vậy mà giá bán cũng tăng mạnh, như rau cải tăng từ 2.000 – 3.000 đồng/mớ, cải cúc tăng 3.000 đồng lên 8.000 đồng/mớ. Riêng súp lơ nhập vào rất đắt nên không bán theo cân mà tính 15.000 đồng/cây, tương tự bắp cải, su hào cũng tăng giá từ 6.000 - 7.000 đồng/cái.
Rau xanh trở nên khan hiếm và đắt đỏ, cung không đủ cầu |
"Chợ mấy ngày hôm nay đông lắm, cũng do gần Tết rồi nên người ta mua sắm nhiều. Thấy báo đài nói rằng rét vẫn còn kéo dài nên chắc ai cũng muốn tranh thủ mua về để tích trữ. Nên là bây giờ chỉ ra muộn một chút thôi là không còn rau để mua rồi".
Còn theo chị Dương, một người bán rau tại chợ Lĩnh Nam cho biết, mấy sạp bán rau cạnh chỗ chị cũng phải đóng cửa suốt. "Lý do rét buốt một phần thôi, chủ yếu là lúc lên chợ đầu mối không lấy được hàng, vì không có nhiều, mà người ta tranh nhau mua ghê lắm".
Video: Hà Nội lần đầu tiên trong lịch sử có tuyết
Nguồn: VTC14
Chị cho biết, vì không nhập được nhiều rau để bán nên mấy ngày gần đây, chỉ đến 3 - 4 giờ chiều là đã hết hàng, trong khi bình thường có thể 6 - 7 giờ tối chị mới đóng cửa. Thu nhập của chị vì thế mà cũng kém hẳn, dù giá bán đã tăng lên đáng kể so với những ngày thường..
Hiện nay, cả người mua lẫn người bán đều lo ngại rằng, nếu vẫn duy trì thời tiết lạnh sâu kèm theo mưa buốt như hiện nay, nguồn cung rau chắc chắn sẽ còn khan hiếm cho tới cận Tết và thậm chí đến Tết, khiến cho người cầu thì phải mua rau xanh giá đắt, còn người cung cũng không có hàng để mà bán cho người cầu.
Huyền Trân
Bình luận