Từ 1/1, các hoạt động tìm kiếm kho vàng 4.000 tấn trên núi Tàu sẽ được chấm dứt, hoàn thổ trả lại các địa điểm từng khoan, đào như cũ.
Tổ giám sát việc tìm kiếm tài sản nghi bị chôn giấu trên núi Tàu, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) vừa có báo cáo UBND tỉnh về việc hết hạn thời gian tìm kiếm sau một năm được cấp phép. Trong đó, tổ yêu cầu các hoạt động tìm kiếm phải chấm dứt, hoàn thổ lại địa hình tự nhiên của núi Tàu.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết, việc tìm kiếm tài sản nghi chôn giấu ở núi Tàu được UBND tỉnh cấp phép từ tháng 10/2011. Bốn năm qua, ông Trần Văn Tiệp (101 tuổi, ngụ TP HCM) cùng cộng sự đã nhiều lần được UBND tỉnh Bình Thuận gia hạn.
Nhiều vết tích loang lổ sau khi bị cày xới vì kho báu 4.000 tấn vàng trên núi Tàu hiện nay. Ảnh: Hoàng Trường |
Trong đợt gia hạn thứ 5 (từ 1/1 đến 31/12 năm 2014), đơn vị tìm kiếm đã cho 7 đợt nổ mìn với 372 mũi khoan với tổng lưu lượng thuốc nổ là 1.890 kg nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu có kho báu trong lòng núi. Các thiết bị thăm dò như khoan, đào đều được ông Tiệp triển khai với những phương pháp hiện đại.
"Riêng các mũi khoan và hố nổ mìn ở cụm số 6 chưa đạt đến độ sâu của 'khoang rỗng' và 'khe nứt' như ý muốn của bên phương án thăm dò, nhưng theo đoàn giám sát đã hết thời hạn mà UBND tỉnh cấp phép nên phải chấm dứt", ông Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Thuận nói.
Khe nứt được đơn vị tìm kiếm cho là cửa hang vào kho báu. Ảnh: Hoàng Trường |
Ông Hạnh thông tin thêm ngày 15/11, đơn vị tìm kiếm đã phát hiện một khe nứt nghi là cửa hang vào kho báu nằm ở độ sâu 10 mét so với mặt đất tự nhiên, có chiều rộng 6 mét, tuy nhiên qua khảo sát cho thấy đây chỉ là khe nứt tự nhiên đã được hình thành từ hàng triệu năm.
Được cho là có tấm bản đồ kho báu 4.000 tấn vàng của quân đội Nhật chôn giấu sau thế chiến thứ 2 tại núi Tàu, ông Trần Văn Tiệp cùng cộng sự đã bỏ nhiều công sức, tiền bạc vào việc tìm kiếm này từ năm 1993 cho đến nay.
Chấn động vụ khai thác cát lậu có dấu hiệu bảo kê ở HN
Theo VNE
Bình luận